Ôn tập kiến thức ngữ văn 8 KNTT bài 3: Nam quốc sơn hà

Ôn tập kiến thức ngữ văn 8 kết nối tri thức bài 3: Nam quốc sơn hà. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả

  • Tên: Lý Thường Kiệt

  • Năm sinh – năm mất: 1019 – 1105

  • Quê quán: Người làng An Xá  huyện Quảng Đức Phủ Thái Hòa nay là Hà Nội.

  • Năm 23 tuổi ông được bổ nhiệm làm Hoàng Môn Chi Hầu rồi thăng dần lên Thái Úy. 

  • Làm quan qua 3 triều Vua: Thái Tông, Thánh Tông và Nhân Tông. 

  • Có công lớn trong cuộc phá Tống bình Chiêm bảo vệ vững chắc độc lập nước nhà.

  • Năm 1077 ông đánh đuổi 25 vạn quân Tống trên sông Như Nguyệt.

2. Tác phẩm

- Hoàn cảnh sáng tác: Vào năm 1076, quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy xâm lược nước ta. Vua Lý Nhân Tông sai Lý Thường Kiệt đem quân chặn giặc ở phòng tuyến sông Như Nguyệt, bỗng một đêm, quân sĩ nghe từ trong đền thờ hai anh em Trương Hống và Trương Hát có tiếng ngâm bài thơ này.

=> Đây được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của lịch sử dân tộc.

3. Bố cục bài thơ

Chia làm 2 phần chính:

+ Phần 1: 2 câu đầu - Giới thiệu về độc lập chủ quyền và khẳng định tính tất yếu không thể thay đổi của chủ quyền đất nước.

+ Phần 2: 2 câu cuối - Cảnh cáo quân giặc sang xâm lược và khẳng định kết cục không tốt đẹp của quân giặc khi xâm lược lãnh thổ nước Nam.

4. Cảm hứng chủ đạo và chủ đề tác phẩm

  • Cảm hứng chủ đạo của tác phẩm: là tình cảm yêu nước mãnh liệt lòng tự tôn dân tộc sâu sắc và ý thức chủ quyền của dân tộc.

  • Chủ đề tác phẩm: thể hiện chủ quyền về lãnh thổ của đất nước và ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ xâm lược.

II. TÌM HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN

1. Giới thiệu về độc lập chủ quyền và khẳng định tính tất yếu không thể thay đổi của chủ quyền đất nước

*Câu thơ đầu:

 “Nam quốc sơn hà Nam đế cư”

- Câu thơ đầu giới thiệu vấn đề chủ quyền và khẳng định tính tất yếu không thể thay đổi của chủ quyền đất nước. 

- “Nam quốc” và “Nam đế” => Sự khẳng định chắc nịch “Nam quốc”, “Nam đế” cho thấy chủ quyền độc lập của nước Nam là bình đẳng với Trung Hoa. 

- Câu thơ ngắt nhịp 4/3 tách hai vế “sông núi nước Nam” và “Vua Nam ở” có sự quan hệ mật thiết với nhau => Ý thức về không gian lãnh thổ đất nước quan trọng nhưng việc xác định quyền làm chủ đối với lãnh thổ ấy còn quan trọng hơn.

*Câu thơ thứ hai:

“Tiệt nhiên định phận tại thiên thư”

- Từ “tiệt nhiên” có nghĩa là rành rành, rõ ràng có đạo lí chính đáng mà không ai có thể thay đổi hay chối cãi được. 

- “Định phận” là xác định các phần, trong trường hợp này được hiểu chính là chủ quyền lãnh thổ đất nước thiêng liêng.

- Điều này đã được khẳng định ở “thiên thư” (sách trời). Nó giống như một định luật, một điều hiển nhiên về chủ quyền đất nước mà không ai có thể chối cãi được.

=> Nếu câu đầu là sự khẳng định thì câu thơ thứ hai là sự chứng minh. Tuy có phần duy tâm song nó hoàn toàn phù hợp với bối cảnh lịch sử đương thời.

2. Cảnh cáo quân giặc sang xâm lược và khẳng định kết cục không tốt đẹp của quân giặc khi xâm lược lãnh thổ nước Nam.

*Câu thơ thứ ba

“Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm?

  • “Như hà” có nghĩa là làm sao

  • “nghịch” là trái ngược

  • “lỗ” là bọn mọi rợ có thể hiểu là bọn giặc ngoại xâm. 

=> Tác giả sử dụng câu hỏi tu từ  vừa thể hiện thái độ ngạc nhiên lại khinh bỉ. Ngạc nhiên bởi chúng dám chống lại ý trời, can thiệp vào sự xoay vần của tạo hóa. Khinh bỉ là bởi một nước vốn cho mình ở vị thế cao hơn nhưng lại ỉ mạnh ăn hiếp nước yếu. 

=> Chính vì lẽ đó nên việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ đất nước chính là hợp lòng dân ý trời. Ta bảo vệ đất nước giang sơn mà tổ tiên bao đời gây dựng bảo vệ cuộc sống của những người dân nghèo, ta bảo vệ chính nghĩa.

*Câu thơ cuối

“Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”

  • “Nhữ đẳng” là đại từ nhân xưng là lũ bây, 

  • “khan” là cách đọc khác của xem. 

  • “Thủ” là nhận lấy, 

  • “bại” là thua. 

=> Kết quả này chính là một lẽ tất yếu không hề viển vông cũng không ảo tưởng. Nó là sự kết hợp của nhiều yếu tố của lòng dân, của tình yêu nước mãnh liệt và của cả ý trời.

III. TỔNG KẾT

1. Nội dung

  • Đây được xem như bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc, được coi như bài thơ thần vì đó là sự khẳng định vững chắc quyền tồn tại độc lập và bình đẳng của non sông nam quốc. 

  • Đó cũng là quyết tâm sắt đá của vua tôi Đại Việt nhất định sẽ đập tan mọi âm mưu và hành động liều lĩnh, ngông cuồng của bất cứ bọn xâm lược nào dù chúng mạnh và nham hiểm đến đâu.

2. Nghệ thuật

  • Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn

  • Giọng thơ đanh thép, hùng hồn, dõng dạc

  • Sử dụng những dẫn chứng lịch sử hùng hồn cho chiến thắng vẻ vang của dân tộc

  • Dồn nén xúc cảm trong hình thức thiên về nghị luận, trình bày ý kiến

Tìm kiếm google: Ôn tập ngữ văn 8 KNTT bài 3: Nam quốc sơn hà, ôn tập ngữ văn 8 kết nối tri thức, lí thuyết trọng tâm ngữ văn 8 kết nối tri thức

Xem thêm các môn học

Giải ngữ văn 8 KNTT mới

NGỮ VĂN 8 KẾT NÔI TRI THỨC TẬP 1

BÀI 1: CÂU CHUYỆN CỦA LỊCH SỬ

BÀI 4: TIẾNG CƯỜI TRÀO PHÚNG TRONG THƠ

BÀI 5: NHỮNG CÂU CHUYỆN HÀI

NGỮ VĂN 8 KẾT NÔI TRI THỨC TẬP 2

BÀI 6. CHÂN DUNG CUỘC SỐNG

BÀI 8. NHÀ VĂN VÀ TRANG VIẾT

BÀI 9. HÔM NAY VÀ NGÀY MAI

BÀI 10. SÁCH - NGƯỜI BẠN ĐỒNG HÀNH


Copyright @2024 - Designed by baivan.net