Tải giáo án Powerpoint Lịch sử 10 KNTT bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống

Tải giáo án trình chiếu hay còn gọi là giáo án powerpoint Lịch sử 10 bộ sách Kết nối tri thức bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống. Soạn giáo án được thiết kế với tiêu chí đẹp mắt, hiện đại kết hợp nhiều hoạt động, trò chơi, video học tập thú vị. Phương pháp giảng dạy mới kết hợp nhiều dạng bài tập phong phú sẽ giúp học sinh nắm chắc kiến thức trọng tâm bài học. Kéo xuống để tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC NGÀY HÔM NAY!

KHỞI ĐỘNG

Các em hãy quan sát trục thời gian SGK tr.15, thảo luận theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi

  • Theo em, cuộc sống của chúng ta sẽ ra sao nếu như chúng ta không có chút hiểu biết gì về việc trong quá khứ của ông bà, tổ tiên,….đã sinh sống, lao động như thế nào để xây dựng nên gia đình, dòng tộc, quôc gia, dân tộc,…như ngày nay?
  • Tại sao Chủ tịch Hồ Chí Minh lại từng nhắc nhở: Dân ta phải biết sử ta/Cho tường gốc tích nước nhà ngày nay?

BÀI 2:

TRI THỨC LỊCH SỬ VÀ CUỘC SỐNG

NỘI DUNG BÀI HỌC

  1. Vai trò, ý nghĩa của tri thức lịch sử
  2. Học tập và tìm hiểu lịch sử suốt đời

PHẦN 1:

VAI TRÒ, Ý NGHĨA CỦA TRI THỨC LỊCH SỬ

Các em hãy quan sát trục thời gian SGK tr.15, và trả lời câu hỏi: Qua trục thời gian, em hãy cho biết các tri thức về lịch sử sẽ thuộc về khoảng nào trên trục thời gian?

Qua trục thời gian, các tri thức về lịch sử sẽ thuộc về khoảng thời gian trong QUÁ KHỨ

THẢO LUẬN NHÓM

Các em hãy đọc mục 1 – SGK trang 15 và thực hiện nhiệm vụ:

Lập sơ đồ thể hiện vài giải thích về mối quan hệ giữa quá khứ, hiện tại và tương lai.

Sơ đồ thể hiện và giải thích về mối quan hệ giữa quá khứ, hiện tại và tương lai

Dựa vào sơ đồ trên, đọc nội dung thông tin SGK tr.15, 16 và trả lời câu hỏi: Lịch sử để lại những giá trị gì cho cuộc sống hiện tại?

  • Những giá trị lịch sử đã để lại cho cuộc sống hiện tại:
  • Biết được về nguồn gốc của bản thân, gia đình, dòng họ, dân tộc và toàn nhân loại.
  • Truyền lại tri thức, kinh nghiệm, truyền thống văn hóa của thế hệ trước cho thế hệ sau, tạo nên ý thức cộng đồng, ý thức dân tộc và bản sắc văn hóa của cộng đồng, dân tộc.

Các em hãy đọc tư liệu SGK tr.16 và trả lời câu hỏi:  Làm rõ vai trò và ý nghĩa của lịch sử?

  • Vai trò và ý nghĩa của lịch sử qua đoạn tư liệu
  • Là cội nguồn, là tổ tông.
  • Là tấm gương răn dạy cho đời sau.
  • Giúp chúng ta hiểu rõ về gốc tích nước nhà, tổ tiên của mình.

Hãy tìm hiểu về truyền thống ngôi trường mà em đang theo học. Chia sẻ cảm xúc và suy nghĩ của em khi biết được những thông tin đó.

PHẦN 2:

HỌC TẬP VÀ TÌM HIỂU LỊCH SỬ SUỐT ĐỜI

  1. Sự cần thiết của việc học tập, khám phá lịch sử suốt đời

Các em hãy đọc mục 2a – SGK tr.17, quan sát hình 4 và trả lời câu hỏi:

Vì sao cần đặt ra yêu cầu về việc học tập và tìm hiểu lịch sử suốt đời?

