[toc:ul]
1. Cách mạng công nghiệp ở Anh (bắt đầu từ nửa sau thế kỉ XVIII trong lĩnh vực dệt, rồi lan nhanh ra các lĩnh vực khác).
Thời gian | Người phát minh | Đặc điểm, tính năng, tác dụng của máy móc |
Năm 1764 | Giêm Ha-gri-vơ | Máy kéo sợi Gien-ni: - Có 8 cọc sợi bông (về sau nâng lên 16 – 18 cọc sợi bông). - Chỉ cần 1 người điều khiển. - Năng suất lao động tăng lên gấp nhiều lần. |
Năm 1769 | R. Ác-rai | Máy kéo sợi chạy bằng sức nước: Xây dựng xưởng dệt bên bờ sông chảy xiết ở Man-che-xto. |
Năm 1784 | Giêm Oát | Máy hơi nước: Các nhà máy được xây dựng ở khắp nơi. |
Năm 1785 | Ét mơn Các-rai | Máy dệt: Năng suất gấp 40 lần so với dệt tay. |
Năm 1814 | Xti-phen-xơn | Đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước: - Kéo được 8 toa và chạy trên đường ray, đạt tốc độ 6km/h. - Đến năm 1850, Anh có 10 000 km đường sắt. |
2. Cách mạng công nghiệp lan ra các nước châu Âu và châu Mỹ.
- Ở Pháp:
+ Máy hơi nước:
• Năm 1830: có hơn 5 000 máy hơi nước.
• Năm 1870: có trên 27 000 chiếc.
+ Độ dài đường sắt: từ 30 km lên 16 500 km.
→ Kinh tế Pháp vươn lên đứng thứ hai thế giới (sau Anh).
- Ở Đức:
+ Công nghiệp: sản lượng khai thác than tăng từ 12 triệu tấn lên 16 triệu tấn (sử dụng máy hơi nước).
+ Nông nghiệp:
• Diễn ra quá trình cơ khí hóa, sử dụng phân bón hóa học để tăng năng suất.
• Máy cày, máy bừa, máy thu hoạch nông nghiệp xuất hiện.
- Ở Mỹ:
+ Cách mạng công nghiệp bắt đầu từ ngành dệt, lan sang ngành luyện kim, khai thác than đá, đường sắt.
+ Năm 1850, có mạng lưới đường sắt dài nhất thế giới (15 000 km).
- Tác động tích cực:
+ Kinh tế:
• Trung tâm công nghiệp mới, thành thị xuất hiện.
• Nâng cao năng suất lao động, của cải dồi dào.
• Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, đặc biệt là giai cấp tư sản.
• Anh được mệnh danh là “công xưởng thế giới”.
+ Xã hội: Ra đời hai giai cấp cơ bản trong xã hội:
• Tư sản công nghiệp,
• Vô sản công nghiệp.
- Tác động tiêu cực:
+ Ô nhiễm môi trường.
+ Sự bóc lột sức lao động của phụ nữ và trẻ em.
+ Sự xâm chiếm và tranh giành thuộc địa,...