Đề thi, đề kiểm tra cuối kì 1 Ngữ Văn 11 Kết nối ( đề tham khảo số 9)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra cuối kì 1 Ngữ văn 11 Kết nối ( đề tham khảo số 9). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN 11 - KNTT

  1. PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) 

Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:

          Vụ tai nạn tại Gia Lâm (Hà Nội) ngày 29/2/2016 chắc vẫn ám ảnh lâu dài với nhiều người, bởi sự xót xa đau đớn tận cùng về cái chết oan uổng của 3 sinh linh vô tội. Nhưng, một nỗi xót xa khác cũng đang khiến nhiều người trăn trở, đó là sự vô cảm đến tàn nhẫn của con người. 

          Nỗi đau sau vụ tai nạn thảm khốc, kinh hoàng ngoài sức tưởng tượng xảy ra ở Gia Lâm ngày hôm qua vẫn cứa vào tâm can gia đình nạn nhân và những người ở lại.

Người ta thấy sự bàng hoàng, thất thần hoảng loạn chưa dứt trong đôi mắt, trên gương mặt của người mẹ mất con, người con mất cha, người chồng mất vợ. Cái chết của những người thân yêu đến trong một tích tắc, đầy oan uổng và đau đớn.

          Nhưng còn một nỗi đau, dai dẳng và ám ảnh không kém sự ám ảnh về những cái chết vô tội kia, đó là sự vô cảm tàn nhẫn của con người.

          Cháu bé không còn nguyên vẹn hình hài, thoi thóp thở những giây cuối cùng của cuộc sống trên đôi tay cô giáo. Và cô giáo ấy, trong nỗ lực bằng mọi giá cứu học trò nhỏ bé bỏng, đã phải bất lực nhìn những chiếc xe cố chen khỏi đám đông, thậm chí cả khi cửa xe mở rồi, cô bé được bế lên, tài xế vẫn nhấn ga, cuống cuồng bỏ đi, bỏ lại cô bé bơ vơ giữa lòng đường. (…)

(Nguồn: http://vtc.vn/thay-nguoi-thoi-thop-ben-duong-nhan-ga-chay-nhanh-sao-tan-ac-vay-dong-loai-oi.457.597201.htm)

Câu 1 (0.5 điểm): Xác định phong cách ngôn ngữ  của văn bản.

Câu 2 (0.5 điểm): Đặt nhan đề cho văn bản.

Câu 3: (1.0 điểm): Văn bản sử dụng phép lặp cú pháp. Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật của phép lặp đó.

Câu 4 (1.0 điểm): Các từ ngữ cố chen khỏi đám đông; vẫn nhấn ga; cuống cuồng bỏ đi… đạt hiệu quả nghệ thuật như thế nào trong việc thể hiện thái độ của những tài xế trước tai nạn?

PHẦN VIẾT (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm): Viết một đoạn văn ngắn khoảng 200 từ trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói: “Nhưng còn một nỗi đau, dai dẳng và ám ảnh không kém sự ám ảnh về những cái chết vô tội kia, đó là sự vô cảm tàn nhẫn của con người”.

Câu 2 (5.0 điểm): Phân tích hai khổ đầu bài thơ Tràng giang của Huy Cận.

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: NGỮ VĂN 11 – KẾT NỐI TRI THỨC

        A. PHẦN ĐỌC HIỂU: (3.0 điểm) 

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

- Đoạn văn thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí hoặc chính luận

0.5 điểm

Câu 2

- Có thể đặt tên cho văn bản: Vô cảm, Bệnh vô cảm, Thói thờ ơ…

0.5 điểm

Câu 3

- Phép điệp cú pháp: đó là sự vô cảm đến tàn nhẫn của con người (2 lần).

- Hiệu quả nghệ thuật: nhấn mạnh và tỏ thái độ lên án mạnh mẽ sự vô cảm của con người trước tai nạn giao thông thảm khốc.

1.0 điểm

Câu 4

- Các từ ngữ: cố chen khỏi đám đông; vẫn nhấn ga; cuống cuồng bỏ đi… đạt hiệu quả nghệ thuật trong việc thể hiện thái độ của những tài xế trước tai nạn.

- Dùng hàng loạt động từ mạnh như: cố chen, nhấn, cuống cuồng, ta thấy thái độ thờ ơ, lạnh lùng của những người tài xế khi họ có đủ điều kiện giúp đỡ người bị nạn mà vẫn không thực hiện.

  1.  điểm

B.PHẦN VIẾT: (7.0 điểm)

Đáp án

Điểm

Câu 1:

  • Giải thích:

+ Vô cảm là không có cảm xúc, tàn nhẫn là bất nhẫn và tàn tệ, không có lòng thương con người.

  • Bình luận: 

+ Người vô cảm đến tàn nhẫn sẽ biến mình thành kẻ sống ích kỉ, sống chỉ biết mình mà không biết người.

