Giải chi tiết Chuyên đề sinh học 11 Chân trời mới bài: Ôn tập chuyên đề 3

Giải bài: Ôn tập chuyên đề 3 sách Chuyên đề Sinh học 11 chân trời sáng tạo. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

A. HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC

B. BÀI TẬP

Câu hỏi 1: Hãy sắp xếp thứ tự các khâu sản xuất, sử dụng thực phẩm sao cho hợp lí

(1) Chế biến thực phẩm

(2) Sản xuất nguyên liệu

(3) Đóng gói

(4) Lưu thông trên thị trường

(5) Sử dụng

A. (1), (2), (4), (3), (5)

B. (1), (3), (2), (4), (5)

C. (2), (1), (3), (4), (5)

D. (2), (3), (1), (4), (5)

Hướng dẫn trả lời:

C. (2), (1), (3), (4), (5)

Câu hỏi 2: Hãy chọn câu trả lời đúng về sự tương ứng của các thuộc ngữ và từ viết tắt dưới đây

Thuật ngữ

Từ viết tắt

1. Thực hành sản xuất tốt

a, GHP

2. Thực hành vệ sinh tốt

b, GAP

3. Thực hành canh tác nông nghiệp tốt

c, HACCP

4. Phân tích nguy cơ và kiểm soát điểm tới hạn

d, GMP

A. 1-c, 2-a, 3-b, 4-d

B. 1-d, 2-a, 3-b, 4-c

C. 1-d, 2-b, 3-a, 4-c

D. 1-a, 2-d, 3-c, 4-b

Hướng dẫn trả lời:

C. 1-d, 2-b, 3-a, 4-c

Câu hỏi 3: Hãy chọn câu trả lời đúng về sự tương ứng của các loài sinh vật và độc tố của chúng:

Sinh vật

Độc tố

1. Cá nóc

a, bufotoxin

2. Cóc

b, tetrodotoxin

3. Nấm độc xanh đen

c, sola nine

4. Khoai tây mọc mầm

d, phallotoxin

A. 1-b, 3-a, 2-d, 4-c

B. 1-c, 2-a, 3-b, 4-d

C. 1-b, 2-a, 3-d, 4-c

D. 1-d, 2-c, 3-b, 4-a

Hướng dẫn trả lời:

C. 1-b, 2-a, 3-d, 4-c

Câu hỏi 4: Hãy sưu tầm các thông tin (từ sách, báo, tạp chí hoặc bài viết trên các trang báo điện tử,...) về tác hại của mất an toàn vệ sinh thực phẩm ở nước ta

Hướng dẫn trả lời:

- Thực phẩm mất vệ sinh gây ra các bệnh cấp tính cho con người như: Rối loạn tiêu hóa gây đầy hơi, đau bụng, phân lỏng. Rối loạn thần kinh gây đau đầu, chóng mặt, hôn mê, liệt tứ chi,… Các rối loạn khác như thay đổi huyết áp, rối loạn tiết niệu, bí tiểu,…

- Thực phẩm bẩn gây ra một căn bệnh mãn tính. Mắc các bệnh có biểu hiện thường xuyên hoặc theo chu kỳ. Điều này có thể là do di chứng của ngộ độc cấp tính. Hoặc là kết quả của ngộ độc tiềm năng. Nó có thể trở thành một căn bệnh nan y hoặc không thể chữa được.

- Đối với các nhà sản xuất thực phẩm, có những tác động như: chi phí do thu hồi sản phẩm, hủy bỏ hoặc từ chối, giữ lại sản phẩm, mất lợi nhuận do thông tin quảng cáo, v.v. Tác hại lớn nhất là mất niềm tin của người tiêu dùng. Ngoài ra, còn có các thiệt hại khác như: phải điều tra, phân tích, khảo sát, kiểm tra thực phẩm độc hại, xử lý hậu quả,…

Câu hỏi 5: Kể một số hóa chất bảo vệ thực vật được sử dụng tại địa phương em. Hãy đề xuất các biện pháp sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật đảm bảo an toàn cho sản phẩm nông nghiệp

Hướng dẫn trả lời:

- Các sản phẩm thuốc trừ sâu chế biến từ cây neem (Azadirachta indica A. Juss, Việt Nam gọi là cây xoan chịu hạn)

- Thuốc bảo vệ thực vật sinh học nguồn gốc vi khuẩn. Ví dụ: Thuốc BT (Bacciluss Thuringiensis var.)

