Đề thi, đề kiểm tra giữa học kì 2 Sinh học 11 cánh diều (đề tham khảo số 4)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra giữa học kì 2 Sinh học 11 cánh diều (đề tham khảo số 4). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 SINH HỌC 11 CÁNH DIỀU                          

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm) 

    Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Sinh vật nhận tín hiệu từ môi trường nhờ các 

A. thụ thể. B. cơ. C. tuyến. D. hormone.

Câu 2. Ở sinh vật có hệ thần kinh, bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin là các

A. synapse. B. hormone. C. neuron. D. enzyme.

Câu 3. Phản ứng vận động sinh trưởng của thực vật đối với tác nhân kích thích theo một hướng xác định là

A. ứng động sinh trưởng. B. hướng động.

C. ứng động sức trương. D. hướng sáng.

Câu 4. Nguyên nhân của hiện tượng thân cây luôn mọc vươn về phía có ánh sáng là

A. auxin phân bố tập trung ở đỉnh chồi.

B. auxin phân bố đồng đều ở hai phía sáng và tối của cây.

C. auxin phân bố nhiều hơn về phía sáng của cây.

D. auxin phân bố tập trung về phía đối diện với nguồn sáng của cây.

Câu 5. Bộ phận nào của cây hướng sáng âm?

A. Đỉnh rễ. B. Đỉnh thân. C. Lá. D. Chồi bên.

Câu 6. Gián, chuồn chuồn, giun kim, sam... có hệ thần kinh dạng nào?

A. Chưa có hệ thần kinh. B. Hệ thần kinh dạng lưới.

C. Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch. D. Hệ thần kinh dạng ống.

Câu 7. Bộ phận trên cơ thể có thụ thể tiếp nhận kích thích ánh sáng?

A. Mắt. B. Lưỡi. C. Tai. D. Mũi.

Câu 8. Đặc điểm của phản xạ có điều kiện là

A. bẩm sinh. B. di truyền.

C. có tính chất cá thể. D. rất bền vững

Câu 9. Điền vào chỗ chấm: “ … là chuỗi các hoạt động của … trả lời các kích thích từ môi trường.”

A, phản xạ - thực vật. B. tập tính - động vật.

C. phản xạ - động vật. D. tập tính - thực vật.

Câu 10. Đặc điểm của tập tính hỗn hợp là

A. tính di truyền, tính cá thể. B. tính di truyền, tính ổn định.

C. tính cá thể, tính ổn định. D. tính độc lập, tính ổn định.

Câu 11. Hình thức học tập có sự liên hệ giữa các kích thích với nhau, gồm hai kiểu: kiểu học kinh điển (kiểu Pavlov) và kiểu học hành động (thử và sai, Skinner) là

A. in vết. B. học liên hệ. C. quen nhờn. D. học xã hội.

Câu 12. Sinh trưởng ở sinh vật là

A. sự biến đổi về cấu trúc của mô, cơ quan và cơ thể.

B. sự biến đổi về chức năng của mô, cơ quan và cơ thể.

C. sự biến đổi về cấu trúc và chức năng của tế bào.

D. sự tăng về khối lượng và kích thước của cơ quan hoặc cơ thể.

Câu 13. Tuổi thọ của loài (tuổi sinh thái) là

A. tính từ khi sinh ra cho đến khi chết, mỗi cá thể chịu tác động khác nhau của các nhân tố sinh thái.

B. tính từ khi sinh ra cho đến khi chết, mỗi cá thể chịu tác động giống nhau của các nhân tố sinh thái..

C. tính từ khi sinh ra cho đến khi chết vì già.

D. tính từ khi sinh ra cho đến khi chết vì bệnh tật.

Câu 14. Hiện tượng ưu thế đỉnh ở thực vật do hormone nào gây ra?

A. Abscisic acid. B. Auxin. C. Cytokinin. D. Gibberellin.

Câu 15. Hormone thực vật là

A. các chất hữu cơ hình thành từ quá trình trao đổi chất, với liều lượng rất nhỏ có tác động điều tiết các quá trình sinh trưởng, phát triển của cơ thể thực vật.

B. các chất vô cơ hình thành từ quá trình trao đổi chất, với liều lượng rất nhỏ có tác động điều tiết các quá trình sinh trưởng, phát triển của cơ thể thực vật.

C. carbohydrate được hình thành từ quá trình trao đổi chất, với liều lượng rất nhỏ có tác động điều tiết các quá trình sinh trưởng, phát triển của cơ thể thực vật.

D. lipid được hình thành từ quá trình trao đổi chất, với liều lượng rất nhỏ có tác động điều tiết các quá trình sinh trưởng, phát triển của cơ thể thực vật.