+ Sống vô cảm sẽ tác động rất lớn đến gia đình, xã hội. Xét trên hai góc độ pháp luật và đạo đức, họ là những kẻ đáng lên án… (lấy dẫn chứng)

+ Con người chạy theo đồng tiền, chạy theo vật chất mà quên đi giá trị của đời sống tinh thần. Coi đồng tiền cao hơn giá trị con người.

+ Một phần nữa cũng là do xã hội hiện đại quá bận rộn và đòi hỏi con người phải làm việc, làm việc và làm việc mà bỏ quên thời gian để trao nhau hơi ấm của tình thương, để ươm mầm cảm xúc.

+ Mở rộng vấn đề:

  • Thờ ơ, vô cảm là thái độ sống lệch chuẩn mực đạo đức

  • Lối sống bao dung, biết quan tâm, giúp đỡ người khác…

  • Bài học nhận thức:

+ Đây là thái độ, là cách sống tiêu cực đáng phê phán vì nó trái ngược với truyền thống đạo đức nhân ái, vị tha đã có từ bao đời của dân tộc ta. Bởi vậy chúng ta cần học tập lối sống lành mạnh, biết yêu thương sẻ chia đồng cảm với những người xung quanh.

+Tham gia các hoạt động xã hội có tính nhân văn cao như phong trào đền ơn đáp nghĩa, phong trào thanh niên lập nghiệp…

+ Xã hội cần lên án mạnh mẽ bệnh vô cảm, coi đó như là một cuộc chiến đấu để loại bỏ căn bệnh này ra khỏi xã hội ta.

2.0 điểm

Câu 2: 

  1. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận 

Cấu trúc bài cần nêu được đặt vấn đề, giải quyết vấn đề và kết luận 

5.0 điểm

0.5 điểm

  1. Xác định đúng vấn đề cần thể hiện

Phân tích hai khổ đầu bài thơ Tràng giang của Huy Cận.

Hướng dẫn chấm:

  • HS xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0.5 điểm

  • HS xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0 điểm

0.5 điểm

  1. Triển khai vấn đề thành các luận điểm trong bài văn nghị luận

HS có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một số gợi ý cần hướng tới:

  • Đặt vấn đề

+ Giới thiệu về tác giả, tác phẩm.

+ Giới thiệu hai khổ thơ đầu.

- Dẫn dắt vấn đề

* Luận điểm 1: Khổ 1

a. Thiên nhiên

- Mở ra hình ảnh dòng sông mênh mang sóng nước. Một con thuyền nhỏ bé trôi xuôi trên dòng nước và một cành củi khô bồng bềnh giữa sóng nước bao la.

- Bức tranh thiên nhiên quen thuộc mang đậm màu sắc cổ điển đường thi với hình ảnh dòng sông, sóng nước, con thuyền.

b. Tâm trạng con người

+ Từ láy sóng đôi “điệp điệp” và “song song” được đặt trong thế đăng đối trên dưới đã hòa nhập sóng nước vào sóng lòng. Lời thơ mở ra một không gian mênh mang và nỗi buồn trong câu một đến câu ba chuyển thành nỗi sầu theo những con sóng gối lên nhau vừa kết tụ vừa lan tỏa.

+ Nhịp 2-2-3 trầm buồn tượng như nhịp trôi của dòng sông cũng là nhịp trôi của dòng thời gian.

+ Cảm giác như dòng tràng giang đang trôi chảy giữa đôi bờ một bên vô cùng thời gian, một bên vô tận không gian.

+ Hình ảnh “con thuyền xuôi mái” gợi cảm giác trôi nổi.

+ Cặp tiểu đối “thuyền về” - “nước lại” gợi cảm nhận về sự chia lìa. Con thuyền trôi trên mặt nước mà như đang chia bóng với dòng nước, khơi gợi nỗi buồn về thân phận nổi lênh vô định.

+ Phép đảo ngữ “củi một cành khô” gợi nỗi buồn khô héo. Chi tiết thơ đầy ám ảnh bởi nó là kết quả của quá trình lao động và lựa chọn kỹ lưỡng công phu của nhà thơ.

c. Tiểu kết

+ Sự đối lập giữa hình ảnh dòng sông bao la rộng lớn với những tạo vật nhỏ bé hữu hạn gợi ra nỗi buồn về sự chìm nổi lưu lạc.

+ Hình ảnh Tràng Giang không chỉ là dòng sông mà còn là dòng đời và con thuyền của cuộc đời trôi dạt trên mặt nước không chỉ là những hình ảnh thực mà còn là biểu tượng cho kiếp sống lênh đênh lạc loài trên dòng đời trôi chảy.

* Luận điểm 2: Khổ 2

a. Thiên nhiên

+ Không gian ba chiều mở ra vô tận và giãn nở cùng từng vạt nắng chiếu xuống lòng sông đẩy bầu trời lên cao thêm, vũ trụ trở nên cao chót vót. “Sông dài, trời rộng” dường như không còn đường biên.

+ Giữa không gian bao la ý những “cồn cát” nhỏ bé đìu hưu và tiếng chợ chiều vọng lại xơ xác mơ hồ như có như không.

