Giáo án lịch sử 10 cánh diều bản mới nhất Bài 6: cách mạng công nghiệp thời cận đại

Soạn mới giáo án lịch sử 10 cánh diều Bài 6: cách mạng công nghiệp thời cận đại. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học, nội dung bài học bám sát theo chương trình sách đổi mới. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo.

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 4: CÁC CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP

TRONG LỊCH SỬ THẾ GIỚI

BÀI 6: CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP THỜI CẬN ĐẠI

(3 tiết)

 

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

 - Nêu được những thành tựu cơ bản của các cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai.

 - Nêu được ý nghĩa của các cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai về kinh tế, xã hội, văn hóa.

 - Biết cách sưu tầm và sử dụng một số tư liệu để tìm hiểu về các cuộc cách mạng công nghiệp.

2. Năng lực

 - Năng lực chung:

·      Giao tiếp và hợp tác: thông qua trao đổi, thảo luận nhóm để biết cách sưu tầm và sử dụng tài liệu để tìm hiểu về cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai.

 - Năng lực lịch sử:

·      Tìm hiểu lịch sử: Thông qua việc khai thác và sử dụng tư liệu, tranh ảnh, lược đồ,... để nêu những thành tựu cơ bản của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai.

·      Nhận thức và tư duy lịch sử: Thông qua việc nêu được ý nghĩa của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai đối với kinh tế, xã hội, văn hóa.

·      Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thông qua việc sử dụng ngôn ngữ kết hợp với tư liệu để nêu được những thành tựu cơ bản và ý nghĩa của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai.

3. Phẩm chất

 - Biết trân trọng những phát minh, thành tựu của các cuộc cách mạng công nghiệp để lại.

 - Góp phần phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm, cảm phục sự nỗ lực, cố gắng không ngừng của con người để sáng chế ra những phương tiện tiến bộ nhằm nâng cao năng suất lao động và đời sống con người, từ đó có ý thức, trách nhiệm trong việc học tập của mình.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

 - SGK, SGV, SBT Lịch sử 10, Giáo án.

 - Tranh ảnh, tư liệu liên quan đến bài học.

 - Đoạn phim, video (nếu có).

 - Phiếu học tập.

 - Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

 - SGK, SBT Lịch sử 10.

 - Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học Cách mạng công nghiệp thời cận đại.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp HS ý thức được trách nhiệm học tập, hứng thú với bài học mới.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh chiếc máy bay đang cất cánh; HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS trình bày hiểu biết về sự ra đời của máy bay, người đầu tiên phát minh ra máy bay và lợi ích của việc di chuyển bằng máy bay so với các phương tiện khác.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh  - GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh về chiếc máy bay đang cất cánh và yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

 + Em có biết máy bay xuất hiện lần đầu tiên vào khi nào không? Ai là người đầu tiên phát minh ra máy bay?

 + Việc di chuyển bằng máy bay có lợi ích như thế nào so với việc đi bộ và việc sử dụng các phương tiện giao thông khác (cưỡi ngựa, đi xe đạp, xe máy, ô tô, tàu hỏa, tàu thủy,...)?

 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh và vận dụng hiểu biết của bản thân, thực hiện nhiệm vụ.  - HS quan sát hình ảnh và vận dụng hiểu biết của bản thân, thực hiện nhiệm vụ.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 - GV mời đại diện 1 - 2 HS trả lời câu hỏi:  - 2 HS trả lời câu hỏi:

 + Chiếc máy bay đầu tiên trên thế giới ra đời vào năm 1903, do hai anh em nhà Rai phát minh.

·      Mỗi anh em thực hiện hai chuyến bay vào ngày hôm đó. Lần bay đầu tiên, do Orville thực hiện kéo dài 12 giây và bay được khoảng 36.5m (120 ft). Lần bay cuối cùng, do Wilbur thực hiện kéo dài 59 giây và đi được 296m. Chiếc máy bay lúc Flyer I có sải cánh khoảng 12 mét và nặng khoảng hơn 300kg, với động cơ xăng 12 mã lực. Hiện được bảo tồn tại Viện bảo tàng Hàng không và Không gian Quốc gia Hoa Kỳ Smithsonian tại Washington, D. C.

·      Tuy chiếc máy bay chưa thể tự cất cánh mà phải nhờ một thiết bị phóng bằng vật nặng cho thả rơi và khi cất cánh, hạ cánh phải lựa theo chiều gió, nhưng sự kiện này đã gây ra được tiếng vang dư luận rất lớn. Thiên tài của hai anh em nhà Rai đã biến giấc mơ từ ngàn xưa của loài người thành sự thật.