Câu 16. Nhóm hormone kích thích sinh trưởng ở thực vật là

A. auxin, ethylene. B. cytokinin, ethylene.

C. gibberellin, auxin. D. gibberellin, abscisic acid.

Câu 17. Trật tự nào sau đây thể hiện đúng cơ chế cảm ứng ở sinh vật?

A. Thu nhận kích thích - Phân tích và tổng hợp thông tin - Dẫn truyền kích thích → Trả lời kích thích.

B. Thu nhận kích thích → Dẫn truyền kích thích → Phân tích và tổng hợp thông tin → Trả lời kích thích.

C. Dẫn truyền kích thích Thu nhận kích thích thông tin → Trả lời kích thích. Phân tích và tổng hợp

D. Phân tích và tổng hợp thông tin → Trả lời kích thích → Dẫn truyền kích thích → Thu nhận kích thích.

Câu 18. Đặc điểm cảm ứng nào sau đây không phải là đặc điểm cảm ứng của thực vật?

A. Phản ứng dễ nhận thấy ngay.

 

B. Phản ứng diễn ra chậm.

C. Phản ứng bằng sự thay đổi hình thái hoặc sự vận động các cơ quan.

D. Phản ứng được kiểm soát bởi hormone.

Câu 19. Trong các ví dụ dưới đây, có bao nhiêu ví dụ thuộc kiểu hướng động?

1. Vận động bắt mồi của cây gọng vó.

2. Vận động đóng mở của khí khổng.

3. Vận động uốn cong của thân cây non về phía ánh sáng.

4. Vận động leo giàn của cây thiên lí.

5. Vận động tránh xa chất độc trong đất của rễ

6. Vận động cụp, nở hoa của cây mười giờ.

A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.

Câu 20. Những bộ phận của một neuron điển hình gồm:

(1) Màng tế bào (2) Chất dẫn truyền thần kinh

(3) Khe synap (4) Nhân tế bào

(5) Sợi trục, sợi nhánh (6) Tơ cơ

A. (1), (2), (3) và (4). B. (2), (3), (5) và (6).

C. (1), (2), (4) và (5). D. (2), (3), (4) và (5).

Câu 21. Ý nào không đúng đối với phản xạ?

A. Phản xạ chỉ có ở những sinh vật có hệ thần kinh.         

B. Phản xạ được thực hiện nhờ cung phản xạ.

C. Phản xạ được coi là một dạng điển hình của cảm ứng. 

D. Phản xạ là khái niệm rộng hơn cảm ứng.

Câu 22. Người ta làm thí nghiệm nuôi các chim non trong một vùng rộng lớn mà không có chim bố mẹ. Đến khi trưởng thành, các chim con cũng tha rác và cỏ về một chỗ nhưng chúng không được làm tổ. Điều này chứng tỏ

A. sự chăm sóc của con người đã làm mất bản năng làm tổ ở chim.

B. tập tính làm tổ được hình thành qua quá trình học tập.

C. tập tính làm tổ vừa mang tính bẩm sinh, vừa phải học tập.

D. chỉ những cá thể đã qua sinh sản mới biết làm tổ.

Câu 23. Phát biểu nào sau đây về dấu hiệu đặc trưng của sinh trưởng và phát triển là không đúng?

A. Sự tăng khối lượng, kích thước, số lượng tế bào dẫn đến tăng khối lượng, kích thước cơ thể.

B. Tốc độ tăng trưởng và phân chia tế bào giống nhau ở các bộ phận khác nhau.

C. Sự phát triển của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể có thời điểm bắt đầu và tốc độ khác nhau tùy theo từng giai đoạn.

D. Quá trình phát triển được điều hòa bởi các yếu tố bên trong và bên ngoài cơ thể.

Câu 24. Phát biểu nào sau đây về sinh trưởng thứ cấp là không đúng?

A. Sinh trưởng thứ cấp do mô phân sinh bên tạo nên.

B. Sinh trưởng thứ cấp làm tăng đường kính thân, rễ.

C. Sinh trưởng thứ cấp chỉ có ở cây Hai lá mầm.

D. Sinh trưởng thứ cấp chỉ tạo ra mạch gỗ và mạch rây thứ cấp.

Câu 25. Nội dung nào sau đây không đúng về ứng dụng cây muồng đen trong sản xuất hồ tiêu?

A. Cây muồng đen có khả năng vừa làm trụ, vừa chắn gió, vừa tạo bóng mát cho cây hồ tiêu theo mô hình nông - lâm kết hợp.

B. Giúp giảm chi phí đầu tư.

C. Hạn chế tình trạng phá rừng, cải tạo đất vườn đồi.

D. Ngăn chặn được tất cả các dịch bệnh lây lan cho hồ tiêu.

Câu 26. Khi phát hiện bạn bè hoặc người thân có hành vi sử dụng chất ma túy, em nên lựa chọn cách xử lí nào dưới đây?

