[Kết nối tri thức và cuộc sống] Giải tự nhiên xã hội 2 bài 22: Chăm sóc, bảo vệ cơ quan vận động

Hướng dẫn giải bài 22: Chăm sóc, bảo vệ cơ quan vận động trang 78 sgk tự nhiên xã hội 2 thuộc bộ sách Kết nối tri thức và cuộc sống. Đây là sách giáo khoa mới được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

[toc:ul]

Hoạt động mở đầu

Khi bị ngã em cảm thấy như thế nào? Cơ quan nào dễ bị thương nhất khi ngã?

Hoạt động khám phá

Quan sát hình dưới đây và nêu các việc làm cần thiết để chăm sóc, bảo vệ cơ quan vận động.

[Kết nối tri thức và cuộc sống] Giải tự nhiên xã hội 2 bài 22: Chăm sóc, bảo vệ cơ quan vận động[Kết nối tri thức và cuộc sống] Giải tự nhiên xã hội 2 bài 22: Chăm sóc, bảo vệ cơ quan vận động

Hoạt động thực hành

1. Kể những việc làm có lợi cho cơ quan vận động?

2. Em đã thực hiện được những việc làm nào?

Hoạt động vận dụng

1. Quan sát hình sau và giải thích vì sao tay bạn Minh phải bố bột.

[Kết nối tri thức và cuộc sống] Giải tự nhiên xã hội 2 bài 22: Chăm sóc, bảo vệ cơ quan vận động

2. Theo em, cần chú ý điều gì khi chơi thể thao để bảo vệ cơ quan vận động?

Lời giải:

Hoạt động mở đầu

Khi bị ngã em cảm thấy đau, nhức. Cơ quan dễ bị tổn thương nhất khi ngã là các cơ tay, cơ chân, xương tay, xương chân, khớp vai,...

Hoạt động khám phá

  • Hình 1: hai bạn nhỏ đang chơi cầu lông.
  • Hình 2: bạn nam đang học bài.
  • Hình 3: bạn nữ đang ăn cơm.
  • Hình 4: hai bạn nhỏ đang đi xe đạp.

Các ciệc làm cần thiết để chăm sóc, bảo vệ cơ quan vận động là vận động và ngồi học đúng tư thế, ăn uống đầy đủ, luyện tập thể dục đầu đủ và tránh không để bị trấn thương.

Hoạt động thực hành

1. Những việc làm có lợi cho cơ quan vận động là tập thể dục, ăn uống đầy đủ, ngồi học đúng tư thế và cẩn thận thi chơi thể thao.

2. Em đã thực hiện được ăn uống đầy đủ và tập thể dục thường xuyên.

Hoạt động vận dụng 

1. Tay bạn Minh phải bó bột vì Minh tranh bóng dẫn đến va chạm mạnh bị chấn thương.

2. Khi chơi thể thao để bảo vệ cơ quan vận động em sẽ cẩn thận tránh các cơ quan dễ bị tổn thương trên cơ thể và chơi đúng tư thế.

Hoạt động khám phá

1. Nêu các yêu cầu về tư thế ngồi học để cột sống không bị cong vẹo.

2. Em hãy tự nhận xét tư thế ngồi học của mình và điều chỉnh cho đúng.

Hoạt động thực hành

1. Chọn tư thế đúng trong mỗi hình dưới đây.

[Kết nối tri thức và cuộc sống] Giải tự nhiên xã hội 2 bài 22: Chăm sóc, bảo vệ cơ quan vận động

2. Nếu thực hiện tư thế sai như mỗi hình trên sẽ gây tác hại gì?

3. Thực hành tư thế đúng ở mỗi hình trên.

Hoạt động vận dụng

Chia sẻ với bạn cách em đã làm để phòng tránh vẹo cột sống.

Lời giải:

Hoạt động khám phá

1. Các yêu cầu về tư thế ngồi học để cột không bị cong vẹo:

  • Mắt cách vở khoảng 30 cm
  • Lưng thẳng
  • Hai tay đặt trên bàn.

2. Tư thế học của em chưa đúng vì chưa cách vở 30cm và chưa ngồi thẳng lưng.

Hoạt động thực hành

1. Các hình có tư thế đúng là: 1b, 2b, 3b và 4a.

2. Nếu thực hiện tư thế sai như mỗi hình trên sẽ gây đến đau hoặc vẹo cột sống.

3. Thực hành tư thế đúng ở mỗi hình trên.

Hoạt động vận dụng

Để phòng tránh cong vẹo cột sống em cần có tư thế ngồi học đúng, tư thế đúng khi đi hoặc đứng hoặc mang vác đò vật nặng .

Tìm kiếm google: Giải sách kết nối tri thức lớp 2, tự nhiên xã hội 2 sách KNTT, giải bài Chăm sóc, bảo vệ cơ quan vận động KNTT, giải TNXH 2 sách KNTTCS, sách kết nối tri thức NXBGD

Xem thêm các môn học

Giải tự nhiên xã hội 2 kết nối tri thức


Copyright @2024 - Designed by baivan.net