+ Thiên nhiên hiện ra như một bức tranh vừa hoang sơ vừa cổ kính, và khi đối diện thiên nhiên ấy con người dường như đang đi trên ranh giới của cõi trần thế với cõi hư vô.

b. Tâm trạng con người

+ “Lơ thơ” đầu câu, “đìu hiu” cuối câu tô đập cảm giác bơ vơ của cái tôi trữ tình. Nhà thơ thấy mình giống như những cồn nhỏ bị vây bọc bởi sự trống vắng quạnh hiu.

+ “Sâu chót vót” là kết hợp từ độc đáo thể hiện cảm nhận mới mẻ. “Chót vót” là từ láy chỉ chiều cao, ở đây tác giả dùng để chỉ chiều sâu hun hút của cái ngước nhìn lên như muốn xuyên vào lòng vũ trụ để cảm nhận cái thăm thẳm hoang lạnh trong đáy hồn mình cũng như trong lòng nhân thế

+ “Dài rộng”, “cô liêu” ở câu dưới diễn tả tâm trạng cô quạnh

+ Âm thanh tiếng chợ chiều gợi sự sống tan tác tàn lụi, hiển hiện giữa không gian 3 chiều mơ hồ hư thực.

c. Tiểu kết

Sự đối lập giữa hữu hạn và vô hạn gợi nỗi buồn hoang vắng, cô liêu của một cái tôi mất mối liên hệ với vũ trụ, không tìm thấy điểm tựa ở cuộc đời.

* Đặc sắc nghệ thuật

- Ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh, cảm xúc.

- Kết luận: Nêu cảm nhận của bản thân về hai khổ thơ.

- Hướng dẫn chấm:

+ Phân tích đầy đủ, sâu sắc, dẫn chứng phù hợp, thuyết phục: 3 điểm.

+ Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 2 điểm – 2.75 điểm.

+ Phân tích chung chung, sơ sài: 0.5 - 1.0 điểm.

3.0 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0.5 điểm

e. Sáng tạo

- Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0.5 điểm

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: NGỮ VĂN 11 – KẾT NỐI TRI THỨC

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Đọc hiểu văn bản

0

2

0

1

 

 

 

 

0

3

2

Thực hành tiếng Việt

 

 

  

 

 

0

1

0

1

1

Viết

 

 

 

 

0

2

 

 

0

2

7

Tổng số câu TN/TL

0

2

0

1

0

2

0

1

0

6

10

Điểm số

0

1.5

0

0.5

0

7

0

1

0

10

10

Tổng số điểm

1.5 điểm

15%

0.5 điểm

5%

7.0 điểm

70%

1.0 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm

IV. BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: NGỮ VĂN 11 – KẾT NỐI TRI THỨC

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(số ý)

TN

(số câu)

TL

(số ý)

TN

(số câu)

ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

4

0

 

 

 

 

 

 

 

Nhận biết

 

- Nhận biết được thể thơ, từ ngữ, vần nhịp, các biện pháp tu từ trong bài thơ.

-   Nhận biết được phong cách ngôn ngữ phương thức biểu đạt.

- Nhận biết được bố cục, những hình ảnh tiêu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ.

2

0

 

C1,4

Thông 

hiểu

 

  • Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ văn bản

  • Hiểu được nội dung chính của văn bản

  • Rút ra được chủ đề thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc

  • Hiểu được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, vần nhịp, biện pháp tu từ.

1

0

 

C2

Vận dụng cao

  • Nhận biết biện pháp tu từ sử dụng trong đoạn văn và hiệu quả nghệ thuật của biện pháp đó

1

0

 

C3

VIẾT

2

0

 

 

 

Vận dụng 

- Trình bày được những cảm nhận sâu sắc và rút ra được những bài học ứng xử cho bản thân.

- Đánh giá được nét độc đáo của bài thể hiện qua cách nhìn riêng về con người, cuộc sống, qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu.

- Thông điệp từ văn bản.

1

0

 

C1 phần viết

- *Nhận biết:

- Xác định được cấu trúc bài văn nghị luận phân tích 2 khổ thơ đầu bài Tràng giang.

- Xác định được kiểu bài phân tích thơ.

- Giới thiệu tác giả tác phẩm

- Khái quát về 2 khổ thơ đầu.

*Thông hiểu

- Những đặc điểm nổi bật của tác phẩm  ( thể thơ, cách gieo vần, tình cảm của nhân vật trữ tình)

- Lí giải được một số đặc điểm của thể loại qua tác phẩm

- Phân tích cụ thể, rõ ràng về tác phẩm (khổ 1-2, cách gieo vần, hình ảnh,....)

*Vận dụng:

- Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận để phân tích, cảm nhận về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm

- Nhận xét về nội dung nghệ thuật của tác phẩm: vị trí, đóng góp của tác giả

1

0

 

C2 phần viết

Tìm kiếm google: Đề thi Ngữ văn 11 kết nối tri thức, bộ đề thi ôn tập theo kì Ngữ văn 11 kết nối tri thức, đề kiểm tra cuối kì 1 ngữ văn 11 kết nối

Xem thêm các môn học

Bộ đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn 11 KNTT


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com