[toc:ul]
Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc.
Mạng lưới sông ngòi nước ta dày đặc, phân bố rộng khắp cả nước:
- Có 2 360 con sông dài trên 10 km. 93% là những con sông ngắn và nhỏ.
(Nguyên nhân: do nước ta có lượng mưa nhiều là nguồn cấp nước chính cho sông, địa hình hẹp ngang, ¾ diện tích là đồi núi, núi lan ra sát biển).
- Mật độ trung bình của mạng lưới sông khoảng 0,66km/km2.
- Ở đồng bằng, mật độ có thể cao hơn, từ 2 – 4 km/km2.
- Dọc bờ biển, trung bình khoảng 20 km lại có một cửa sông.
- Các con sông lớn như sông Mê Công, sông Hồng có phần trung và hạ lưu chảy qua lãnh thổ nước ta, tạo nên các đồng bằng châu thổ rộng lớn và vô cùng phì nhiêu.
Sông ngòi nước ta có lưu lượng nước lớn, giàu phù sa.
- Tổng lượng nước lớn (khoảng 839 tỉ m3/năm), phân bố không đều giữa các hệ thống sông.
- Hệ thống sông Mê Công chiếm tới 60,4% lưu lượng của cả nước.
- Sông ngòi mang theo lượng phù sa lớn, khoảng 200 triệu tấn/năm. Riêng sông Hồng là 120 triệu tấn/năm, chiếm 60% tổng lượng phù sa của sông ngòi cả nước.
(Nguyên nhân: ¾ diện tích là đồi núi, dốc nên nước sông bào mòn mạnh địa hình tạo ra phù sa).
Hướng chảy của sông ngòi.
- Các hướng chảy chính:
+ Hướng tây bắc – đông nam: sông Hồng, sông Mã, sông Tiền,…
+ Hướng vòng cung: sông Lô, sông Gâm, sông Cầu,...
+ Các hướng chảy khác:
Đông nam – tây bắc: sông Kỳ Cùng,…
Đông – tây: sông Srêpôk, sông Sê San,…
(Nguyên nhân: Nguyên nhân: do hướng núi và hướng nghiêng địa hình quy định hướng chảy của sông).
- Hầu hết các sông đều đổ ra Biển Đông.
Lưu vực của các hệ thống sông lớn.
- Có 108 lưu vực sông có 33 lưu vực sông lớn, liên tỉnh, với 3 140 sông (chiếm 91% số lượng sông của cả nước), tổng diện tích lưu vực nằm trong lãnh thổ nước ta khoảng 306,44 nghìn km2 , bằng 92,6% diện tích đất liền của nước ta.
- Một số lưu vực của các hệ thống sông lớn: Lưu vực sông Hồng - Thái Bình, Bằng Giang - Kỳ Cùng, Mã, Cả, Hương, Vu Gia - Thu Bồn, Trà Khúc, Kôn - Hà Thanh, Ba, Sê San, Srêpôk, Đồng Nai, Mê Công.
a. Hệ thống sông Hồng
- Tổng chiều dài của dòng chính: 1 126 km.
+ Đoạn chảy trên lãnh thổ nước ta: dài 556 km.
+ Hệ thống sông được cung cấp nước bởi hơn 600 phụ lưu.
- Sông Hồng đổ ra vịnh Bắc Bộ ở cửa chính Ba Lạt và nhiều chi lưu khác.
- Mùa lũ thường kéo dài 5 tháng, chiếm khoảng 75% tổng lượng nước cả năm.
- Các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện có ảnh hưởng quan trọng, làm chế độ nước sông điều hoà hơn.
b. Hệ thống sông Thu Bồn
- Sông Thu Bồn dài 205 km (bắt nguồn từ vùng núi Trường Sơn Nam), có khoảng 80 phụ lưu.
- Tốc độ dòng chảy lớn; về đến hạ lưu, sông chảy quanh co, đổ ra biển ở cửa Đại và các chi lưu khác.
- Mùa lũ chính từ tháng 9 đến tháng 12, chiếm 65% lượng nước cả năm.
c. Hệ thống sông Cửu Long
- Có chiều dòng chính là 4.300 km (bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng – Trung Quốc chảy tới Phnôm Pênh, chia thành 3 nhánh:
+ Nhánh chảy vào hồ Tôn-lê Sáp (Cam-pu-chia).
+ 2 nhánh là sông Tiền và sông Hậu chảy vào Việt Nam, chiều dài trung bình là 230 km.
- Có nhiều phụ lưu (Việt Nam có 280 phụ lưu).
- Chế độ nước đơn gian và điều hòa.
- Mùa lũ kéo dài 5 tháng, chiếm hơn 75% tổng lượng nước cả năm.
a. Vai trò của hồ, đầm
- Các nước hồ, đầm ở nước ta:
+ Hồ, đầm tự nhiên: hồ Tây (Hà Nội), hồ Lắk (Đắk Lắk), đầm Thị Nại (Bình Định), đầm Ô Loan (Phú Yên),…
+ Đầm nhân tạo: hồ Hòa Bình (Hòa Bình), hồ Dầu Tiếng (Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước),…
- Vai trò của hồ, đầm đối với hoạt động sản xuất và sinh hoạt:
+ Đối với sản xuất:
Nuôi trồng thủy sản.
Có phong cảnh đẹp, thu hút khách du lịch.
Cung cấp nước tưới tiêu cho nông nghiệp, công nghiệp, phát triển thủy điện.
Điều tiết nước của các dòng chảy.
+ Đối với sinh hoạt:
Cung cấp nước cho hoạt động sinh hoạt.
Đảm bảo sinh kế cho người dân.
+ Đối với việc bảo vệ môi trường:
Điều hòa khí hậu địa phương.
Là môi trường sống của nhiều sinh vật dưới nước.
Góp phần bảo vệ đa dạng sinh học.
b. Vai trò của nước ngầm
- Sự phân bố nước ngầm:
+ Lượng nước ngầm phong phú.
+ Phân bố chủ yếu ở các đồng bằng và vùng ven biển.
- Vai trò:
+ Đối với sản xuất:
Cung cấp nước tưới cho hoạt động sản xuất, nông nghiệp, công nghiệp.
Phát triển du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh.
+ Đối với sinh hoạt:
Phục vụ sinh hoạt của người dân.
Nước khoáng có giá trị đối với sức khỏe con người.