Giáo án điện tử âm nhạc 7 cánh diều tiết 2: Dân ca một số vùng miền việt nam. Ôn tập bài hát đi cấy. thể hiện tiết tấu và ứng dụng đệm cho bài hát
Tải giáo án trình chiếu hay còn gọi là giáo án powerpoint Âm nhạc 7 bộ sách Cánh diều tiết 2: Dân ca một số vùng miền việt nam. Ôn tập bài hát đi cấy. thể hiện tiết tấu và ứng dụng đệm cho bài hát. Soạn giáo án được thiết kế với tiêu chí đẹp mắt, hiện đại kết hợp nhiều hoạt động, trò chơi, video học tập thú vị. Phương pháp giảng dạy mới kết hợp nhiều dạng bài tập phong phú sẽ giúp học sinh nắm chắc kiến thức trọng tâm bài học. Kéo xuống để tham khảo
Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ:
nhấn vào đây
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI GIẢNG NGÀY HÔM NAY!
KHỞI ĐỘNG
Bài hát sau là bài dân ca của vùng nào nước ta?
TIẾT 2: DÂN CA MỘT SỐ VÙNG MIỀN VIỆT NAM. ÔN TẬP BÀI HÁT ĐI CẤY. THỂ HIỆN TIẾT TẤU VÀ ỨNG DỤNG ĐỆM CHO BÀI HÁT
- Dân ca một số vùng miền Việt Nam
Các em hãy nghe những bài hát sau
và cho biết các bài hát đó thuộc vùng miền nào:
- Dân ca là gì?
- Vì sao dân ca của các dân tộc, các vùng miền lại có những đặc điểm khác nhau?
- Vì sao nước ta lại có kho tàng dân ca phong phú?
- Dân ca Việt Nam có thể chia thành những vùng miền nào?
- Dân ca là những bài hát do nhân dân sáng tác, không rõ tác giả, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác theo phương thức truyền miệng.
- Do khác nhau về môi trường sống, hoàn cảnh địa lí, đặc biệt là về ngôn ngữ nên dân ca của mỗi dân tộc, mỗi vùng miền đều có âm điệu, phong cách riêng.
- Là một quốc gia đa dân tộc với nền văn hóa lâu đời, Việt Nam có kho tàng dân ca rất phong phú, bao gồm nhiều vùng miền, nhiều thể loại.
HOẠT ĐỘNG NHÓM
- Hãy nêu đặc điểm dân ca của từng vùng.
- Kể tên một số bài dân ca của từng vùng.
- Hát một vài câu ca mà em biết.
- Nhóm 1: Dân ca miền núi phía Bắc
- Nhóm 2: Dân ca vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ
- Nhóm 3: Dân ca vùng đồng bằng và ven biển Trung Bộ
- Nhóm 4: Dân ca Tây Nguyên
- Nhóm 5: Dân ca Nam Bộ
- a) Dân ca miền núi phía Bắc
- Nơi tập trung sinh sống của rất nhiều dân tộc ít người như Tày, Nùng, Mông, Dao, Thái, Mường,…
- Các làn điệu dân ca rất phong phú với âm hưởng độc đáo.
- Ví dụ: hát lượn của người Tày, sli của người Nùng, khắp của người Thái,…
- b) Dân ca vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ
- Nơi sinh ra và nuôi dưỡng nhiều thể loại dân ca đặc sắc.
- Ví dụ: hát xoan, hát ghẹo, hát đúm, hát ví, hát trống quân, cò lả, hát quan họ,…
- c) Dân ca vùng đồng bằng và ven biển Trung Bộ
- Có nhiều thể loại dân ca
- Phổ biến là những điệu hò, hát ví, hát giặm, hát sắc bùa, các điệu lí,…
- Ví dụ: Hò sông Mã, Hò mái nhì, Hò mái đẩy, Hò giã gạo,…
- d) Dân ca Tây Nguyên
- Còn giữ nhiều yếu tố nguyên sơ và thường mang âm hưởng núi rừng.
- Thể loại: hát ru, hát đồng dao, hát đối đáp nam nữ, hát trong khi lao động, trong những dịp hội hè,…
- Ví dụ: Ru em, Hái cà, Chiều về, Ayray,…
- e) Dân ca Nam Bộ
- Nổi tiếng với các thể loại hò và lí.
- Các điệu hò thường mang âm hưởng trữ tình và mang phong cách riêng của từng địa phương.
- Ví dụ: Hò Đồng Tháp, Hò Bến Tre, Hò Trà Vinh,…
- Các điệu lí nhiều về số lượng và đa dạng về đề tài, tính chất âm nhạc.
- Ví dụ: Lí kéo chài, Lí đất giồng, Lí con cua, Lí ngựa ô,…
Hình ảnh về file sile, ppt trình chiếu
=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học
Giáo án điện tử âm nhạc 7 cánh diều tiết 2: Dân ca một số vùng miền việt nam. Ôn tập bài hát đi cấy. thể hiện tiết tấu và ứng dụng đệm cho bài hát
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Từ khóa tìm kiếm: Giáo án Powerpoint Âm nhạc 7 cánh diều, giáo án điện tử Âm nhạc 7 cánh diều tiết 2: Dân ca một số vùng miền, giáo án trình chiếu Âm nhạc 7 cánh diều tiết 2: Dân ca một số vùng miền