[toc:ul]
1. Chính sách của thực dân Anh trên lĩnh vực chính trị
- Áp đặt, củng cố quyền cai trị trực tiếp lên phần lớn lãnh thổ Ấn Độ.
- Nhượng bộ tầng lớp trên.
- Khắc sâu sự khác biệt về tôn giáo, đẳng cấp, chủng, thực hiện chính sách “chia để trị”.
2. Sự biến đổi của chính trị Ấn Độ dưới sự cai trị của thực dân Anh
- Đứng đầu bộ máy cai trị là Toàn quyền (Phó vương), do Hoàng gia Anh bổ nhiệm.
- Tầng lớp trên trở thành tay sai, chỗ dựa vững chắc cho quyền cai trị của Anh.
- Ấn Độ bị chia cắt sâu sắc.
Khu vực Đông Nam Á hải đảo:
- Ở In-đô-nê-xi-a: phong trào diễn ra dưới sự lãnh đạo của tư sản và trí thức, mang màu sắc tôn giáo.
- Ở Phi-lip-pin:
+ Phong trào diễn ra theo xu hướng cải cách và bạo động.
+ Xu hướng bạo động dẫn đến cuộc cách mạng 1896 – 1898:
Lãnh đạo: Liên hiệp những người con yêu quý của nhân dân (Ka-ti-pu-na).
Diễn biến chính:
Tháng 8/1896: khởi nghĩa bắt đầu ở Ca-vít.
→ Chiến tranh du kích, thành lập chính phủ cách mạng, kí hiệp định đình chiến với Tây Ban Nha.
Tháng 5/1898: cách mạng tiếp tục diễn ra sau 5 tháng đình chiến.
12/6/1898: Phi-lip-pin tuyên bố độc lập, thành lập nước cộng hòa đầu tiên ở Đông Nam Á.
Khu vực Đông Nam Á lục địa:
- Ở Cam-pu-chia: khởi nghĩa dưới sự lãnh đạo của nhà sư Ang-xnuông (1905).
- Ở Lào: khởi nghĩa của Phò Cà Đuột (1901 – 1903), khởi nghĩa của Ong Kẹo, Com-ma-đam (1901 – 1937).
- Ở Việt Nam: phong trào Cần vương (1885 – 1896), khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913).
Nhận xét: phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX:
- Lan rộng dưới nhiều hình thức khác nhau.
- Có sự tham gia của nhiều tầng lớp xã hội (tư sản dân tộc, sĩ phu yêu nước, nông dân, công nhân,…).
- Chuyển dần từ khuynh hướng phong kiến sang khuynh hướng tư sản.