Ôn tập kiến thức ngữ văn 8 cánh diều bài 6: Người thầy đầu tiên

Ôn tập kiến thức ngữ văn 8 cánh diều bài 6: Người thầy đầu tiên. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả

  • Trin-ghi-dơ Ai-ma-tốp (1928 – 2008) là nhà văn Cư-rơ-gư-xtan, một nước cộng hoà ờ vùng Trung Á, thuộc Liên Xô trước đây. 

  • Đề tài chủ yếu là cuộc sống khắc nghiệt nhưng cũng đầy chất lãng mạn của người dân vùng đồi núi Cư-rơ-gư-xtan, tình yêu, tình bạn, tinh thần dũng cảm vượt qua những thử thách hi sinh thời chiến tranh, thái độ tích cực đấu tranh của tầng lớp thanh niên, trước hết là nữ thanh niên để thoát khỏi sự ràng buộc của những tập tục lạc hậu.

  • Nhiều tác phẩm của ông từ lâu đã rất quen thuộc với bạn đọc Việt Nam như: Cây phong non trùm khăn đỏ, Người thầy đầu tiên, Con tàu trắng...

2. Tác phẩm

  • Người thầy đầu tiên là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của đại văn hào Ai-ma-tốp sáng tác năm 1962. 

  • Đoạn trích trong sách giáo khoa kể về một sự kiện đau buồn của Ai-tư-nai khi cô còn đang học ở trường làng. Gắn với sự kiện ấy là hình ảnh thầy Đuy-sen, người thầy đầu tiên của cô

II. PHÂN TÍCH TÁC PHẨM

Câu 1:

  • Đoạn trích Người thầy đầu tiên kể về kí ức đau buồn của An-tư-nai khi còn ở ngôi làng Ku-ku-rêu hẻo lánh: bị người thân bán làm vợ lẽ cho một kẻ giàu có

  • Truyện được kể ở ngôi thứ nhẩ, người kể chuyện chính là nhân vật An-tư-nai

  • Ngôi kể thứ nhất khiến câu chuyện được kể lại chân thực, sinh động và giàu cảm xúc khi biểu cảm trực tiếp, thể hiện cảm xúc chân thực trước những sự việc mà nhân vật tham gia, …

Câu 2:

    • Phần (1): Thầy Đuy-sen hứa sẽ bảo vệ An-tư-nai trước âm mưu của người thím, động viên cô lạc quan, tin tưởng vào tương lai tươi sáng khi cùng cô trồng hai cây phong

    • Phần (2): Biến cố đau buồn vẫn xả ra với An-tư-nai và thầy Đuy-sen đã trải qua nhiều khó khăn, vất vả để giải thoát cho cô

    • Phần (3): Những suy nghĩ của An-tư-nai về còn đường mòn mà thầy Đuy-sen đã đưa cô đi hôm đấy

  • Nội dung phần (3) là những suy nghĩ của nhân vật An-tư-nai ở hiện tại nên có sự khác biệt về thời gian kể chuyện so với hai phần trước – vốn là hồi ức của nhân vật

Câu 3: 

Thông qua cuộc đời của An-tư-nai, có thể rút ra một số nhận xét sau về số phận của những người phụ nữ trong câu chuyện:

  • Chịu nhiều thiệt thòi

  • Bị đói nghèo, lạc hậu đoạ đày, mất hết quyền làm người

Câu 4: 

  • Một số câu văn thể hiện suy nghĩ, tình cảm và mong ước của thầy Đuy-sen khi trồng hai cây phong nhỏ: "Rồi em sẽ thấy hai cây phong của chúng … hãy còn ở phía trước"

  • Nhân vật thầy Đuy-sen trong doạn trích là một người thầy:

    • Yêu thương, quan tâm học trò (không chỉ là người truyền thụ kiến thức mà còn dạy học trò cách làm người, giúp An-tư-nai tạo lập nhân cách của mình)

    • Có trách nhiệm với học trò: ra sức bảo vệ An-tư-nai, dám hi sinh cả tính mạng để mong đem lại cuộc sống mới đầy hi vọng cho học trò của mình

    • Có niềm tin vào tương lai tưới sáng của học trò: tin tưởng mạnh mẽ vào năng lực của An-tư-nai, gieo vào lòng cô bé niềm tin, nghị lực trong cuộc sống

III. TỔNG KẾT

1. Nội dung

  • Tác phẩm cho người đọc cảm nhận được niềm tin vào cuộc sống, đó là câu chuyện không chỉ của người thầy mà còn của người cha có tấm lòng cao cả.

  • Người thầy đầu tiên đã thành công khắc học nên một câu chuyện tuyệt đẹp về tình thầy cũng như phản ánh được chế độ phong kiến lạc hậu với những quan niệm sai trái, không kém phần nặng nề.

2. Nghệ thuật

  • Lựa chọn ngôi kể, người kể tạo nên hai mạch kể lồng ghép độc đáo.

  • Sự kết hợp giữa miêu tả, biểu cảm với ngòi bút đậm chất hội họa, truyền sự rung cảm đến người đọc.

  • Nghệ thuật nhân hóa với những liên tưởng tác bạo đầy chất thơ tại nên sức hấp đẫn cho văn bản.

3. Đặc trưng thể loại

a. Tình huống truyện

  • Cách dẫn chuyện hấp dẫn tự nhiên

  • Cốt truyện được xây dựng gần gũi, dễ dàng truyền tải nội dung đến các độc giả về hình ảnh người thầy thông qua các chi tiết miêu tả, cuộc đối thoại của các nhân vật trong văn bản.

b. Xây dựng nhân vật

  • Xây dựng nhân vật rất chân thực, mộc mạc và chi tiết

c. Ngôn ngữ

  • Gần gũi, giản dị nhưng được chọn lọc kĩ, tạo nên sức gợi
Tìm kiếm google: Ôn tập ngữ văn 8 cánh diều bài 6: Người thầy đầu tiên, ôn tập ngữ văn 8 cánh diều, lí thuyết trọng tâm ngữ văn 8 cánh diều

Xem thêm các môn học

Giải ngữ văn 8 Cánh diều mới

NGỮ VĂN 8 CÁNH DIỀU TẬP 1

BÀI 1: TRUYỆN NGẮN


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com