A. Đề nghị bạn/người thân cho mình sử dụng thử một lần để biết cảm giác.

B. Im lặng và không quan tâm vì việc đó không ảnh hưởng gì tới mình.

C. Nhanh chóng báo cáo thông tin tới cơ quan chức năng gần nhất.

D. Che dấu thông tin để bảo vệ người thân, bạn bè.

Câu 27. Tập tính của những loài nào được người ta sử dụng làm thiên địch để phòng trừ sâu hại trong sản xuất nông nghiệp?

1. Nhện nước. 2. Kiến ba khoang. 3. Rầy nâu.

4. Rệp. 5. Bọ rùa đỏ. 6. Kiến vàng.

Số đáp án đúng là

A. 6. B. 5. C. 4. D. 3.

Câu 28. Cho các ứng dụng sau đây, có bao nhiêu ứng dụng dựa trên kiến thức về sinh trưởng và phát triển ở thực vật?

1. Dùng chất kích thích sinh trưởng để thúc đẩy tăng chiều cao ở cây đay.

2. Ngắt lá ở cây đào vào dịp Tết để hạn chế sinh trưởng, thúc đẩy phát triển ra hoa.

3. Trồng xen canh cây cà chua và cây diếp cá trong cùng một khu vườn.

4. Làm luống cao cho cây khoai lang, khoai tây và tưới nước theo rãnh.

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1. (1 điểm): Giải thích tại sao một số biện pháp sau thường được sử dụng trong thực tiễn.

(1)  Auxin (hoặc các auxin nhân tạo như IBA, NAA) ở nồng độ thích hợp được sử dụng trong giâm cành.

(2) Phun Gibberellin lên cây đay khi cây được cung cấp đủ nước và chất dinh dưỡng.

Câu 2. (1 điểm): Để bảo vệ hệ thần kinh, chúng ta cần phải làm gì trong học tập và sinh hoạt hằng ngày?

Câu 3. (1 điểm)Hình ảnh dưới đây là hiện tượng “vòng tròn tử thần” ở loài kiến quân đội. Hiện tượng này xảy ra khi con kiến đầu đàn bị mất phương hướng và đi thành vòng, những con kiến còn lại trong đàn đi theo kiến đầu đàn thành vòng liên tục cho đến khi kiệt sức và chết. Hãy giải thích hiện tượng trên.

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA SINH HỌC 11 CÁNH DIỀU GIỮA HỌC KÌ 2 (2023 - 2024)

MÔN: SINH HỌC 11 - CÁNH DIỀU

        A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (7,0 điểm) 

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.   

1 - A

2 - C

3 - B

4 - D

5 - A

6 - C

7 - A

8 - C

9 - B

10 - A

11 - B

12 - D

13 - A

14 - B

15 - A

16 - C

17 - B

18 - A

19 - B

20 - C

21 - D

22 - C

23 - B

24 - D

25 - D

26 - C

27 - C

28 - C

    

B. PHẦN TỰ LUẬN(3,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1 

(1,0 điểm)

(1) Auxin (hoặc các auxin nhân tạo như IBA, NAA) có tác dụng kích thích tạo rễ bất định.

(2) Gibberellin có tác dụng kéo dài thân cây đay nên làm tăng sản lượng sợi. Tuy nhiên, chi khi được cung cấp đủ nước và chất dinh dưỡng, cây mới sinh trưởng mạnh dưới tác động của gibberellin ngoại sinh.

0,5

 

 

0,5

Câu 2

(1 điểm)

Một số biện pháp bảo vệ hệ thần kinh:

- Đảm bảo giấc ngủ hằng ngày hợp lí (ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc).

- Có chế độ lao động và nghỉ ngơi hợp lí, tránh căng thẳng, mệt mỏi kéo dài.

- Không lạm dụng chất ức chế hoạt động của hệ thần kinh cũng như các loại thuốc giảm đau.

- Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên.

Mỗi ý đúng 0,25 điểm, tối đa 1 điểm

Câu 3

(1 điểm)

- Kiến quân đội là loài mù bẩm sinh, chúng có thể nhận biết đường đi là nhờ tín hiệu pheromone do đồng loại tiết ra.

- Nếu con đầu đàn bị mất phương hướng và đi theo vòng tròn, các con kiến còn lại trong đàn sẽ liên tục đi theo dựa vào tín hiệu pheromone dẫn đến cả đàn sẽ mắc kẹt trong vòng tròn đó. Do có tập tính xã hội rất cao nên chúng cứ di chuyển liên tục theo đàn cho đến khi chết vì kiệt sức.

