Suy nghĩ vè triết lí hạnh phúc trong truyện "Tầng hai" của Phong Điệp

Với đề văn mẫu lớp 11 cánh diều: Suy nghĩ vè triết lí hạnh phúc trong truyện "Tầng hai" của Phong Điệp baivan.net tổng hợp nhiều bài viết khác nhau giúp học sinh có thêm nhiều tư liệu tham khảo viết bài. Hi vọng đây sẽ là nguồn tài liệu hữu ích để các em hoàn thiện những bài tập làm văn hay. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

Bài văn mẫu 1: Suy nghĩ vè triết lí hạnh phúc trong truyện "Tầng hai" của Phong Điệp

Phong Điệp tên khai sinh là Phan Thị Phong Điệp, sinh năm 1976 quê ở Nam Định. Bà có những đóng góp lớn vào sự phát triển của văn xuôi Việt Nam đương đại. Các tác phẩm của bà mang đậm hơi thở về một cuộc sống chân thực có nhiều điều bình dị. Một trong số đó là tác phẩm “Tầng hai” được in trong tập truyện ngắn “Kẻ dự phần”. Tác phẩm là một câu chuyện kể về lối sống của các thành viên trong một căn nhà cho thuê. Qua đó là những suy nghĩ về triết  lý cuộc sống.

Mở đầu tác phẩm, tác giả giới thiệu về nhân vật Phan đang thuê trọ trong một căn nhà có một người mẹ và vợ chồng người con. Hàng ngày cô đều lắng nghe và hình dung về cuộc sống của ba người ở trên tầng hai. Cuộc sống của cô cũng như bao người bận rộn khác, sáng đi sớm còn tối về thì bản tin cuối ngày đang phát. Tác giả đã miêu tả về cuộc sống của Phan rất chân thực nhưng cũng rất là cô đơn. Lúc nào trước khi đi ngủ trong đầu cũng chỉ là những lập trình sẵn về công việc và những việc mình phải làm vào ngày mai. Và một cô gái có cuộc sống chỉ xoay quanh công việc lại nghĩ đến việc theo dõi cuộc sống của những người ở tầng trên. Phan lắng nghe được rất nhiều những âm thanh mà thật trái ngược với sự tĩnh lặng trong căn phòng của cô. Tiếng người con dâu khóc vì người người chồng đi làm về muộn, rồi người mẹ lại dỗ dành người con dâu. Đây là những khung cảnh mà ta thường thấy của những cặp vợ chồng. Đối với Phan buổi tối trước khi đi ngủ là lắng nghe những âm thanh ở tầng trên, rồi nghe những âm thanh của tiếng nước chảy rồi chìm vào giấc ngủ. Những ý nghĩ rằng mình phải bám trụ ở đây, không được từ bỏ và cô nghĩ như thế mới là hạnh phúc. 

Tác giả đã rất tinh tế và khéo léo, khi đã lồng ghép miêu tả về cuộc sống đối lập giữa cuộc sống của Phan và cuộc sống của gia đình trên tầng hai. Người mẹ hiện lên là một người rất hiền từ, luôn động viên và bảo vệ người con dâu của mình. Người con dâu thì như một cô vợ nhỏ, lúc thì giận dỗi chồng, lúc thì lại yêu thương cười nói nhưng cô rất là quan tâm mẹ của mình. Còn người chồng thì hiện lên không phải là người chồng quá mẫu mực nhưng vẫn rất yêu thương mẹ và vợ. Khung cảnh gia đình ba người rất bình thường như bao gia đình khác, nhưng người đọc có thể cảm nhận được cái bình dị, cái quan tâm của các thành viên trong gia đình dành cho nhau. Chính vì điều đó đã tạo nên một thói quen khiến Phan quan sát lắng nghe những âm thanh của tầng trên. Khi gia đình đón thành viên mới, có lẽ đây là khoảnh khắc hạnh phúc nhất của gia đình. Người đọc có thể cảm nhận được tình cảm và sự vui mừng của các thành viên dành cho nhau. Lúc này Phan lại càng có suy nghĩ thôi thúc muốn nhìn khung cảnh sống ở trên tầng. Chính lúc này Phan lại nhận ra rằng, hình như mình đang đi tìm kiếm hạnh phúc ở đâu xa, mà quên mất rằng hạnh phúc của mình ở trong chính gia đình mà mình vẫn thường không quan tâm đến.

Một bức tranh gia đình đơn giản, ấm áp đã được Phong Điệp miêu tả rất sâu sắc trong tác phẩm “Tầng hai”. Từ đó thấy được những triết lý về cuộc sống rằng hạnh phúc không phải cái gì lớn lao, mà nó ở ngay bên cạnh chúng ta.

Bài văn mẫu 2: Suy nghĩ vè triết lí hạnh phúc trong truyện "Tầng hai" của Phong Điệp

Truyện "Tầng hai" của Phong Điệp là một tác phẩm văn học chưa đựng những triết lí nhân sinh đời thường đầy ý nghĩa. Nó mang giúp độc giả thấu hiểu những triết lý về hạnh phúc. Qua câu chuyện về nhân vật chính Lâm, chúng ta có thể thấy: hạnh phúc đến từ những điều bình dị nhất quanh ta.

Truyện tập trung vào việc khám phá và trân trọng những giá trị nhỏ bé, những khoảnh khắc đơn giản trong cuộc sống hàng ngày. Nhân vật Lâm đã trải qua những trải nghiệm đặc biệt trong căn phòng trọ nhỏ, nhưng cuối cùng cô nhận ra rằng hạnh phúc thực sự nằm trong việc yêu thương gia đình, và tìm thấy niềm vui trong những điều đơn giản như một bữa ăn cùng gia đình, một cuộc trò chuyện với người thân yêu.

Truyện "Tầng hai" của Phong Điệp thực sự mang đến những triết lý nhân sinh đời thường đầy ý nghĩa và giúp độc giả thấu hiểu về hạnh phúc. Qua câu chuyện về nhân vật chính Lâm, chúng ta thấy rằng hạnh phúc không phụ thuộc vào những điều xa xỉ hay hoành tráng, không xa vời mà nó luôn tồn tại trong những điều bình dị nhất xung quanh chúng ta.

Thông qua câu chuyện này, chúng ta nhận ra hạnh phúc không phải là xa vời, nó tồn tại trong cuộc sống hàng ngày, trong những điều bình dị mà chúng ta thường xuyên bỏ qua. Điều quan trọng là chúng ta cần biết trân trọng và tận hưởng những khoảnh khắc đó.

Tìm kiếm google: Văn mẫu 11 cánh diều đề Suy nghĩ vè triết lí hạnh phúc trong truyện "Tầng hai" của Phong Điệp, bài văn hay lớp 11 về Suy nghĩ vè triết lí hạnh phúc trong truyện "Tầng hai" của Phong Điệp,những bài văn hay Suy nghĩ vè triết lí hạnh phúc trong truyện "Tầng hai" của Phong Điệp văn mẫu 11 cánh diều

Xem thêm các môn học

Bài văn mẫu 11 Cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com