[toc:ul]
1. Khái niệm
Từ ngữ địa phương là những từ chỉ được sử dụng ở một hoặc một số địa phương nhất định. Ví dụ: thầy, u, tía, má, thơm, heo, tru, bông,…
2. Lưu ý khi sử dụng từ ngữ địa phương
Từ ngữ địa phương thường sẽ có được sử dụng trong một khu vực nhất định. Nếu bạn chưa am hiểu nhiều thì cần tìm hiểu để giao tiếp đúng hoàn cảnh, đúng người, đúng việc tránh bị hiểu lầm.
Không lạm dụng từ ngữ địa phương gây khó hiểu, khó chịu cho đối phương, đặc biệt trong công việc
Khi viết thì bạn nên cần nhắc sử dụng từ ngữ phổ thông vẫn hơn vì có những công việc cần thiết phải vậy thì đa số mọi người mới dễ hiểu.
Bài tập 1.
a. Vô là từ địa phương có nghĩa là vào. Dùng từ vô theo cách của người xứ Huế gợi sự thân mật và gần gũi.
b. Ni là từ ngữ địa phương được dùng trong câu ở bài Thăm lúa (Trần Hữu Thung), Bờ ni nghĩa là bờ này (theo cách nói của người xứ Nghệ và một số địa phương khác ở miền Trung). Đưa lời nói thường ngày, mộc mạc vào thơ, tác giả tạo ra hình ảnh thơ chân thực, sinh động.
c. Chừ có nghĩa là bây giờ là từ địa phương vùng Thừa Thiên Huế. Trong bài thơ có nhan đề Huế tháng Tám, chừ là một từ địa phương được Tố Hữu sử dụng rất đắt làm nổi bật cảm xúc tự hào, vui sướng của con người vùng đất cố đô trong ngày cách mạng thành công
d. Trong câu văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường, chi là từ địa phương có nghĩa là gì. Từ này có âm điệu nhẹ nhàng mang sắc thái lời ăn tiếng nói của người xứ Huế.
e. Má (mẹ) và tánh (tính) là hai từ địa phương được Nguyễn Ngọc Tư sử dụng trong VB trở gió. Viết về cuộc sống sinh hoạt của người dân Nam Bộ, trong trường hợp cụ thể này chỉ có dùng từ địa phương tác giả mới phản ánh đời sống một cách chân thực thể hiện được bản sắc của một vùng đất.
Bài tập 2.
a. Giồng ( trồng) là từ địa phương Bắc Bộ. Từ này dùng trong Biên bản họp lớp – một loại văn bản hành chính – là không phù hợp.
b. Cũng từ giồng, nhưng khi xuất hiện ở lời nói của nhân vật trong truyện lại rất tự nhiên tạo cho người đọc cảm giác như được nghe giọng nói thực của người dân Bắc Bộ.
Từ nhớn biến âm của từ lớn phản ánh đặc điểm ngôn ngữ sinh hoạt của người Bắc Bộ.
b. Tương tự, từ tía (cha), từ ăn ong (lấy mật ong) được dùng trong lời của người kể chuyện – vốn là dân Nam bộ - rất hợp lí.
c. Tui (tôi) là từ địa phương. Việc dùng từ này trong bản tường trình ( một loại VB hành chính) là không phù hợp.
Bài tập 3.
Khi nói hoặc viết, rất cần cân nhắc việc dùng từ ngữ địa phương. Có những trường hợp giao tiếp dùng từ ngữ địa phương được xem là không phù hợp.
Trong 5 trường hợp của bài tập 3 nêu ra, trường hợp a, c, e cần tránh dùng từ ngữ địa phương. Các trường hợp còn lại tùy vào hoàn cảnh cụ thể có thể dùng từ ngữ địa phương.