Giải chi tiết chuyên đề Địa lí 11 kết nối mới chuyên đề 11.1 phần 1 Ủy hội sông Mê Công (MRC)

Giải chuyên đề 11.1 phần 1 Ủy hội sông Mê Công (MRC) sách chuyên đề Địa lí 11 kết nối. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

MỞ ĐẦU

Câu hỏi: Sông Mê Công và Biển Đông có ý nghĩa quan trọng đối với sinh hoạt và sản xuất của bộ phận lớn người dân khu vực Đông Nam Á. Sông Mê Công là con sông dài nhất và quan trọng nhất khu vục Đông Nam Á lục địa; Biển Đông là biển chung của hầu hết các nước Đông Nam Á. Để khai thác và bảo vệ nguồn lợi của sông Mê Công và Biển Đông hiệu quá, các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đã hợp tác với nhau như thế nào? Là quốc gia nằm trong lưu vực sông Mê Công và có chủ quyền trên Biển Đông, Việt Nam có vai trò như thế nào trong các cơ chế hợp tác có liên quan?

Trả lời:

Để khai thác và bảo vệ nguồn lợi của sông Mê Công và Biển Đông hiệu quá, các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đã hợp tác với nhau bằng cách thành lập Ủy hội sông Mê Công (MRC).

Là quốc gia nằm trong lưu vực sông Mê Công và có chủ quyền trên Biển Đông, Việt Nam có vai trò quan trọng trong các cơ chế hợp tác có liên quan.

1. Khái quát về lưu vực sông Mê Công

Câu hỏi: Dựa vào thông tin mục 1 và hình 1, hãy nêu khái quát về lưu vực sông Mê Công.

1

Trả lời:

Khái quát về lưu vực sông Mê Công:

- Vị trí, địa lí:

  • Bắt nguồn từ sơn nguyên Tây Tạng của Trung Quốc và chảy qua sáu mốc quốc gia là Trung Quốc, Mi-an-ma, Lào, Thái Lan, Cam-pu-chia và Việt Nam.
  • Con sông có chiều dài khoảng 4 763km, dài thứ 12 trên thế giới, thứ 3 châu Á.

- Diện tích lưu vực:

  • Thượng nguồn ở Trung Quốc, Mi-an-ma, hạ lưu ở Lào, Thái Lan, Cam-pu-chia và Việt Nam.
  • Diện tích là 810 000km2.

Đặc điểm tự nhiên:

  • Lưu lượng trung bình hằng năm là 475km3. Ở thượng nguồn có lũ vào mùa xuân hoặc đầu hạ. Mùa lũ trên hạ lưu kéo dài từ khoảng tháng 6 đến tháng 11.
  • Có khoảng 20 000 loài thực vật, 1 500 loài cá nước ngọt, 1 200 loài chim, 800 loài bò sát và lưỡng cư, 430 loài động vật có vú.

Đặc điểm dân cư - xã hội:

  • Có hơn 65 triệu người sinh sống, thuộc hơn 100 dân tộc khác nhau.
  • Tốc độ đô thị hóa nhanh.

Đặc điểm kinh tế:

  • Trồng trọt: nông nghiệp đảm bảo an ninh lương thực và sinh kế cho khoảng 60 triệu dân, đóng góp 14% cho GDP của các quốc gia trong khu vực; cây lương thực chính là lúa gạo (ngoài ra còn có mía, sắn, đậu tương, cây ăn quả).
  • Thủy sản: sản lượng khai thác thủy sản chiếm khoảng 18% tổng sản lượng thủy sản nước ngọt toàn cầu; nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, hiệu quả kinh tế cao.
  • Giao thông đường thủy: tuyến đường thủy nội địa quan trọng trong vận chuyển người và hàng hóa.
  • Thủy điện: tổng trữ năng thủy điện lớn (khoảng 60 000 MW).
  • Du lịch: hình thức cư trú độc đáo và nền văn hóa đặc sắc là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch.

2. Ủy hội sông Mê Công

Câu hỏi: Dựa vào thông tin mục 2, hãy trình bày lí do ra đời, mục tiêu của Ủy hội sông Mê Công.

Trả lời:

Lí do ra đời của Ủy hội sông Mê Công: sự suy giảm số lượng và chất lượng nguồn gốc, tốc độ đô thị hóa nhanh chóng dọc theo sông Mê Công, việc xây các đập thủy điện trên các dòng chính và tác động của biến đổi khí hậu đang trực tiếp ảnh hưởng đến các hệ sinh thái trên lưu vực và sinh kế của hơn 65 triệu dân ở hạ lưu. Do vậy các nước trong khu vực cần có giải pháp để cân bằng giữa phát triển kinh tế và duy trì sự bền vững của hệ sinh thái trên lưu vực sông Mê Công, đảm bảo hài hòa, công bằng trong việc sử dụng nguồn nước sông Mê Công của tất cả các quốc gia.

