Ôn tập kiến thức địa lí 8 cánh diều bài 11: Phạm vi Biển Đông. Các vùng biển đảo. Đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo Việt Nam

Ôn tập kiến thức địa lí 8 cánh diều bài 11: Phạm vi Biển Đông. Các vùng biển đảo. Đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo Việt Nam. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

I. PHẠM VI CỦA BIỂN ĐÔNG

- Phạm vi của Biển Đông: 

+  Biển Đông thuộc Thái Bình Dương, có diện tích khoảng 3,447 triệu km². 

+ Biển Đông là biển tương đối kín vì được bao bọc bởi đất liền và hệ thống các đảo, quần đảo.

- Các quốc gia có chung Biển Đông với Việt Nam: 

Trung Quốc, Phi – lip – pin, In – đô – nê – xia, Bru nây, Ma – lay – xia, Xing – ga – po, Thái Lan, Cam – pu – chia. 

II. CÁC VÙNG BIỂN CỦA VIỆT NAM Ở BIỂN ĐÔNG

- Đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam là đường thẳng gãy khúc, nối liền các điểm từ 0 – A11. 

- Nội thủy là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam. 

- Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lí tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam. 

- Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, có chiều rộng 12 hải lí tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải. 

- Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở.   

- Thềm lục địa Việt Nam là đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa.

III. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÙNG BIỂN ĐẢO VIỆT NAM

Yếu tố tự nhiên

Đặc điểm

Địa hình

- Địa hình ven biển: khá đa dạng gồm các tam giác châu, các bãi cát phẳng, cồn cát, đầm phá, vịnh cửa sông, vũng vịnh nước sâu…

- Địa hình thềm lục địa: nông, mở rộng ở vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan, thu hẹp ở khu vực miền Trung. 

- Địa hình đảo: có nhiều đảo và quần đảo, trong đó có hai quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa. 

Khí hậu

- Nhiệt độ: khoảng trên 23 °C, tăng dân từ bắc vào nam. 

- Lượng mưa: nhỏ hơn trên đất liền khoảng trên 1100 mm/năm. 

- Gió trên biển: thay đổi theo mùa và mạnh hơn trên đất liền. 

- Thiên tai: bão, lốc, áp thấp nhiệt đới…

Hải văn 

- Độ muối trung bình là khoảng 32 – 33%, có sự thay đổi theo mùa, theo từng khu vực và độ sâu. 

- Chế độ thủy triều rất đa dạng: nhật triều đều, nhật triều không đều, bán nhật triều và bán nhật triều không đều. 

- Dòng biển: thay đổi theo mùa: mùa dông dòng biển có hướng đông bắc – tây nam, mùa hạ dòng biển có hướng tây nam – đông bắc. 

Sinh vật 

Rất phong phú và đa dạng với các loài cá, tôm, mực, rắn biển…

Khoáng sản 

Thềm lục địa Việt nam có dầu mỏ, khí đốt, ngoài ra còn ti – tan, ni – ken, cát, băng chảy…

Tìm kiếm google: Giải địa lí 8 cánh diều bài 11: Phạm vi Biển Đông. Các vùng biển đảo. Đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo Việt Nam, giải địa lí 8 sách cánh diều bài 11: Phạm vi Biển Đông. Các vùng biển đảo. Đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo Việt Nam, giải địa lí 8 CD

Xem thêm các môn học

Giải địa lí 8 Cánh diều mới

CHƯƠNG 1. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ, ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN VIỆT NAM


Copyright @2024 - Designed by baivan.net