0,25

 

 

0,75

 

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA SINH HỌC 11 CÁNH DIỀU GIỮA HỌC KÌ 2 (2023 - 2024) 

MÔN: SINH HỌC 11 - CÁNH DIỀU

 

NỘI DUNG

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1. Khái quát về cảm ứng ở sinh vật

2

 

1

     

3

 

0,75

2. Cảm ứng ở thực vật

3

 

2

 

1

   

6

 

1,5

3. Cảm ứng ở động vật

3

 

2

 

1

1

  

6

1

2,5

4. Tập tính ở động vật

3

 

1

 

1

  

1

5

1

2,25

5. Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

2

 

1

     

3

 

0,75

6. Sinh trưởng và phát triển ở thực vật

3

 

1

1

1

   

5

1

2,25

Tổng số câu TN/TL

16

0

8

1

4

0

0

1

28

3

10

Điểm số

4,0

0

2,0

1,0

1,0

1,0

0

1,0

7,0

3,0

10

Tổng số điểm

4,0 điểm

40 %

3,0 điểm

30 %

2,0 điểm

20 %

1,0 điểm

10 %

10 điểm

100 %

100%

 

IV. BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA SINH HỌC 11 CÁNH DIỀU GIỮA HỌC KÌ 2 (2023 - 2024) 

MÔN: SINH HỌC 11 - CÁNH DIỀU

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL 

(số câu)

TN 

(số câu)

TL

 

TN 

CHỦ ĐỀ 2. CẢM ỨNG Ở SINH VẬT

2

20

  

Khái quát về cảm ứng ở sinh vật

Nhận biết

Nhận biết được khái niệm, cơ chế cảm ứng ở sinh vật.

 

2

 

C1, C2

Thông hiểu

Chỉ ra được trật tự cơ chế cảm ứng ở sinh vật.

 

1

 

C17

Cảm ứng ở thực vật

Nhận biết

- Nhận biết được khái niệm cảm ứng ở thực vật, hướng động, ứng động.

- Nhận biết cơ chế cảm ứng ở thực vật.

 

3

 

C3, C4, C5

Thông hiểu

- Chỉ ra được các ví dụ thuộc kiểu hướng động, ứng động.

- Xác định đặc điểm cảm ứng ở thực vật.

 

2

 

C18, C19

Vận dụng

- Vận dụng được hiểu biết về cảm ứng ở thực vật vào thực tiễn.

 

1

 

C25

Cảm ứng ở động vật

Nhận biết

- Nhận biết được các hình thức cảm ứng ở động vật.

- Nhận biết các dạng thụ thể trong cung phản xạ.

- Nhận biết đặc điểm của phản xạ có điều kiện.

 

3

 

C6, C7, C8

Thông hiểu

- Chỉ ra các bộ phận của một neuron.

- Xác định nội dung không đúng về phản xạ.

 

2

 

C20, C21

Vận dụng

- Xử lí tình huống về nghiện ma túy.

- Dựa vào kiến thức đã học, liên hệ chăm sóc sức khỏe bản thân.

1

1

C2

C26

Tập tính ở động vật

Nhận biết

- Nhận biết được khái niệm và vai trò của tập tính ở động vật.

- Nhận biết các tập tính bẩm sinh, học được.

- Nhận biết khái niệm một số hình thức học tập ở động vật.

 

3

 

C9, C10, C11

Thông hiểu

Chỉ ra một số hình thức học tập ở động vật.

 

1

 

C22

Vận dụng

Ứng dụng những hiểu biết về tập tính vào đời sống.

1

1

C3

C27

CHỦ ĐỀ 3. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT

1

   

Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

Nhận biết

- Nhận biết được mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển.

- Nhận biết khái niệm vòng đời và tuổi thọ ở sinh vật.

 

2

 

C12, C13

Thông hiểu

Chỉ ra phát biểu không đúng về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật.

 

1

 

C23

Sinh trưởng và phát triển ở thực vật

Nhận biết

- Nhận biết mô phân sinh.

- Nhận biết hormone thực vật (khái niệm, vai trò, phân loại).

 

3

 

C14, C15,

C16

Thông hiểu

- Chỉ ra được phát biểu không đúng về sinh trưởng sơ cấp ở thực vật.

- Giải thích vai trò của phytohormone trong một số trường hợp.

1

1

C1

C24

Vận dụng

- Ứng dụng sinh trưởng và phát triển ở thực vật vào trong thực tiễn.

 

1

 

C28

 

Tìm kiếm google: Đề thi sinh học 11 cánh diều, bộ đề thi ôn tập theo kì sinh học 11 cánh diều, đề kiểm tra giữa học kì 2 Sinh học 11 cánh diều

Xem thêm các môn học

Đề thi, đề kiểm tra Sinh học 11 cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com