Đề thi, đề kiểm tra giữa kì 1 Tiếng việt 4 Chân trời ( đề tham khảo số 2)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra giữa kì 1 Tiếng việt 4 Chân trời ( đề tham khảo số 2). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ THI MÔN: TIẾNG VIỆT 4 - CTST

A. TIẾNG VIỆT (6,0 điểm)

1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau:

Điều kì diệu của mùa đông

Cây Bàng cuối phố xòe ra tán cây rộng như một cái ô xanh, đẹp như bàn tay trẻ con, vẫy đùa trong gió. Nó vừa nở những bông hoa trắng xanh, nhỏ li ti như ngàn ngôi sao lấp ló sau chùm lá. Lá Non hỏi cây mẹ:

- Con có thể thành hoa không hả mẹ?

- Ồ không ! – Cây Bàng đu đưa tán lá – Con là lá xanh của mẹ, con làm nên tán cây che nắng cho người.

- Nhưng con thích màu đỏ rực cơ!

- Mỗi vật có một sắc màu và ý nghĩa riêng con ạ.

Lá Non im lặng, nó thầm mong hoá thành chiếc lá đỏ. Mong ước của Lá Non, Cây Bàng biết. Dòng nhựa theo cành chảy vào lá, vào quả, vào hoa… giúp cây thấu hiểu hết.

Cây Bàng lặng lẽ thu hết những chùm nắng hè chói chang vào thân mình, có lúc, cây cảm thấy như sắp bốc cháy. Rễ cây vội đâm sâu vào lòng đất tìm mạch nước mát hối hả đưa lên lá cành. Cây Bàng mong làm nên điều kì diệu…

Thu đến. Muôn lá cây chuyển sang sắc vàng. Cây Bàng cần mẫn truyền lên những chiếc lá nguồn sống chắt chiu từ nắng lửa mùa hè và dòng nước ngọt của lòng đất. Thân cây sạm màu, khô cứng, gốc sần sùi, nứt nẻ…

Đông tới. Cây cối trơ cành, rụng lá. Mưa phùn mang cái lạnh thấu xương… Nhưng kia! Một màu đỏ rực rỡ bừng lên trên cây Bàng: mỗi chiếc lá như một cánh hoa đỏ màu nắng mang trong mình dòng nước mát ngọt từ lòng đất.

- Mẹ ơi!… – Chiếc lá thầm thì điều gì đó với Cây Bàng.

(Theo Quỳnh Trâm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1 (0,5 điểm). Lá Non thầm mong ước điều gì?

A. Hóa thành một chiếc lá vàng.

B. Hóa thành một chiếc lá đỏ.

C. Hóa thành một bông hoa đỏ.

Câu 2 (0,5 điểm). Dựa vào bài đọc, xác định các thông tin sau là đúng hay sai. Đánh dấu (x) vào ô tương ứng.

Thông tin

Đúng

Sai

Cây Bàng thu hết những chùm nắng hè chói chang vào thân mình.

 

 

Mùa thu, Cây Bàng chịu đựng cái lạnh thấu xương trong mưa phùn.

 

 

Mùa đông, khi cây cối trơ cành, rụng lá thì tán bàng bừng lên sắc đỏ.

 

 

Cuối cùng, Lá Non thực hiện được mong ước của mình.

 

 

Câu 3 (0,5 điểm). Câu văn nào sau đây sử dụng biện pháp tu từ so sánh?

A. Nó vừa nở những bông hoa trắng xanh, nhỏ li ti như ngàn ngôi sao lấp ló sau chùm lá.

B. Cây Bàng cần mẫn truyền lên những chiếc lá nguồn sống chắt chiu từ nắng lửa mùa hè và dòng nước ngọt của lòng đất.

C. Rễ cây vội đâm sâu vào lòng đất tìm mạch nước mát hối hả đưa lên lá cành.

Câu 4 (0,5 điểm). Bài học rút ra từ câu chuyện trên là gì?

A. Sống cần có ước mơ, hoài bão lớn.

B. Con người sống luôn luôn cần đến sự giúp đỡ của những người xung quanh.

C. Chỉ cần chúng ta chắt chiu, dành dụm từng chút một, cố gắng từng ngày thì sẽ có thể thành công đạt được mong ước của mình. 

2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)

Câu 5 (2,0 điểm). Nối các câu thành ngữ, tục ngữ ở cột trái với nghĩa tương ứng ở cột phải.

1. Môi hở răng lạnh

a. Những người thân thiết, gần gũi với nhau nên biết sống yêu thương, giúp đỡ lần nhau.

2. Máu chảy ruột mềm

b. Giúp đỡ, san sẻ cho nhau những lúc khó khăn, hoạn nạn.

3. Nhường cơm sẻ áo

c. Người người có điều kiện tốt hơn nên biết sống nhân ái, giúp đỡ những người kém may mắn hơn mình.

4. Lá lành đùm lá rách

d. Người thân gặp hoạn nạn, những người khác đều đau lòng, thương xót.

Câu 6 (2,0 điểm). Cho các tính từ sau: tròn trịa, xanh non, thon thả, đỏ rực, trắng trẻo, trắng tinh, cao ráo, tím lịm.

Xếp các tính từ vào các nhóm sau:

a. Tính từ chỉ màu sắc

b. Tính từ chỉ hình dáng

 

  1. TẬP LÀM VĂN (4,0 điểm)

Câu 7. Nghe – viết (1,5 điểm)

          Ruộng cà chua đẹp từ lúc trồng cho đến khi thu hái. Mới ngày nào cây còn bé xíu, thế rồi cây vươn ngọn, tỏa hết sức mình. Cả cánh đồng chỉ còn lại những tầng lá như thảm đen, thêu màu xanh, nối màu xanh của tre làng với bờ đê cỏ may song sóng. Rồi từ cái chăn hoa gấm xanh ấy bỗng hiện ra những chùm hoa vàng xinh xắn. Nắng đến gửi thêm đẹp trên hoa khiến màu hoa vàng càng xốp như những giọt nắng kết tinh.

Theo Ngô Văn Phú

Câu 8. Viết bài văn (2,5 điểm)

Đề bài: Viết bài văn kể một câu chuyện về một việc tốt mà em được chứng kiến.

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

A. TIẾNG VIỆT: (6,0 điểm) 

1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm. 

Câu 1. B

Câu 2. 

Thông tin

Đúng

Sai

Cây Bàng thu hết những chùm nắng hè chói chang vào thân mình.

x

 

Mùa thu, Cây Bàng chịu đựng cái lạnh thấu xương trong mưa phùn.

 

x

Mùa đông, khi cây cối trơ cành, rụng lá thì tán bàng bừng lên sắc đỏ.

x

 

Cuối cùng, Lá Non thực hiện được mong ước của mình.

x

 

Câu 3. A

Câu 4. C

2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)

Câu 5. (2,0 điểm) Mỗi ý đúng được 0,5 điểm

1 – a, 2 – d, 3 – b, 4 – c.

Câu 6. (2,0 điểm) Mỗi từ đúng được 0,25 điểm

a. Tình từ chỉ màu sắc: xanh non, tím lịm, đỏ rực, trắng tinh.

b. Tính từ chỉ hình dáng: thon thả, tròn trịa, trắng trẻo, cao ráo.

B. LÀM VĂN: (4,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 7

(1,5 điểm)

- Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ 

- Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu 

+ Nếu có 0 - 4 lỗi: - 0,5 điểm

Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm.

- Trình bày:

+ Nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng: 0,25 điểm

+ Nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ: 0 điểm

0,25 điểm

1,0 điểm

 

 

 

0,25 điểm

Câu 8

(2,5 điểm)

1. Viết được bài văn có bố cục đầy đủ, rõ ràng

A. Mở bài (0,5 điểm)

Giới thiệu việc tốt mà em đã chứng kiến bằng hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp: Một trong những câu chuyện em đã chứng kiến để lại cho em nhiều ấn tượng nhất chính là…

B. Thân bài (0,75 điểm)

- Nêu hoàn cảnh xảy ra câu chuyện

+ Thời gian xảy ra câu chuyện là lúc nào?

+ Em chứng kiến câu chuyện đó ở đâu? Bối cảnh của câu chuyện (sự vật xung quanh,…).

+ Có những ai trong câu chuyện mà em đã chứng kiến?

- Diễn biến câu chuyện

+ Kể lại diễn biến câu chuyện theo một trình tự nhất định, hợp lí: nhân vật nào là người cần giúp đỡ? Nhân vật nào là người giúp đỡ? Em đã chứng kiến được những sự việc gì? Câu chuyện diễn ra trong bao lâu?

+ Tâm trạng, cảm xúc của của những nhân vật đó như thế nào? (vui vẻ, hạnh phúc hay buồn tủi,…).

- Nêu cảm nghĩ của em qua câu chuyện được chứng kiến

+ Cảm xúc của em khi chứng kiến câu chuyện đó: ngưỡng mộ, vui vẻ, ngạc nhiên,…

+ Câu chuyện khiến cho em có suy nghĩ gì? (tình cảm của con người trong xã hội hiện nay, lòng tốt trong xã hội hiện đại vẫn tồn tại và là một hình ảnh đẹp đẽ,…).

+ Em học tập được những gì qua câu chuyện đã chứng kiến: biết giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, lan tỏa những thông điệp tốt đẹp ra xã hội để xã hội ngày càng văn minh hơn,…

C. Kết bài (0,5 điểm)

Khái quát lại giá trị nội dung và ý nghĩa của câu chuyện đồng thời liên hệ bản thân.

 

2. Chữ viết đẹp, đúng chính tả, trình bày sạch đẹp, đúng quy định thể hiện qua bài viết. 

3. Sử dụng câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng nghĩa, rõ nghĩa và sử dụng đúng các dấu câu trong bài. 

4. Bài viết có sự sáng tạo: có cảm xúc, ý văn rõ ràng, lôi cuốn người đọc…

* Tuỳ từng mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết mà GV cho điểm phù hợp.

1,75 điểm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,25 điểm

 

0,25 điểm

 

0,25 điểm

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

Chủ đề/ Bài học

Mức độ

Tổng số câu

Điểm số

Mức 1                   Nhận biết

Mức 2

Kết nối

Mức 3

Vận dụng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Đọc hiểu văn bản

2

 

1

 

1

 

4

0

2,0

Luyện từ và câu

 

1

 

 

 

1

2

0

4,0

Luyện viết chính tả

 

 

 

1

 

 

0

1

1,5

Luyện viết bài văn

 

 

 

 

 

1

0

1

2,5

Tổng số câu TN/TL

2

1

1

1

1

2

6

2

8 câu/10đ

Điểm số

1,0

2,0

0,5

1,5

0,5

4,5

7,0

3,0

10,0

Tổng số điểm

3,0 

30%

2,0

20%

5,0

50%

10,0

100%

10,0

IV. BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: TIẾNG VIỆT 4 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL 

(số ý)

TN 

(số câu)

TL

(số ý)

TN 

(số câu)

A. TIẾNG VIỆT

TỪ CÂU 1 – CÂU 4

 

4

 

 

 

 

 

 

1. Đọc hiểu văn bản

 

 

Nhận biết

- Xác định được các chi tiết trong bài.

- Nhận định tính đúng/sai của các thông tin từ văn bản.

 

2

 

C1, 2

Kết nối

- Phân biệt được câu văn sử dụng biện pháp so sánh.

 

1

 

C3

Vận dụng

- Rút ra được bài học từ câu chuyện.

 

1

 

C4

CÂU 5 – CÂU 6

2

 

 

 

2. Luyện từ và câu

Nhận biết

- Phân loại được các tính từ.

 

1

C6

 

Vận dụng

- Hiểu và sử dụng được nghĩa của các câu thành ngữ, tục ngữ chủ đề Lòng nhân hậu.

 

1

C5

 

B. TẬP LÀM VĂN

Câu 1

1

 

 

 

1. Luyện viết chính tả

Kết nối

- Vận dụng kĩ năng nghe – viết để hoàn thành bài.

 

1

C7

 

Câu 2

1

 

 

 

2. Luyện viết bài văn

Vận dụng

- Nắm được bố cục của một bài văn (mở bài – thân bài – kết bài).

- Kể lại được câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe về một việc tốt mà em đã chứng kiến. 

- Vận dụng được các kiến thức đã học về lòng nhân hậu để nhận xét về câu chuyện đã kể.

- Rút ra được những bài học có ích cho bản thân và những người xung quanh.

- Có sáng tạo trong diễn đạt, bài văn có hình ảnh, giọng điệu hấp dẫn.

 

1

C8

 

Tìm kiếm google: Đề thi Tiếng việt 4 Chân trời, bộ đề thi ôn tập theo kì Tiếng việt 4 Chân trời, đề kiểm tra giữa kì 1 Tiếng việt 4 Chân trời sáng tạo.

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm tiếng việt 4 CTST


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com