- Để sử dụng hóa chất đảm bảo cần: Sử dụng thuốc BVTV theo nguyên tắc 4 đúng bao gồm: Đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng và nồng độ, đúng cách.

Câu hỏi 6: Bạn A bị ngộ độc (đau bụng, buồn nôn, chảy nhiều nước bọt, tim đập chậm,...) sau khi ăn dưa chuột (dưa leo) mẹ bạn mua ở chợ về. Biết rằng trái dưa không có sâu bệnh, rât tươi, trái to tròn, đầy đặn và trước khi ăn bạn A đã quên rửa

a, Theo em, bạn A có thể bị ngộ độc do nguyên nhân gì?

b, Từ trường hợp trên, em hãy đề xuất một số biện pháp sử dụng rau, củ, quả hợp lí, an toàn

Hướng dẫn trả lời:

a, Theo em, bạn A ngộ độc do không đảm bảo vệ sinh thực phẩm, dẫn đến thực phẩm đang chứa các vi sinh vật gây độc trên bề mặt thực phẩm không được rửa sạch gây ngộ độc

b, Một số biện pháp

- Rửa sạch thực phẩm trước khi ăn

- Các loại rau củ cần chế biến thì phải chế biến kĩ, ăn chín uống sôi

- Không mua các loại rau, củ, quả không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng

Câu hỏi 7: Chất độc có trong củ sắn (khoai mì) thuộc nhóm glucoside, khi gặp men tiêu hóa, acid hoặc nước sẽ thủy phân tạo cyanhydric acid có khả năng gây độc. Người bị ngộ độc bởi cyanhydric acid sẽ có triệu chứng đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi, khô họng và có thể tử vong nếu hàm lượng cyanhydic acid quá cao. Độc tố có nhiều ở lớp vỏ dày phía trong, hai đầu củ và lõi sẵn. Cyanhydric acid có thể kết hợp với đường tạo chất không độc.

a, Khi sử dụng sắn, không nên ăn những bộ phận nào

b, Vì sao khi bóc vỏ sắn xong, người ta thường cạo lớp vỏ trong và ngâm trong nước khoảng 12-24 giờ trước khi chế biến

c, Vì sao người ta thường ăn sắn với đường

Hướng dẫn trả lời:

a, Hai đầu củ sắn, xơ sắn và vỏ sắn

b, Vì độc tố cyanhydric acid là chất dễ bay hơi, dễ hòa tan trong nước nên ngâm 12-24 tiếng trước khi chế biến giúp loại bỏ độc tố

c, Vì để trung hòa acid cyanhydric thành acid cyanic không độc

Câu hỏi 8: Một số cá nóc chứa độc tố tetrodotoxin, hepatotoxin, chất độc tập trung ở buồng trứng, gan, ruột và mỡ cá. Thịt cá tươi thường không độc và ăn rất ngon, nhưng khi cá chết, chất độc từ nội tạng thấm vào thịt cá. Độc tố cá nóc tác động lên hệ thần kinh trung ương, gây đỏ mặt, giãn dồng tử, mệt mỏi, lạnh, tê môi, lưỡi, tê liệt toàn thân và có thể dẫn tới tử vong. Chỉ cần 2g mỡ cá cũng đủ gây chết người

a, Đề phòng ngộ độc cá nóc, khi ăn cá cần phải chú ý điều gì?

b, Có nên ăn cá nóc vào mùa sinh sản (từ tháng 6 đến tháng 12) không? Vì sao?

Hướng dẫn trả lời:

a, Những điều cần lưu ý:

- Chỉ ăn tại các nhà hàng có đầu bếp được cấp phép chứng chỉ chế biến cá nóc

- Chế biến trong khoảng thời gian xác định tránh độc tố ngấm vào thịt

b, Không nên ăn vào mùa sinh sản vì vào mùa này, độc tố tăng mạnh gấp nhiều lần

Câu hỏi 9: Ở công ty A, sau giờ ăn trưa thì có khoảng 50% công nhân bị ngộ độc thực phẩm và xuât hiện những triệu chứng giống nhau. Nếu là quản lí của công ty, em sẽ xử lí như thế nào? Hãy đề xuất các biện pháp nhằm làm giảm ngộ độc thực phẩm qua việc ăn, uống tập thể tại công ty.