Mục tiêu của Ủy hội sông Mê Công: nhằm thúc đẩy, phối hợp quản lí và phát triển tài nguyên nước cũng như các tài nguyên có liên quan một cách bền vững vì lợi ích chung của các quốc gia sông Mê Công và an sinh của cộng đồng.

3. Một số hoạt động của Ủy hội sông Mê Công

Câu hỏi: Dựa vào thông tin mục 3, hãy giới thiệu một số hoạt động của Ủy hội sông Mê Công.

Trả lời:

Giới thiệu một số hoạt động của Ủy hội sông Mê Công:

- Các hoạt động tiêu biểu:

  • Diễn đàn về ngoại giao nước và hợp tác vùng.
  • Hỗ trợ kĩ thuật và xây dựng các công cụ thực hành.
  • Giải quyết những vấn đề, thách thức và cơ hội của lưu vực song song với các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc.
  • Hỗ trợ quá trình quy hoạch lưu vực sông.

- Các dự án quản lí tổng hợp xuyên biên giới:

  • Đối thoại xuyên biên giới và tăng cường hợp tác giữa các quốc gia.
  • Dự án song phương tập trung vào quản lí thủy sản, đất ngập nước, châu thổ, hồ và lưu vực sông.
  • Dự án song phương giữa các quốc gia để đóng góp vào hợp tác khu vực và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
  • Xây dựng hiểu biết chung về những vấn đề nước xuyên biên giới, tìm ra các giải pháp lâu bền để cùng hợp tác và chia sẻ những cách làm tốt nhất trong quản lí tài nguyên nước.

- Các sáng kiến hợp tác tiêu biểu:

  • Sáng kiến thích ứng biến đổi khí hậu (CCAI).
  • Sáng kiến phát triển thủy điện bền vững (IHS).

- Các chương trình hợp tác tiêu biểu:

  • Chương trình nông nghiệp và thủy lợi (AIP).
  • Chương trình quản lí hạn hán (DMP).
  • Chương trình môi trường (EP).
  • Chương trình thủy sản (EP).
  • Chương trình giao thông thủy (NAP).

4. Vai trò của Việt Nam trong Ủy hội sông Mê Công

Câu hỏi: Dựa vào thông tin mục 4, hãy nêu vai trò của Việt Nam trong các lĩnh vực khác nhau của Ủy hội sông Mê Công (vai trò trong các hoạt động, vai trò quản lí, giám sát tài nguyên nước, vai trò xây dựng chiến lược của Ủy hội,...).

Trả lời:

Vai trò đối với quản lí, giám sát tài nguyên xuyên biên giới:

  • Quản lí hoạt động hợp tác với Ủy hội sông Mê Công.

Vai trò đối với việc lồng ghép hoạt động của Ủy hội và các hợp tác đa phương, so phương:

  • Tích cực tăng cường và thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia thành viên và giữa Ủy hội với các đối tác đối thoại, các sáng kiến vùng và các đối tác phát triển.
  • Thúc đẩy hợp tác với các nước khác tham gia hợp tác Mê Công, an ninh nguồn nước, an ninh lương thực.

Vai trò trong việc xây dựng các chiến lược của Ủy hội:

  • Đóng vai trò quan trọng trong việc tái cấu trúc và nội vùng hóa.

Vai trò trong đàm phán, kí kết bộ Quy chế sử dụng nước, thúc đẩy các chương trình, dự án của Hội:

 

  • Tham gia công ước Liên hợp quốc về Luật  sử dụng các nguồn nước xuyên biên giới vì các mục đích phi giao thông, thủy điện năm 1977.
  • Chính phủ Việt Nam ban hành nhiều chủ trương, chính sách, chương trình, kế hoạch.
  • Việt Nam tiếp cận phát triển bền vững theo hướng chuyển đổi sang mô hình kinh tế xanh và kinh tế tuần hoàn.
Tìm kiếm google: giải chuyên đề địa lí 11 kết nối, giải chuyên đề địa lí 11 sách mới, giải chuyên đề địa lí 11 kntt, giải chuyên đề địa lí 11 kết nối chuyên đề 11.1, giải chuyên đề 11.1 bài 11.1 phần 1 Ủy hội sông Mê Công (MRC)

Xem thêm các môn học


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com