+  + Lợi ích của việc di chuyển bằng máy bay so với việc đi bộ và việc sử dụng các phương tiện giao thông khác (cưỡi ngựa, đi xe đạp, xe máy, ô tô, tàu hỏa, tàu thủy,...): tiết kiệm thời gian, giữ thể lực tốt hơn; tiếp cận nhiều điểm đến mà xe khách, tàu hỏa không thể tới; phục vụ chuyên nghiệp, sạch sẽ hơn; mang lại nhiều tiện nghi hơn so với các loại xe công cộng khác. 

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung, nêu ý kiến (nếu có).  - GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung, nêu ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt vào bài học:  - GV dẫn dắt vào bài học: Vào thời điểm năm 2021, để đi từ Hà Nội vào Thành phố Hồ Chí Minh bằng máy bay sẽ mất khoảng gần 2 giờ, bằng tàu hỏa (loại có tốc độ cao nhất) mất khoảng 30 giờ, còn đi xe đạp có thể mất tới gần 1 000 giờ,... Như vậy, nếu không có những phương tiện giao thông hiện đại thì con người sẽ tốn rất nhiều thời gian và công sức để di chuyển giữa các vùng. Tàu hỏa, ô tô, tàu thuỷ, máy bay là một số thành tựu tiêu biểu của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại. Vậy các cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai đạt được nhiều thành tựu cơ bản gì và có ý nghĩa như thế nào về kinh tế, xã hội, văn hóa? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 6: Cách mạng công nghiệp thời cận đại.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về thành tựu cơ bản của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được những thành tựu cơ bản của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất.

b. Nội dung: GV cho HS làm việc theo cặp, yêu cầu HS đọc thông tin mục 1, quan sát Hình 2 – Hình 6 và thực hiện nhiệm vụ theo Phiếu học tập số 1.

 - Hãy cho biết cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đạt được những thành tựu cơ bản nào?

 - Thành tựu nào có vai trò quan trọng nhất? Vì sao?

c. Sản phẩm học tập: HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 và nêu thành tựu có vai trò quan trọng nhất.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

 - GV dẫn dắt: Nhờ những điều kiện thuận lợi về kinh tế, chính trị, xã hội và kĩ thuật, khoảng nửa sau thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX, các nước tư bản đã tiến hành cách mạng công nghiệp. Anh là nước đi tiên phong, sau đó là các nước Pháp, Đức, Mỹ,...  - GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, đọc thông tin mục 1, quan sát Hình 2 – Hình 6 SGK tr.31, 32 và thực hiện nhiệm vụ: Hãy cho biết cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đạt được những thành tựu cơ bản nào?

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Thời gianThành tựu
Năm 1784 
Năm 1814 
Năm 1825 
 
 
 

 - GV trình chiếu cho HS quan sát video về thành tựu cơ bản của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất:  + Bước ngoặt trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất:

https://youtu.be/63tjyM5-xAI?si=tMUJvQtbx8nmFuPG (2:59 – 6:55)

 + Tổng quan cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất:

https://youtu.be/JKTH7xNGnOE?si=cV1168az2hHyr4sV (1:34 – 4:35)

 - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi: Thành tựu nào có vai trò quan trọng nhất? Vì sao?  - GV mở rộng kiến thức cho HS về tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đối với nước Anh – quốc gia mở đầu cho cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất: Máy móc nhanh chóng được đưa vào sản xuất, bộ mặt nước Anh hoàn toàn thay đổi, Anh đã trở thành “công xưởng của thế giới”.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

 - HS làm việc theo cặp, đọc thông tin, quan sát hình ảnh để thực hiện nhiệm vụ.  - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

 - GV mời đại diện các cặp trình bày về thành tựu cơ bản của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và kể tên thành tựu có vai trò quan trọng nhất.  - GV mời đại diện 1 – 2 HS và trả lời câu hỏi: Thành tựu có vai trò quan trọng nhất là máy hơi nước vì máy hơi nước được coi là mở đầu cho quá trình công nghiệp hóa, đã được ứng dụng trong tất cả các lĩnh vực từ sản xuất đến giao thông vận tải, đưa sản xuất từ lao động thủ công sang sản xuất lao động bằng máy móc.  - GV mời đại diện HS nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

 - GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ.  - GV kết luận: Đặc trưng của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất chính là sử dụng máy móc chạy bằng hơi nước/sử dụng năng lượng nước và động cơ hơi nước nước để cơ giới hóa sản xuất.  - GV chuyển sang nội dung mới.

1. Tìm hiểu về thành tựu cơ bản của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất

Đính kèm dưới Hoạt động 1.

 

Giáo án lịch sử 10 cánh diều bản mới nhất Bài 6: cách mạng công nghiệp thời cận đại

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Soạn giáo án Lịch sử 10 cánh diều bản mới nhất, soạn giáo án Bài 6: cách mạng công nghiệp thời cận lịch sử 10 cánh diều sách mới, bản cập nhật mới giáo án lịch sử 10 cánh diều Bài 6: cách mạng công nghiệp thời cận

Soạn mới giáo án Lịch sử 10 cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay