Đề thi, đề kiểm tra giữa kì 2 Ngữ Văn 8 Cánh diều ( đề tham khảo số 4)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra giữa kì 2 Ngữ văn 8 cánh diều ( đề tham khảo số 4). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN 8 - CD

A. PHẦN ĐỌC HIỂU (5.0 điểm) 

Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:

“Chị Dậu nghiến hai hàm răng:

- Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!

Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chổng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.

Người nhà lí trưởng sấn sổ bước đến, giơ gậy trực đánh chị Dậu. Nhanh như cắt, chị Dậu nắm ngay được đầu gậy của hắn, hai người giằng co nhau, du đẩy nhau, rồi ai nấy đều buông gây ra, áp vào vật nhau. Hai đứa trẻ kêu khóc om sòm. Kết cục anh chàng “hầu cận ông lí” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm”.

Câu 1 (1.0 điểm): Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào? Của ai?

Câu 2 (1.0 điểm): Giải thích ý nghĩa nhan đề của văn bản?

Câu 3 (1.0 điểm): Tìm 1 trường từ vựng có trong đoạn trích và đặt tên?

Câu 4 (2.0 điểm) Cho câu chủ đề sau: “Chị Dậu là người phụ nữ vừa giàu tình yêu thương, vừa có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ”. Em hãy viết một đoạn văn quy nạp khoảng 10 câu để làm sáng tỏ nhận xét trên; trong đoạn có sử dụng 1 tình thái từ (gạch chân và chỉ rõ).

B. PHẦN VIẾT (5.0 điểm)

Câu 1 (5.0 điểm) Phân tích hình tượng Vua Quang Trung trong đoạn trích Quang Trung đại phá quân Thanh.

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

A. PHẦN ĐỌC HIỂU: (5.0 điểm) 

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

  • Tác phẩm nằm trong văn bản: Tức nước vỡ bờ (Tiểu thuyết: Tắt đèn)

- Tác giả: Ngô Tất Tố

1.0 điểm

Câu 2

  • Tức nước vỡ bờ: Nghĩa đen của thành ngữ này là nước lớn, nhiều thì ắt sẽ vỡ bờ. Trong đoạn trích này kinh nghiệm dân gian được thể hiện trong thành ngữ bắt gặp sự khám phá đời sống của cây bút hiện thực Ngô Tất Tố. Đoạn trích chẳng những làm toát lên cái lô-gic hiện thực: tức nước vỡ bờ, có áp bức có đấu tranh, mà còn toát lên cái chân lí: Con đường sống của quần chúng bị áp bức chỉ có thể là con đường đấu tranh để tự giải phóng, không có con đường nào khác.

1.0 điểm

Câu 3

- Trường từ vựng chỉ bộ phận cơ thể: hàm răng, cổ, miệng, đầu, tóc.

1.0 điểm

Câu 4

- HS có thể viết đoạn văn dựa trên gợi ý sau:

a) Chị Dậu hết lòng thương yêu chăm sóc chồng.

- Anh Dậu bị chúng đánh đập ngất xỉu và trả cho chị Dậu, được hàng xóm cứu giúp, anh Dậu tỉnh lại.

- Chị nấu cháo dỗ dành chồng ăn cho lại sức, cử chỉ lời nói âu yếm, thiết tha.

b) Chị Dậu là người phụ nữ tiềm tàng tinh thần phản kháng.

- Chị xin khất tiền sưu với thái độ van xin tha thiết, lời lẽ khẩn thiết, nhịn nhục.

- Bị cai lệ đánh, chồng sắp bị trói bắt đi, chị cự lại bằng lí lẽ và thách thức, cách xưng hô thay đổi: ông - cháu, ông - tôi và cuối cùng: mày - bà.

=> Nhận xét:

- “Con giun xéo mãi cũng quằn”, chị Dậu cũng vậy, bị áp bức dã man, tính mạng bị đe doạ, chị đã vùng lên đánh trả một cách dũng cảm. Nhà văn Nguyên Tuân đã có một nhận xét rất thú vị "Trên cái tối trời, tối đất của cái xã hội ngày xưa, hiện lên một chân dung lạc quan của chị Dậu...bản chất của chị Dậu rất khoẻ, cứ thấy lăn xả vào bóng tối mà phá ra...". Ngô Tất Tố rất hả hê khi tả cảnh chị Dậu cho tên cai lệ và người nhà lí trưởng một bài học thích đáng. Ông đã chỉ ra một quy luật trong xã hội "Có áp bức, có đấu tranh".

- Tính cách của chị Dậu hiện lên nhất quán với diễn biến tâm lí thật sinh động. Chị Dậu mộc mạc, hiền dịu đầy vị tha, giàu tình yêu thương, sống khiêm nhường biết nhẫn nhục chịu đựng nhưng không hoàn toàn yếu đuối, chỉ biết sợ hãi mà trái lại, chị vẫn có một sức sống tiềm tàng mạnh mẽ, một tinh thần phản kháng tiềm tàng.

2.0 điểm

B. PHẦN VIẾT: (5.0 điểm)

Đáp án

Điểm

Câu 1: 

Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận 

Cấu trúc bài cần nêu được đặt vấn đề, giải quyết vấn đề và kết luận 

0.5 điểm

Xác định đúng vấn đề cần thể hiện

Phân tích hình tượng Vua Quang Trung trong tác phẩm Quang Trung đại phá quân Thanh.

