Soạn siêu ngắn Lịch sử và địa lí 4 chân trời bài 2: Thiên nhiên và con người địa phương

Baivan.net sẽ đưa ra bài soạn hay, ngắn gọn chuẩn xác môn Lịch sử và địa lí 4 bộ sách chân trời sáng tạo bài 2: Thiên nhiên và con người địa phương. Học sinh kéo xuống để tham khảo. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt hiệu quả cao.

BÀI 2: THIÊN NHIÊN VÀ CON NGƯỜI ĐỊA PHƯƠNG

KHÁM PHÁ

1. Vị trí địa lí và đặc điểm tự nhiên của địa phương em

Câu hỏi: Quan sát hình 1 (trang 6), bản đồ hoặc lược đồ địa phương, đọc Tài liệu giáo dục địa phương, em hãy tìm hiểu về vị trí địa lí và đặc điểm tự nhiên ở địa phương theo gợi ý sau:

Trả lời: 

Thành phố Hà Nội

Vị trí địa lí và đặc điểm tự nhiên ở địa phương

Vị trí địa lý

Hà Nội Nằm chếch về phía tây bắc của trung tâm vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hà Nam, Hòa Bình phía Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên phía Đông, Hòa Bình cùng Phú Thọ phía Tây.

Địa hình

Địa hình Hà Nội thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông với độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước biển. 3/4 diện tích tự nhiên của Hà Nội là đồng bằng. Khu vực nội thành có một số gò đồi thấp, như gò Đống Đa, núi Nùng.

Khí hậu

Khí hậu Hà Nội tiêu biểu cho vùng Bắc Bộ với đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa. 

Sông, hồ

hiện có 9 con sông chảy qua thủ đô, gồm Hồng, Đuống, Đà, Nhuệ, Cầu, Đáy, Cà Lồ, Tích và Tô Lịch. Trừ sông Tô Lịch nằm trong nội đô, 8 con sông còn lại đều chảy qua nhiều tỉnh, thành khác.

2. Hoạt động kinh tế của địa phương em

Câu hỏi: Hoạt động kinh tế ở mỗi địa phương rất đa dạng. Quan sát bản đồ hoặc lược đồ địa phương em, đọc tài liệu giáo dục địa phương, em hãy tìm hiểu về hoạt động kinh tế ở địa phương theo gợi ý sau:

Trả lời: 

Tỉnh Nghệ An

Hoạt động kinh tế ở địa phương 

Nông nghiệp

Nghệ An có các nông sản như: Ngô, khoai, mía, cam, sắn, chè, lúa... 

Hoạt động trồng trọt chăn nuôi tập trung chủ yếu ở các huyện Kỳ Sơn, Con Cuông, Quế Phong, Tân Kỳ. 

Hoạt động thủy sản tập trung ở các huyện Diễn Châu, Quỳnh Lưu.

Công Nghiệp

Địa phương có các ngành công nghiệp như công nghiệp cơ khí chế tạo, hoá chất, ván ép, bia, vật liệu xây dựng, dệt may. 

Một số trung tâm công nghiệp có thể kể đến như Khu Công Nghiệp Bắc Vinh, Khu công nghiệp Nam Cấm, Khu Công nghiệp Hoàng Mai I,..

Dịch vụ

Địa phương có các ngành dịch vụ như thương mại, du lịch, khách sạn-nhà hàng, vận tải, bưu chính viễn thông tập trung chủ yếu ở thành phố Vinh

3. Bảo vệ môi trường địa phương em

Câu hỏi: Căn cứ vào Tài liệu giáo dục địa phương và tình hình thực tế nơi em sinh sống, em hãy:

- Cho biết môi trường của địa phương em hiện nay như thế nào

- Nêu những giải pháp của em để có thể bảo vệ môi trường tốt hơn

Trả lời: 

  • Hiện nay, môi trường ở Hà Nội đã và đang bị ô nhiễm nặng nề. Ngày ngày lượng khí thải từ xe cộ rất nhiều, không khí có nhiều bụi mịn, hiện tượng vứt rác xuống ao, hồ, sông vẫn còn. Tuy nhiên tình trạng ấy đang được cải thiện dần nhờ ý thức người dân. 

  • Để có thể bảo vệ môi trường tốt hơn, chúng ta cần:

  •  có ý thức vứt rác đúng nơi quy định

  • tuyên truyền đến mọi người về việc bảo vệ môi trường

  • dọn dẹp , nhặt rác khu vực nơi em sống thường xuyên

  • trồng cây xanh

LUYỆN TẬP

Câu 1: Hãy vẽ sơ đồ tư duy tóm tắt lại thông tin về tỉnh, thành phố nơi em đang sinh sống với các nội dung theo gợi ý dưới đây:

Trả lời: 

Tỉnh Phú Thọ

Vị trí địa lý: Phú Thọ là tỉnh thuộc vùng đông bắc Việt Nam. Phía Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang và Yên Bái, phía đông giáp tỉnh Vĩnh Phúc, phía đông giáp huyện Ba Vì - thành phố Hà Nội, phía tây giáp tỉnh Sơn La, phía nam giáp tỉnh Hòa Bình. Phú Thọ là tỉnh nằm trong quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội.

Đặc điểm tự nhiên:

  • Khí hậu: Phú Thọ nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 23°C, lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.700 mm, độ ẩm trung bình năm khoảng 86%.

  • Địa hình: Đặc điểm nổi bật của địa hình Phú Thọ là chia cắt khá mạnh, độ cao giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Phú Thọ có 2 tiểu vùng: Tiểu vùng núi cao phía Tây và phía Nam của tỉnh và Tiểu vùng đồi gò thấp, xen kẽ đồng ruộng, dải đồng bằng ven các triền sông Hồng. sông Lô và Sông Đà.

  • Sông, hồ: Phú Thọ là tỉnh có hệ thống sông ngòi rất phong phú, là nơi gặp gỡ của 3 sông lớn: Sông Đà, sông Lô và sông Thao. Các sông lớn này có rất nhiều các phụ lưu, trong đó có những phụ lưu lại là các con sông khá lớn, có rất nhiều các phụ lưu khác,…

Hoạt động kinh tế: 

  • Nông nghiệp: Phú Thọ có các nông sản như: Ngô, khoai, mía, cam, sắn, chè. Lúa nước là cây lương thực chính của bà con từ bao đời nay.

  • Công Nghiệp: Địa phương có các ngành công nghiệp như công nghiệp cơ khí chế tạo, hoá chất, ván ép, bia, vật liệu xây dựng, dệt may. Một số trung tâm công nghiệp có thể kể đến như Khu Công Nghiệp Phú Hà, Khu công nghiệp Cẩm Khê, Khu công nghiệp Trung Hà,...

  • Dịch vụ: Địa phương có các ngành dịch vụ như thương mại, du lịch, khách sạn-nhà hàng, vận tải, bưu chính viễn thông tập trung chủ yếu ở thành phố

Câu 2: Em hãy tìm hiểu về một hoạt động kinh tế đặc trưng của địa phương em theo gợi ý dưới đây:

- Tên của ngành kinh tế.

- Tình hình sản xuất và phân bố hiện nay của ngành.

- Ngành kinh tế hiện nay có ảnh hưởng đến môi trường như thế nào?

Trả lời: 

- Tên ngành kinh tế: công nghiệp.

- Tình hình sản xuất hiện nay:

+ Các ngành công nghiệp chính ở Hà Nội là: cơ - kim khí; điện tử; dệt may; chế biến thực phẩm, công nghiệp vật liệu,…

+ Ở Hà Nội có nhiều khu công nghiệp lớn, như: 

  • khu công nghiệp Nội Bài; 

  • khu công nghệ cao Hòa lạc;

  • khu công nghiệp Thạch Thất; 

  • khu công nghiệp Bắc Thường Tín; 

  • khu công nghiệp Thăng Long; 

  • khu công nghiệp Quang Minh; 

  • khu công nghiệp Sài Đồng A; 

  • khu công nghiệp Sài Đồng B; 

  • khu công nghiệp Phú Nghĩa; 

  • khu công nghiệp Đông Anh.

+ Hoạt động công nghiệp phân bố ở hầu khắp các quận, huyện thuộc thành phố Hà Nội

- Ảnh hưởng đến môi trường:

+ Gia tăng tình trạng ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí,...

+ Hệ sinh thái bị phá vỡ để phục vụ cho phát triển kinh tế, như: san lấp ao hồ, giảm diện tích cây xanh, công viên,... để phục vụ phát triển hạ tầng.

VẬN DỤNG

Câu hỏi: Em hãy sưu tầm một số hình ảnh thể hiện những đặc trưng cơ bản về tự nhiên, kinh tế ở địa phương và giới thiệu với cả lớp.

Trả lời: 

Nghề dệt vải thủ công truyền thống của người Vạn Phúc, Hà Đông 

Tìm kiếm google: Soạn siêu nhanh siêu ngắn sách giáo khoa Lịch sử và địa lí 4 chân trời , giải sách Lịch sử và địa lí 4 CTST siêu nhanh siêu ngắn

Xem thêm các môn học

Giải lịch sử và địa lí 4 chân trời sáng tạo

MỞ ĐẦU

Giải lịch sử và địa lí 4 CTST Bài 1 Làm quen với phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí

CHỦ ĐỀ 1: ĐỊA PHƯƠNG EM (TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG)

Giải lịch sử và địa lí 4 CTST Bài 2 Thiên nhiên và con người địa phương
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST Bài 3 Lịch sử và văn hóa truyền thống địa phương

CHỦ ĐỀ 2: TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ

Giải lịch sử và địa lí 4 CTST Bài 4 Thiên nhiên vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST Bài 5 Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST Bài 6 Một số nét văn hóa ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST Bài 7 Đền Hùng và lễ Giổ Tổ Hùng Vương

CHỦ ĐỀ 3: ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

Giải lịch sử và địa lí 4 CTST Bài 8 Thiên nhiên vùng Đồng bằng Bắc Bộ
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST Bài 9 Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST Bài 10 Một số nét văn hóa ở làng quê vùng Đồng bằng Bắc Bộ
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST Bài 11 Sông Hồng và văn minh sông Hồng
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST Bài 12 Thăng Long - Hà Nội
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST Bài 13 Văn Miếu - Quốc Tử Giám

CHỦ ĐỀ 4: DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG

Giải lịch sử và địa lí 4 CTST Bài 14 Thiên nhiên vùng Duyên hải miền Trung
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST Bài 15 Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Duyên hải miền Trung
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST Bài 16 Một số nét văn hóa ở vùng Duyên hải miền Trung
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST Bài 17 Cố Đô Huế
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST Bài 18 Phố cổ Hội An

CHỦ ĐỀ 5: TÂY NGUYÊN

Giải lịch sử và địa lí 4 CTST Bài 19 Thiên nhiên vùng Tây Nguyên
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST Bài 20 Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Tây Nguyên
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST Bài 21 Một số nét văn hóa và lịch sử của đồng bào Tây Nguyên
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST Bài 22 Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên

CHỦ ĐỀ 6: NAM BỘ

Giải lịch sử và địa lí 4 CTST Bài 23 Thiên nhiên vùng Nam Bộ
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST Bài 24 Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Nam Bộ
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST Bài 25 Một số nét văn hóa và truyền thống cách mạng ở vùng Nam Bộ
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST Bài 26 Thành phố Hồ Chí Minh
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST Bài 27 Địa đạo Củ Chi


Copyright @2024 - Designed by baivan.net