  • Học tập, tìm hiểu lịch sử là nhu cầu thường trực suốt cuộc đời của mỗi người.
  • Cho đến nay, nhiều sự kiện, quá trình lịch sử vẫn còn là bí ẩn.
  • Thôi thúc những người đi sau tham gia tìm tòi, khám phá lịch sử.
  • Khám phá lịch sử giúp chúng ta biết được những thành tựu văn minh của nhân loại qua các thời kì.
  • Việc trang bị những tri thức lịch sử - văn hóa – văn minh của nhân loại sẽ giúp cho việc hội nhập thành công.
  • Tri thức lịch sử và văn hóa là nguồn cảm hứng và tạo ý tưởng cho nhiều sáng tạo trong các ngành công nghiệp văn hóa, phát triển du lịch,…
  1. Kết nối lịch sử với cuộc sống, cuộc sống với lịch sử

Các em hãy đọc mục 2b – SGK tr.18 và trả lời câu hỏi:

  • Có thể học tập và tìm hiểu lịch sử qua các hình thức nào?
  • Hình thức nào giúp em hứng thú và đạt kết quả cao nhất?

Tham quan bảo tàng

Bảo tàng lịch sử Quốc gia – Hà Nội

Bảo tàng Hồ Chí Minh – Hà Nội

Tham quan các khu tưởng niệm

Khu di tích ngã ba Đồng Lộc – Hà Tĩnh

Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma – Khánh Hòa

Đọc sách, đọc truyện

Việt Nam sử lược – Trần Trọng Kim

Lịch sử Việt Nam bằng tranh – Trần Bạch Đằng

Lịch sử Việt Nam – Đào Duy Anh

Xem phim

Thái sư Trần Thủ Độ - Đào Duy Phúc

Em bé Hà Nội – Hải Ninh

Vĩ tuyến 17 Ngày và Đêm – Hải Ninh

Nghe các bài hát “Đi cùng năm tháng”

Các em hãy thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi:

Hãy kể tên một số bộ phim, chương trình truyền hình,... ở Việt Nam sử dụng chất liệu là tri thức lịch sử và văn hóa mà em biết.

LUYỆN TẬP

Câu 1. Ý nào dưới đây không phản ánh đúng vai trò của tri thức lịch sử?

  1. Cung cấp những tri thức về sự phát triển của sinh giới.
  2. Cung cấp nhưng thông tin về quá khứ để hiểu về cội nguồn của gia đình, dòng họ, dân tộc và toàn nhân loại.
  3. Góp phần lưu truyền, tạo nên yếu tố cốt lõi của ý thức dân tộc và bản sắc văn hóa dân tộc.
  4. Hiểu quá khứ để lí giải những vấn đề xảy ra trong hiện tại và dự đoán, tin tưởng vào tương lai.

Câu 2: Nội dung phản ánh của đoạn trích dẫn sau là gì?

“Sử để ghi việc, mà việc hay hoặc dở đều dùng làm gương răn cho đời sau”  - Ngô Sĩ Liên và các sử thần nhà Lê

  1. Sử được dùng làm gương răn dạy cho đời sau
  2. Người Việt Nam cần phải biết về lịch sử Việt Nam.
  3. Vai trò, ý nghĩa của tri thức lịch sử đối với cuộc sống
  4. Người Việt cần phải tường tận về gốc tích của mình.

Câu 3: Ý nào sau đây không phản ánh đúng lí do cần phải học tập lịch sử suốt đời?

  1. Lịch sử là môn học khó, cần phải học suốt đời mới nắm bắt được lịch sử
  2. Tri thức, kinh nghiệm từ quá khứ rất cần cho cuộc sống hiện tại và định hướng cho tương lai.
  3. Nhiều sự kiện, quá trình lịch sử vẫn chứa đựng những điều bí ẩn cần phải tiếp tục tìm tòi khám phá.
  4. Học tập, tìm hiểu lịch sử giúp đưa lại những cơ hội nghề nghiệp thú vị.

Câu 4: Tìm hiểu và cho biết: Trong các bộ phim truyền hình sau của Việt Nam, bộ phim nào sử dụng chất liệu tri thức lịch sử?

