Giải chi tiết Sinh học 12 Cánh diều bài Ôn tập Phần 6

Hướng dẫn giải chi tiết bài 34 Phát triển bền vững sách mới Sinh học 12 Cánh diều. Lời giải chi tiết, chuẩn xác, dễ hiểu sẽ giúp các em hoàn thành tốt các bài tập trong chương trình học. Baivan.net giải chi tiết tất cả các bài tập trong sgk. Hi vọng sẽ trở thành người bạn đồng hành cùng các em trong suốt quá trình học tập.

Câu 1: Bệnh lao do trực khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra. Việc điều trị bệnh lao bằng kháng sinh cần tuân thủ một phác đồ nghiêm ngặt theo chỉ định của bác sĩ do trực khuẩn lao đã tiến hoá tăng cường khả năng kháng kháng sinh theo thuyết chọn lọc tự nhiên của Darwin. Trực khuẩn lao sống ở phổi và sinh sản, trong một số trường hợp, đột biến xảy ra tạo nên các thể đột biến ngay cả trong quá trình điều trị kháng sinh. Một số thể đột biến tạo được protein có khả năng vô hiệu hoá một số loại kháng sinh. Mỗi nhận định sau đây về đặc điểm của trực khuẩn lao là đúng hay sai? Giải thích.

a. Sau lần điều trị kháng sinh đầu tiên, tất cả các trực khuẩn lao trong cơ thể bệnh nhân đều trở nên kháng kháng sinh.

b. Điều trị kháng sinh tiêu diệt phần lớn trực khuẩn lao ở người bệnh. 

Bài làm chi tiết:

a. Sai 

Do trong một quần thể trực khuẩn lao, có thể tồn tại một số trực khuẩn đã đột biến và có khả năng kháng một hoặc nhiều loại kháng sinh từ trước. Tuy nhiên, không phải tất cả các trực khuẩn đều có khả năng này. Việc chọn lọc tự nhiên sẽ làm cho các cá thể kháng kháng sinh phát triển. 

b. Đúng 

Do phần lớn trực khuẩn lao ở người bệnh không có khả năng kháng kháng sinh nên sẽ bị tiêu diệt.

Câu 2: Năm 2021, Dong và những người khác phát hiện mẫu cây thu hải đường ở các đảo đá với thuộc Vườn Quốc gia Cát Bà. Qua phân tích đặc điểm hình thái và sinh thái, các nhà khoa học kết luận rằng đây là loài thu hải đường mới và đặt tên là thu hải đường Cát Bà Begonia catbensis. Mệnh đề nào sau đây ủng hộ khẳng định này của các nhà khoa học? Giải thích.

a. Hệ gene của loài thu hải đường Begonia catbensis giống 100% với một số loài thu hải đường khác.

b. Loài thu hải đường Begonia catbensis có một số đặc điểm hình thái khác với các loài thu hải đường khác như: lông trên thân cây mảnh, có một số khác biệt trong cấu trúc hoa. 

Bài làm chi tiết:

Mệnh đề b ủng hộ khẳng định này của các nhà khoa học. Do loài mới hình thành sẽ có sự khác biệt ở một số điểm như hình thái, giải phẫu, DNA,... so với loài cũ.

Câu 3: Raman và những người khác đã lai tạo thành công cá trê lai từ cá trê châu Phi (cá trê phi) (Clarias gariepinus) và cá trê châu Á (cá trê trắng) (C. batrachus) để phục vụ nuôi thương phẩm. Tuy nhiên, trước đó chưa phát hiện con lai tự nhiên giữa hai loài này. Đến nay, các nghiên cứu chỉ ra rằng cá trê lai giữa hai loài này không có khả năng sinh sản. Mỗi nhận định sau đây là đúng hay sai? Giải thích.

a) Cá trê châu Phi và cá trê châu Á là cùng một loài.

b) Cách li địa lí là yếu tố chính dẫn tới cách li sinh sản giữa cá trê châu Phi và cá trê châu Á.

Bài làm chi tiết:

a) Nhận định sai vì giữa hai loài này có sự cách li sinh sản, con lai giữa hai loài bất thụ.

b) Nhận định đúng vì khoảng cách địa lí đã ngăn cách sự giao phối giữa hai loài, lâu dần hình thành cách li sinh sản.

Tìm kiếm google:

Giải sinh học 12 cánh diều, giải bài Ôn tập Phần 6 sinh học 12 cánh diều, giải sinh học 12 cánh diều bài Ôn tập Phần 6

Xem thêm các môn học

Giải sinh học 12 Cánh diều mới


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com