Hướng dẫn chấm:

  • HS xác định đúng vấn đề cần nghị luận : 0.5 điểm

  • HS xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0  điểm

0.5 điểm

Triển khai vấn đề thành các luận điểm trong bài văn nghị luận

HS có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng.  Dưới đây là một số gợi ý cần hướng tới:

  1. Mở bài

  • Hoàng Lê nhất thống chí là cuốn tiểu thuyết lịch sử được tác giả Ngô gia văn phái ghi chép lại, ngoài việc tái hiện lại hiện thực xã hội lúc bấy giờ còn khắc họa thành công hình ảnh người anh hùng Quang Trung, đặc biệt qua hồi thứ 14 của tác phẩm.

  1. Thân bài

* Quang Trung Nguyễn Huệ là người có sự mạnh mẽ quyết đoán khi hành động

  • Khi nghe tin giặc đã đến kinh thành: Ông "định thân chinh cầm quân đi ngay"

  • Chỉ trong vòng một tháng có thể làm được nhiều việc lớn: "tế cáo trời đất", lên ngôi vua, hạ lệnh xuất quân...

* Là người có trí tuệ sáng suốt, nhạy bén trong mọi trường hợp:

  • Phơi bày những tội ác của giặc để nhắc nhở nhân dân, nêu ra các tấm gương quả cảm để tiếp thêm sức mạnh cho quân sĩ.

  • Biết cách thuyết phục những kẻ mềm lòng, dễ thay lòng đổi dạ.

  • Khen, chê, thưởng, phạt đúng người đúng việc.

* Có tầm nhìn xa trông rộng khi nói chắc như đinh đóng cột "phương lược tính đánh đã có sẵn", cách ngoại giao khi chiến tranh kết thúc...

* Tài thao lược, dùng binh như thần: Chỉ huy cuộc hành quân thần tốc.

* Hình ảnh vị vua tài năng còn hiện lên lẫm liệt khi chính ông cũng tham gia vào trận chiến, xông pha trước những mũi tên của giặc.

III. Kết bài

  • Qua ngòi bút tài tình, điêu luyện của Ngô gia văn phái, nhân vật Quang Trung Nguyễn Huệ đã hiện lên thật chân thực, đẹp đẽ, vừa tài năng lại vừa lẫm liệt, anh dũng.

Hướng dẫn chấm:

- Phân tích đầy đủ, sâu sắc, dẫn chứng phù hợp, thuyết phục: 3 điểm.

- Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 2 điểm – 2.75 điểm.

- Phân tích chung chung, sơ sài: 0.5 - 1.0 điểm.

3.0 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0.5 điểm

e. Sáng tạo

- Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0.5 điểm

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Đọc hiểu văn bản

0

1

0

1

 

 

 

 

0

2

2

Thực hành tiếng Việt

 

 

 

 

 

 

0

1

0

1

1

Viết

 

 

 

 

0

2

 

 

0

2

7

Tổng số câu TN/TL

0

1

0

1

0

2

0

1

0

5

10

Điểm số

0

1

0

1

0

7

0

1

0

10

10

Tổng số điểm

1.0 điểm

10%

1.0 điểm

10%

7.0 điểm

70%

1.0 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm

IV. BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: NGỮ VĂN 8 – CÁNH DIỀU

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

 

TL 

(số ý)

TN 

(số câu)

TL

(số ý)

TN 

(số câu)

 

ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

4

0

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhận biết

 

- Nhận biết được thể thơ, từ ngữ, vần nhịp, các biện pháp tu từ trong bài thơ.

-   Nhận biết được phong cách ngôn ngữ phương thức biểu đạt.

-  Nhận biết được bố cục, những hình ảnh tiêu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ.

1

0

 

C1

 

Thông hiểu

 

  • Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

  • Hiểu được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, vần nhịp, biện pháp tu từ.

1

0

 

C2

 

Vận dụng

  • Từ câu chủ đề hãy viết một đoạn văn theo phương pháp quy nạp để làm sáng tỏ nhận xét.

1

0

 

C4

 

Vận dụng cao

  • Nhận biết biện pháp tu từ và tác dụng của biện pháp đó

1

 

0

 

 

C3

 

 

 

 

VIẾT

1

0

 

 

 

 

Vận dụng 

 Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá một tác phẩm truyện/thơ:

*Nhận biết

- Xác định được cấu trúc bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ/truyện.

- Xác định được kiểu bài phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ/truyện; vấn đề nghị luận ( chủ đề, những đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng)

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

*Thông hiểu

- Những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm truyện/thơ

- Lý giải được một số đặc điểm của thể loại qua tác phẩm

- Phân tích cụ thể rõ ràng về tác phẩm thơ/truyện (chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng) với những cứ liệu sinh động.

* Vận dụng

- Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu các phép liên kết các phương thức biểu đạt các thao tác lập luận để phân tích, cảm nhận về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm thơ/ truyện

- Nhận xét về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm thơ/truyện; vị trí, đóng góp của tác giả.

1

0

 

C1 phần tự luận

 

 
Tìm kiếm google: Đề thi Ngữ văn 8 Cánh diều, bộ đề thi ôn tập theo kì Ngữ văn 8 Cánh diều, đề kiểm tra giữa kì 2 ngữ văn 8 cánh diều

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm ngữ văn 8 cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com