  1. Đêm hội Long Trì (Hãng phim truyện Việt Nam, 1989)
  2. Cảnh sát hình sự (Đài truyền hình Việt Nam, 1997).
  3. Đất phương Nam (Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh, 1997).
  4. Về nhà đi con (Đài truyền hình Việt Nam, 2019).

Câu 5: Hình thức học tập nào dưới đây không phù hợp với môn Lịch sử?

  1. Học trên lớp
  2. Xem phim tài liệu, lịch sử
  3. Tham quan, điền dã
  4. Học trong phòng thí nghiệm
  • Tri thức lịch sử có ý nghĩa, vai trò như thế nào đối với cuộc sống?
  • Hãy nêu một ví dụ cụ thể.
  • Ý nghĩa, vai trò của tri thức lịch sử đối với cuộc sống:
  • Để hiểu biết hiện tại, dự đoán và có niềm tin vào tương lai, con người phải tìm hiểu về quá khứ. Vì hiện tại luôn kế thừa và được xây dựng từ những gì quá khứ để lại.
  • Lịch sử cung cấp cho con người những thông tin hữu ích về quá khứ của chính con người và xã hội loài người.
  • Con người biết được về nguồn gốc, tổ tiên của bản thân, gia đình, dòng họ, dân tộc và toàn nhân loại.
  • Với mỗi cộng đồng, dân tộc, hiểu biết về lịch sử là một trong những yếu tố cốt lõi tạo nên ý thức dân tộc và bản sắc văn hóa, cộng đồng của dân tộc đó.
  • Ví dụ cụ thể: Để nắm được rõ và có hiểu biết về ngôi trường em đang học, em cần tìm hiểu về lịch sử ngôi trường thông qua website của trường, tham quan phòng truyền thống, tìm hiểu qua tập san, thầy cô giáo và bạn bè,...

VẬN DỤNG

Có quan điểm cho rằng: “Học tập lịch sử chỉ diễn ra ở trong các lớp học và khi chúng ta còn là học sinh, sinh viên”. Theo em, quan điểm đó đúng hay sai? Vì sao?

  • Quan điểm cho rằng: “Học tập lịch sử chỉ diễn ra ở trong các lớp học và khi chúng ta còn là học sinh, sinh viên” là sai.
  • Giải thích: Việc học tập và khám phá lịch sử không chỉ diễn ra ở trong các lớp học, khi chúng ta còn là học sinh, sinh viên, mà là học tập, khám phá suốt đời. Bởi vì:
  • Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta luôn cần hiều biết và vận dụng những tri thức, kinh nghiệm từ quá khứ vào cuộc sống hiện tại, định hướng cho tương lai.
  • Nhiều sự kiện lịch sử, quá trình lịch sử đến nay vẫn còn là bí ẩn → cơ hội để người sau tham gia tìm tòi, khám phá để hoàn chỉnh thêm nhận thức chung, làm giàu tri thức lịch sử.
  • Khám phá lịch sử giúp chúng ta biết được những thành tựu văn minh nhân loại qua các thời kì, hiểu được những kinh nghiệm, rút ra được những bài học, phòng tránh được những sai lầm.
  • Hiểu biết sâu sắc về lịch sử dân tộc Việt Nam và của các nước khác giúp chúng ta hội nhập thành công.
  • Ngày nay, tri thức lịch sử và văn hóa chính là cội nguồn cảm hứng và ý tưởng sáng tạo trong các ngành công nghiệp văn hóa, phát triển du lịch, tạo cơ hội nghề nghiệp mới.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

Ôn lại kiến thức đã học và làm bài tập trong Sách bài tập Lịch sử 10.

Đọc và tìm hiểu trước Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học.

CẢM ƠN CÁC EM ĐÃ LẮNG NGHE BÀI GIẢNG!

Hình ảnh về file sile, ppt trình chiếu

.....

=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học

Tải giáo án Powerpoint Lịch sử 10 KNTT bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án Powerpoint Lịch sử 10 Kết nối, giáo án điện tử Lịch sử 10 KNTT bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc, giáo án trình chiếu Lịch sử 10 kết nối bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc

 

Bài giảng điện tử Lịch sử 10 KNTT


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay