Đề thi, đề kiểm tra cuối kì 2 Ngữ Văn 11 Chân trời ( đề tham khảo số 5)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra cuối kì 2 Ngữ văn 11 Chân trời ( đề tham khảo số 5). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN 11 - CTST

  1. PHẦN ĐỌC HIỂU (5.0 điểm) 

Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:

[...]“Đừng vui quá. Sẽ đến lúc buồn.

Đừng quá buồn. Sẽ có lúc vui.

Tiến bước mà đánh mất mình. Con ơi, dừng lại.

Lùi bước để hiểu mình. Con cứ lùi thêm nhiều bước nữa. Chẳng sao.

Hãy ngước nhìn lên cao để thấy mình còn thấp.

Nhìn xuống thấp. Để biết mình chưa cao.

Con hãy nghĩ về tương lai. Nhưng đừng quên quá khứ. 

Hy vọng vào ngày mai. Nhưng đừng buông xuôi hôm nay.

May rủi là chuyện cuộc đời. Nhưng cuộc đời nào chỉ chuyện rủi may.

Hãy nói thật ít. Để làm được nhiều - những điều có nghĩa của trái tim.

Nếu cần, con hãy đi thật xa. Để mang về những hạt giống mới. Rồi dâng tặng cho đời. Dù chẳng được trả công.”[…]

(Trích “Gửi con”, Bùi Nguyễn Trường Kiên, Ru cho một thuở, 

NXB Văn hoá – Văn nghệ, 2015)

Câu 1 (1.0 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên.

Câu 2 (1.0 điểm). Anh/chị hãy tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau:

“Đừng vui quá. Sẽ đến lúc buồn.

Đừng quá buồn. Sẽ có lúc vui”

Câu 3 (1.0 điểm). Theo anh/chị, thông điệp người cha muốn nhắn gửi đến con mình trong hai câu thơ sau là gì?

Hãy ngước nhìn lên cao để thấy mình còn thấp.

Nhìn xuống thấp. Để biết mình chưa cao.

Câu 4 (2.0 điểm): Anh/chị hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về lời dạy của cha. “Nếu cần, con hãy đi thật xa. Để mang về những hạt giống mới. Rồi dâng tặng cho đời. Dù chẳng được trả công.”

PHẦN VIẾT (5.0 điểm)

Câu 1 (5.0 điểm): Dân tộc ta có truyền thống “Tôn sư trọng đạo”. Theo anh (chị), truyền thống ấy được nối tiếp như thế nào trong thực tế cuộc sống hiện nay?

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: NGỮ VĂN 11 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

A. PHẦN ĐỌC HIỂU: (5.0 điểm) 

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

  • Hai phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên là biểu cảm và nghị luận.

1.0 điểm

Câu 2

- Xác định: Phép điệp, tương phản/đối.

- Giá trị: Nhấn mạnh những quy luật cảm xúc, đời sống, sự chuyển hóa các cung bậc đối nghịch nhau, tạo nhịp điệu cho câu thơ.

1.0 điểm

Câu 3

- Hai dòng thơ: Hãy ngước nhìn lên cao để thấy mình còn thấp/Nhìn xuống thấp. Để biết mình chưa cao nhắn gửi tới người đọc hãy biết khiêm tốn, không ngừng học hỏi để hoàn thiện bản thân.

1.0 điểm

Câu 4

- Ý nghĩa hai câu thơ: Nếu cần, con hãy đi thật xa. Để mang về những hạt giống mới./Rồi dâng tặng cho đời. Dù chẳng được trả công…

- Hãy đi xa để mở rộng tầm mắt, để học hỏi kinh nghiệm, tích lũy kiến thức thực tế.

- Đem những thứ mình học được để giúp đỡ những người khác mà không mong họ đền đáp lại.

 

- Thể hiện một cách đánh giá con người chủ quan, phiến diện, thiếu đi sự độ lượng, bao dung cần thiết để nhìn nhận, đánh giá người khác một cách toàn diện.

2.0 điểm

B.PHẦN VIẾT: (5.0 điểm)

Đáp án

Điểm

Câu 1: 

  1. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận 

Cấu trúc bài cần nêu được đặt vấn đề, giải quyết vấn đề và kết luận 

0.5 điểm

  1. Xác định đúng vấn đề cần thể hiện

Dân tộc ta có truyền thống “Tôn sư trọng đạo”. Theo anh (chị), truyền thống ấy được nối tiếp như thế nào trong thực tế cuộc sống hiện nay?

Hướng dẫn chấm:

  • HS xác định đúng vấn đề cần nghị luận : 0.5 điểm

  • HS xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0  điểm

0.5 điểm

  1. Triển khai vấn đề thành các luận điểm trong bài văn nghị luận

HS có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng.  Dưới đây là một số gợi ý cần hướng tới:

  1. Đặt vấn đề

+ Giới thiệu vấn đề

  1. Giải quyết vấn đề

Giải thích tôn sư trọng đạo là gì?

+ Thể hiện như thế nào cả quá khứ lẫn hiện tại?

+ Vì sao cần phải kế thừa phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo?

+ Liên hệ thực tế hiện nay

  1. Kết luận

Hướng dẫn chấm:

- Phân tích đầy đủ, sâu sắc, dẫn chứng phù hợp, thuyết phục: 3 điểm.

- Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 2 điểm – 2.75 điểm.

- Phân tích chung chung, sơ sài: 0.5 - 1.0 điểm.

3.0 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0.5 điểm

e. Sáng tạo

- Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0.5 điểm

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: NGỮ VĂN 11 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Đọc hiểu văn bản

0

1

0

1

 

 

 

 

0

2

2

Thực hành tiếng Việt

 

 

 

 

 

 

0

1

0

1

1

Viết

 

 

 

 

0

2

 

 

0

2

7

Tổng số câu TN/TL

0

1

0

1

0

2

0

1

0

5

10

Điểm số

0

1

0

1

0

7

0

1

0

10

10

Tổng số điểm

1.0 điểm

10%

1.0 điểm

10%

7.0 điểm

70%

1.0 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm

IV. BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA  HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: NGỮ VĂN 11 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL 

(số ý)

TN 

(số câu)

TL

(số ý)

TN 

(số câu)

ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

4

0

 

 

 

 

 

 

 

Nhận biết

 

- Nhận biết được thể thơ, từ ngữ, vần nhịp, các biện pháp tu từ trong bài thơ.

-   Nhận biết được phong cách ngôn ngữ phương thức biểu đạt.

-   Nhận biết được bố cục, những hình ảnh tiêu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ.

1

0

 

C1

 

 

 

 

 

 

Thông hiểu

 

  • Hiểu và lí giải được tình cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.

  • Hiểu được nội dung chính của văn bản

  • Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. 

1

0

 

C3

 

Vận dụng

  • Trình bày được những cảm nhận sâu sắc rút ra được những bài học ứng xử cho bản thân.

  • Đánh giá nét độc đáo của văn bản thể hiện qua cách nhìn riêng về con người, cuộc sống qua cách sử dụng từ ngữ hình ảnh và giọng điệu.

  • Thông điệp từ văn bản

1

0

 

C2

Vận dụng cao

  • Xác định biện pháp tu từ trong câu thơ và tác dụng của biện pháp đó.

1

0

 

C4

VIẾT

1

0

 

 

 

Vận dụng

 

Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá một tác phẩm truyện/thơ:

*Nhận biết

- Xác định được cấu trúc bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ/truyện.

- Xác định được kiểu bài phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ/truyện; vấn đề nghị luận (chủ đề, những đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng)

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

*Thông hiểu

- Những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm truyện/thơ

- Lý giải được một số đặc điểm của thể loại qua tác phẩm

- Phân tích cụ thể rõ ràng về tác phẩm thơ/truyện (chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng) với những cứ liệu sinh động.

* Vận dụng

- Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu các phép liên kết các phương thức biểu đạt các thao tác lập luận để phân tích, cảm nhận về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm thơ/ truyện

 Nhận xét về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm thơ/truyện; vị trí, đóng góp của tác giả.

 

1

 

0

 

 

C1 phần tự luận

 

Tìm kiếm google: Đề thi Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo, bộ đề thi ôn tập theo kì Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo, đề kiểm tra cuối kì 2 ngữ văn 11 chân trời

Xem thêm các môn học

Bộ đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn 11 CTST


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com