Hướng dẫn trả lời:

 - Nếu là quản lí công ty, em sẽ

+ Đưa các công nhân đi cấp cứu kịp thời

+ Thu lại các mẫu thực phẩm để kiểm tra

+ Kiểm tra lại các khâu chế biến, bảo quản thực phẩm

- Biện pháp:

+ Trước hết cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền nhằm thay đổi nhận thức từ lãnh đạo địa phương đến Ban chỉ đạo ATTP tuyến xã và người dân, từ đó thay đổi hành vi sản xuất, lựa chọn, chế biến, bảo quản thực phẩm an toàn. Tuyên truyền khách quan, trung thực, kịp thời về ATTP, nhất là các điển hình và hành vi vi phạm bằng nhiều hình thức như qua phương tiện thông tin đại chúng, phát huy vai trò của MTTQ và các đoàn thể, hiệp hội, hội nghề nghiệp. 

+ Các địa phương cần tìm giải pháp để làm sao các gia đình khi tổ chức tự nấu các bữa cỗ cho đông người ăn phải báo cáo với chính quyền địa phương và ký cam kết đảm bảo ATTP. Đơn vị chức năng, ví như cán bộ y tế phải giám sát quá trình chế biến, bảo quản thực phẩm. Ban chỉ đạo ATTP tuyến huyện, tỉnh tăng cường kiểm tra, giám sát, lấy mẫu kiểm định chất lượng, truy xuất nguồn gốc, song cũng cần tính toán để tránh chồng chéo.

+ Quan tâm tổ chức tập huấn cho cán bộ làm công tác ATTP, nhất là Ban chỉ đạo ATTP ở tuyến xã. Tập huấn, cập nhật các văn bản cho các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm theo phân cấp quản lý. Xây dựng và phát triển các chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm, thúc đẩy hình thành các cửa hàng thực phẩm an toàn. 

Câu hỏi 10: Trường Trung học phổ thông B tổ chức bếp ăn để nấu bữa trưa cho học sinh bán trú. Em hãy đề xuất các biện pháp phòng tránh ngộ độc thực phẩm tại trường học?

Hướng dẫn trả lời:

- Hướng dẫn học sinh tuân thủ các quy tắc vệ sinh: rửa tay trước khi ăn, đảm bảo vệ sinh trong và sau khi ăn

- Các khâu nhập khẩu sản phẩm, chế biến phải rõ ràng, có giấy tờ, nguồn gốc và đảm bảo trong chế biến

- Bảo quản thực phẩm hợp lí, không sử dụng thực phẩm quá hạn, ôi thiu,...

Câu hỏi 11: Gia đình ông C trồng loại rau, quả để bán. Ngay sau khi phun thuốc trừ sâu, ông C đã thu hoạch để bán. Theo em, việc làm của ông C có nguy cơ gây ngộ độc cho người sử dụng không? Em hãy đề xuất các biện pháp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, phòng tránh ngộ độc cho người sử dụng

Hướng dẫn trả lời:

- Theo em, việc làm của ông C sẽ có nguy cơ gây ngộ độc cho người sử dụng

- Khi sử dụng các thuốc nói trên cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc vệ sinh an toàn lao động: đi găng tay, đeo khẩu trang, đứng ở đầu gió khi phun thuốc…. Khi thu hoạch rau củ quả phải chờ hết “thời gian cách ly” là thời gian hóa chất bảo vệ thực vật còn không đáng kể trên rau quả

Tìm kiếm google: giải chuyên đề sinh học 11 chân trời, giải chuyên đề sinh học 11 sách mới, giải chuyên đề sinh học 11 ctst, giải chuyên đề sinh học 11 chân trời chuyên đề 3, giải chuyên đề 33 bài Ôn tập chuyên đề 3

Xem thêm các môn học

Giải chuyên đề sinh học 11 chân trời sáng tạo


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com