Tải giáo án Powerpoint Công nghệ 8 KNTT bài 1: Một số tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật

Tải bài giảng điện tử powerpoint Công dân 8 kết nối tri thức bài 1: Một số tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật. Bài học được thiết kể đẹp mắt, nội dung giảng dạy hay nhiều trò chơi và video phong phú thu hút học sinh tập trung nắm bắt kiến thức quan trong. Giáo án tải về chỉnh sửa được. Kéo xuống để xem chi tiết

VUI MỪNG CHÀO ĐÓN CÁC EM ĐẾN VỚI BUỔI HỌC HÔM NAY!

KHỞI ĐỘNG

Hình 1.1. Hình biểu diễn

Hình 1.1a, b là hai hình biểu diễn cùng một vật thể, hình a được vẽ theo tiêu chuẩn, hình b vẽ không theo tiêu chuẩn. Hãy nhận xét về hai hình biểu diễn này.

Có đường nét đứt, đường gióng kích thước, có kí hiệu đường kính

=> Dễ dàng hình dung được vật thể, đọc kích thước chính xác hơn

CHƯƠNG I: VẼ KĨ THUẬT

BÀI 1. MỘT SỐ TIÊU CHUẨN TRÌNH BÀY BẢN VẼ KĨ THUẬT

NỘI DUNG BÀI HỌC

  1. Tiêu chuẩn khổ giấy
  2. Tiêu chuẩn tỉ lệ
  3. Tiêu chuẩn ghi kích thước
  4. Tiêu chuẩn nét vẽ

KHỔ GIẤY

Thảo luận nhóm đôi, đọc thông tin mục I và quan sát Hình 1.2 SGK, hãy hoàn thành hộp chức năng Khám phá trang 6:

Quan sát Hình 1.2 và nêu cách tạo ra các khổ giấy chính từ khổ giấy A0.

Chia đôi một khổ giấy theo chiều dài sẽ được 2 tờ của khổ giấy nhỏ hơn.

  1. KHỔ GIẤY

Các khổ giấy chính của bản vẽ kĩ thuật được trình bày trong bảng 1.1

Bảng 1.1. Các khổ giấy chính

Kí hiệu

A0

A1

A2

A3

A4

Kích thước (mm)

1 189 × 841

841 × 594

594 × 420

420 × 297

297 × 210

Đọc mục Thông tin bổ sung SGK tr.7, trình bày cách chuẩn bị 1 tờ giấy vẽ.

  1. KHỔ GIẤY
  • Chiều rộng lề bên trái là 20 mm. Tất cả các lề khác rộng 10 mm.
  • Khung tên của bản vẽ kĩ thuật để ghi các nội dung về quản lí bản vẽ, được đặt ở góc phải phía dưới bản vẽ.
  • Đối với khổ A4, khung tên được đặt ở cạnh ngắn (thấp hơn của vùng vẽ).
  1. TỈ LỆ
  • Tỉ lệ là tỉ số giữa kích thước dài đo được trên hình biểu diễn của vật thể và kích thước thực tương ứng trên vật thể đó.
  • Một số tỉ lệ được quy định trong tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật.

Một viên gạch vuông kích thước 300 × 300 (mm) được vẽ trên bản vẽ với kích thước 30 × 30 (mm), hỏi tỉ lệ vẽ là bao nhiêu?

Tỉ lệ = 30 : 300 = 1 : 10

III. NÉT VẼ

Đọc nội dung mục III SGK tr.8 và trình bày một số loại nét vẽ thường dùng.

Tên gọi

Hình dạng

Ứng dụng

Nét liền đậm

 

Đường bao thấy, cạnh thấy

Nét liền mảnh

 

Đường kích thước, đường gióng...

Nét đứt mảnh

 

Đường bao khuất, cạnh khuất

Nét gạch dài - chấm - mảnh

 

Đường tâm, đường trục...

Hoàn thành hộp chức năng Khám phá SGK tr.8:

Quan sát và cho biết tên gọi của các nét vẽ được sử dụng trong Hình 1.4.

  • A, B là nét liền mảnh.
  • C là nét liền đậm.
  • D, G là nét đứt mảnh.
  • E là nét gạch dài - chấm - mảnh.
  1. GHI KÍCH THƯỚC

Đọc nội dung mục IV SGK tr.8 và trình bày các thành phần cần có để ghi được một kích thước.

Để ghi được một kích thước, thường có 3 thành phần

Đường kích thước

Giá trị kích thước

Đường gióng giới hạn phần được ghi kích thước

Đường kích thước

Được vẽ bằng nét liền mảnh và thường vẽ mũi tên ở 2 đầu.

Đối với kích thước dài, đường kích thước song song với độ dài cần ghi.

Đối với kích thước đường kính, bán kính của cung tròn và đường tròn, đường kích thước thường được vẽ đi qua tâm.

Đường gióng giới hạn phần được ghi kích thước

Được vẽ bằng nét liền mảnh và vượt quá đường kích thước từ 2 đến 4 mm.

Đường gióng nên vẽ vuông góc với độ dài cần ghi kích thước.

Giá trị kích thước

Chỉ trị số kích thước thực, không phụ thuộc vào tỉ lệ bản vẽ.

Để phân biệt với kích thước dài, ghi kí hiệu  trước giá trị kích thước đường kính và kí hiệu R trước giá trị kích thước bán kính.

Thảo luận nhóm đôi, hoàn thành hộp chức năng Khám phá SGK tr.9:

Quan sát Hình 1.5 và thực hiện các yêu cầu sau:

  • Nhận biết các đường gióng, đường kích thước và giá trị kích thước.
  • Mô tả vị trí và hướng của các giá trị kích thước.
  • Màu xanh tương ứng với đường gióng.
  • Màu đỏ là đường kích thước.
  • Giá trị kích thước có màu đen.
  • Trong trường hợp đường kích thước nằm ngang, các giá trị kích thước được đặt phía trên đường kích thước.
  • Trong trường hợp đường kích thước thẳng đứng, các giá trị kích thước được đặt phía bên trái đường kích thước.

VÒNG QUAY MAY MẮN

Câu 1: Khổ giấy A4 có kích thước bằng bao nhiêu?

  1. 841 × 594
  2. 594 × 420
  3. 420 × 297
  4. 297 × 210

Câu 2: Đường bao thấy, cạnh thấy được vẽ bằng nét gì?

  1. Nét liền đậm
  2. Nét liền mảnh
  3. Nét đứt mảnh
  4. Nét gạch dài - chấm - mảnh

Câu 3: Đường bao khuất, cạnh khuất được vẽ bằng nét gì?

  1. Nét liền đậm
  2. Nét liền mảnh
  3. Nét đứt mảnh
  4. Nét gạch dài - chấm - mảnh

Câu 4: Tỉ lệ phóng to là

  1. 1 : 1 000
  2. 10 : 1
  3. 1 : 1
  4. 1 : 5

Câu 5: Đường gióng kích thước được vẽ như thế nào?

  1. Vẽ đi qua tâm
  2. Vẽ song song với độ dài cần ghi kích thước
  3. Vẽ vuông góc với độ dài cần ghi kích thước
  4. Vẽ bằng nét liền mảnh và có mũi tên ở hai đầu

LUYỆN TẬP

Bài 1. Người ta đã sử dụng các tiêu chuẩn nào để vẽ Hình 1.6?

Tiêu chuẩn tỉ lệ

Tiêu chuẩn nét vẽ

Tiêu chuẩn ghi kích thước

Bài 2. Hãy vẽ lại Hình 1.6 với tỉ lệ 1:1 trên giấy A4.

VẬN DỤNG

Hãy chia khổ giấy A0 thành các khổ A1, A2, A3, A4 và trình bày khung bản vẽ, khung tên trên một khổ giấy A4.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

Ôn tập kiến thức đã học

Hoàn thành bài tập phần Vận dụng

Chuẩn bị giấy dùng cho bài tập vẽ 3 hình chiếu vuông góc

Đọc trước bài mới Bài 2: Hình chiếu vuông góc

CẢM ƠN CÁC EM ĐÃ THAM GIA BUỔI HỌC HÔM NAY!

 

Tìm kiếm google:

Bài giảng điện tử Công nghệ 8 KNTT, giáo án điện tử Công nghệ 8 kết nối bài 1: Một số tiêu chuẩn trình bày, giáo án powerpoint Công nghệ 8 kết nối tri thức bài 1: Một số tiêu chuẩn trình bày

Xem thêm các môn học

Bài giảng điện tử Công nghệ 8 KNTT


Copyright @2024 - Designed by baivan.net