Ôn tập kiến thức ngữ văn 8 cánh diều bài 10: Lá cờ thêu sáu chữ vàng - tác phẩm không bao giờ cũ dành cho thiếu nhi

Ôn tập kiến thức ngữ văn 8 cánh diều bài 10 Lá cờ thêu sáu chữ vàng - tác phẩm không bao giờ cũ dành cho thiếu nhi. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả, tác phẩm

a. Tác giả

- Nguyễn Huy Tưởng (1912 – 1960) là một nhà văn, nhà viết kịch Việt Nam nổi tiếng. Ông là tác giả của những tiểu thuyết lịch sử, vở kịch lớn như: Vũ Như Tô, Đêm hội Long Trì, Bắc Sơn, Sống mãi với thủ đô, ...

- Ông được coi là cây bút hàng đầu về đề tài lịch sử với đa dạng các thể loại và thành công nhất là kịch và tiểu thuyết. Và nổi bật nhất trong hai thể loại đó lần lượt là vở kịch Vũ Như Tô và tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng.

b. Tác phẩm

- Theo sachhaynendoc.net, 23-05-2019

- Văn bản gồm 3 phần:

+ Phần 1: Thông tin cơ bản về tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng: Khái quát nội dung chính của truyện, tác giả, thể loại.

+ Phần 2: Giới thiệu nội dung tác phầm

+ Phần 3: Giới thiệu giá trị nội dung, tư tưởng, giá trị nghệ thuật của tác phẩm. 

II. TÌM HIỂU CHI TIẾT

1. Thông tin cơ bản về tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng

- Phần 1 giới thiệu về nội dung chính, tác giả, thể loại của cuốn sách Lá cờ thêu sáu chữ vàng.

- Mục đích: Trình bày cho người đọc hiểu biết một số thông thông tin cơ bản, nội dung nổi bật và ý nghĩa của văn bản Lá cờ thêu sau chữ vàng dùng để giáo dục nhân cách, nâng cao hiểu biết của trẻ em về lịch sử nước nhà, góp phần bồi đắp lòng yêu nước cho các em

- Nội dung khái quát: Lá cờ thêu sáu chữ vàng viết về người anh hùng Trần Quốc Toản

- Thể loại: Tiểu thuyết lịch sử

2. Giới thiệu nội dung tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng

- Phần 2 tập trung vào việc giới thiệu chi tiết nội dung tác phẩm:

+ Mở đầu bằng giấc mơ bắt sống được Sài Thung – một tên sứ nhà Nguyên hống hách – của Hoài Văn Hầu.

+ Trần Quốc Toản xin nhà vua đánh giặc, nhưng Hưng Đạo Vương vẫn xem chàng như một đứa trẻ nên đã ban cho chàng một quả cam quý.

+ Hoài Văn quyết tâm tâm tự mình rèn luyện, chiêu binh đánh giặc để thể hiện lòng yêu nước, cũng để chứng minh mình không phải là một đứa trẻ hữu dũng vô mưu.

+ Sau khi đã có đội quân riêng Quốc Toản kết nghĩa anh em với Nguyễn Lộc đã có trận đánh đầu tiên với quân Nguyên

+ Cuối cùng thời cơ đã đến, Quốc Toản được Chiêu Vương cử làm tướng tiên phong, dụ quân địch vào bẫy.

+ Ở trận giao chiến với Toa Đô viên tướng già đã đỡ cho Quốc Toản một gươm. Chàng nhờ người chăm sóc cho viên tướng già sau đó cùng đội quân sáu trăm trai tráng hào kiệt đi đuổi bắt Toa Đô.

- Hình ảnh bìa sách trong bài viết thể hiện chi tiết giới thiệu nội dung tác phẩm, cụ thể hơn là ở phần giới thiệu nội dung Trần Quốc Toản được đánh giặc ngoại xâm. Người giới thiệu chọn hình ảnh này vì bìa sách đã khái quát được nội dung nổi bật của tác phẩm, thể hiện được tư thế hiên ngang của Trần Quốc Toản trước quân địch.

=> Việc đưa hình ảnh vào đoạn này giúp người đọc phần nào tưởng tượng, hình dung được câu truyện.

- Các thông tin trong ngoặc kép như “Phá cường địch báo hoàng ân”, “quang minh chính đại như ban ngày”, “lời thể quyết liệt”, … được trích dẫn trực tiếp từ tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng.

3. Giới thiệu giá trị nội dung, tư tưởng, giá trị nghệ thuật của tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng

- Giá trị nội dung: Bằng sức tưởng tượng sáng phong phú và sự sáng tạo dồi dào, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đã xâu dựng được một cốt truyện chặt chẽ, hấp dẫn với các sự kiện, chi tiết đặc sắc ấn tượng.

- Giá trị nghệ thuật:

+ Số lượng nhân vật đông đảo

+ Khắc họa nhân vật chân thực, sinh động chân dung của Trần Quốc Toản.

- Nội dung phần 1 và nội dung phần 2 là khách quan về tác phẩm, còn nội dung phần 3 là ý kiến chủ quan của người giới thiệu hoặc người đọc về tác phẩm.

III. TỔNG KẾT

1. Nội dung

Bằng sức tưởng tượng và sự sáng tạo dồi dào, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đã xâu dựng được một cốt truyện chặt chẽ, hấp dẫn với các sự kiện, chi tiết đặc sắc ấn tượng.

2. Nghệ thuật

-  Số lượng nhân vật đông đảo

- Khắc họa nhân vật chân thực, sinh động chân dung của Trần Quốc Toản.

- Nội dung phần 1 và nội dung phần 2 là khách quan về tác phẩm, còn nội dung phần 3 là ý kiến chủ quan của người giới thiệu hoặc người đọc về tác phẩm.

- Cách trình bày của văn bản (nhan đề, sa pô, các tiểu mục, sự kết hợp kênh chữ và kênh hình,…) giúp người đọc nắm bắt được thông tin một cách dễ dàng, làm cho văn bản thêm sinh động.

Tìm kiếm google: Giải ngữ văn 8 cánh diều bài 10 Lá cờ thêu sáu chữ vàng - tác phẩm không bao giờ cũ dành cho thiếu nhi, giải ngữ văn 8 sách cánh diều bài 10 Lá cờ thêu sáu chữ vàng - tác phẩm không bao giờ cũ dành cho thiếu nhi, giải ngữ văn 8 CD

Xem thêm các môn học

Giải ngữ văn 8 Cánh diều mới

NGỮ VĂN 8 CÁNH DIỀU TẬP 1

BÀI 1: TRUYỆN NGẮN


Copyright @2024 - Designed by baivan.net