Giải chuyên đề học tập Công nghệ trồng trọt 10 KNTT chủ đề 2 bài 7 Kĩ thuật trồng và chăm sóc hoa cúc

Dưới đây là phần hướng dẫn giải chi tiết cụ thể cho bộ chuyên đè học tập công nghệ trồng trọt 10 kết nối tri thức chủ đề 2 bài 7 Kĩ thuật trồng và chăm sóc hoa cúc. Lời giải đưa ra ngắn gọn, cụ thể sẽ giúp ích cho em các em học tập ôn luyên kiến thức tốt, hình thành cho học sinh phương pháp tự học, tư duy năng động sáng tạo. Kéo xuống để tham khảo

MỞ ĐẦU

Câu hỏi. Hoa cúc được trồng chủ yếu vào thời vụ nào trong năm? Khi trồng và chăm sóc hoa cúc cần những chú ý vấn đề gì? Quy trình nhân giống hoa cúc được thực hiện như thế nào?

Hướng dẫn trả lời:

Cúc hè trồng vào vụ xuân hè và hè thu.

- Cúc đông trồng vụ thu đông và đông xuân.

+ Vụ Xuân hè: Trồng tháng 3, 4, 5 thu hoa vào tháng 6, 7, 8: Trồng giống Vàng hè, Trắng hè, Tím hè, CN93, CN98.

+ Vụ Hè thu: Trồng tháng 5, 6, 7 thu hoa vào tháng 9, 10, 11: Trồng giống Vàng hè, Tím hè, Trắng hè.

Cần chú ý: Chọn và chuẩn bị đất,  Thời vụ trồng, Cách trồng, Bón phân, và phải Chăm sóc, Bấm ngọn, tỉa mầm nhánh,  Làm cọc, giàn,  Điều tiết sinh trưởng, ra hoa

Khi cây hoa cúc đã tàn, cắt bỏ phần trên cách mặt đất 10 - 15cm. Sau 15 ngày cây sẽ đâm ra nhiều tược. Cắt ngọn 6 - 7cm đem giâm. Chọn ngọn bánh tẻ để giâm vì nếu ngọn quá non làm cây dễ mất nước dẫn đến chết héo, nếu ngọn quá già sẽ không lấy được dinh dưỡng để nuôi ngọn trong thời gian chưa ra rễ.

I. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT HỌC VÀ YÊU CẦU NGOẠI CẢNH CỦA CÂY HOA CÚC

Kết nối năng lực: Quan sát hình 7.1 và mô tả đặc điểm của một số loại hoa cúc đang được trồng phổ biến ở địa phương em.

Hướng dẫn trả lời:

  • Cúc họa mi:  Loài hoa này thường mọc dại ven ở những cánh đồng hay những con đường với thân hình mỏng manh, yếu đuối nhưng tràn đầy sức sống. Cúc họa mi có thân vươn cao với nhiều cành nhánh, phía đầu mọc những cánh hoa có kích thước nhỏ, mềm mại, trắng thuần bao quanh nhụy vàng đậm.
  • Cúc vạn thọ: Là cây thân thảo 1 năm, thân cây cao khoảng 0.6 – 1m, thô và thẳng đứng. Lá mọc xen kẽ hoặc đối xứng nhau, có rãnh như lông vũ, phiến lá hình mác, vành lá và lưng lá có các đốm dầu, có mùi rất hôi. Hoa cúc vạn thọ mọc đơn lẻ trên đỉnh, có màu vàng hoặc màu vàng cam, vành của cánh hoa uốn cong.
  • Cúc đại đóa: mọc thành từng bụi với chiều cao trung bình khoảng từ 1.2-1.3m. Loài cây này được phân nhánh nhiều ngay từ dưới gốc, lá mọc cách nhau mang màu xanh đậm. Bên cạnh đó, mặt trên của lá thường nhám và mặt dưới có màu nhạt hơn. Hoa của cây thường mọc ở ngọn hay đầu những cành lớn.
  • Cúc thạch thảo: có hình tròn xinh được xếp bởi nhiều lớp cánh hình dáng giống cánh mối. Thạch thảo có hoa kết thành chùm rất sai hoa với chi chít nụ, cây ra hoa liên tục quanh năm nhưng nhiều nhất là cuối thu. Hoa cúc thạch thảo sống được lâu năm nhờ phần rễ bám sâu vào đất.

II. NHÂN GIỐNG HOA CÚC

Kết nối năng lực: Sử dụng internet, sách, báo,... để tìm hiểu ưu và nhược điểm của từng biện pháp nhân giống hoa cúc phổ biến?

Hướng dẫn trả lời:

Nhân giống cúc bằng phương pháp gieo hạt: Chỉ áp dụng cho những giống cúc trồng bằng hạt.

Nhân giống cúc bằng phương pháp tỉa chồi con từ cây mẹ

- Cúc có đặc điểm xung quanh gốc thường phát sinh những chồi non mọc lên từ gốc có thể tỉa đem trồng (được gọi là mầm giá).

- Cây tỉa chồi mọc khoe, cho hoa tốt nhưng thời gian từ trồng đến ra hoa lâu so với cây giâm cành, thời kỳ nở hoa không đồng đều.

- Cần vun gốc, chăm sóc cây mẹ đầy đủ để có nhiều chồi non tốt (gọi là mầm giá). Mầm giá phát sinh xung quanh gốc cây mẹ nhiều hay ít còn tuỳ thuộc vào giống,điều kiện chăm bón, đất tốt hay xoá. Các giống cúc mới như: CN93, CN97, Vàng Đài loan Tím sen thường đê nhiều mầm giá nhất.

III. QUY TRÌNH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC

1. Kĩ thuật trồng

2. Chăm sóc

3. Điều khiển ra hoa

Kết nối năng lực: Hãy tìm hểu các biện pháp chiếu sáng bổ sung cho hóa cúc và giải thích cơ sở khóa học của các biện pháp đó.

Hướng dẫn trả lời:

Thường ở vườn ươm cây giống phải chiếu đèn liên tục còn ở vườn trồng phải chiếu đèn mỗi đêm từ 4 đến 6 tiếng kể từ ngày trồng cho đến khi kết thúc khoảng 40 đến 60 ngày tùy giống. Sau khi ngắt chiếu sáng, lúc này cây đã sinh trưởng đủ chiều cao và thân lá, cây sẽ hình thành nụ và cho hoa.

Nông dân trồng hoa cúc ở nhiều khu vực từ lâu đã chiếu sáng cho hoa cúc bằng bóng đèn Compact, sử dụng ánh sáng vàng hoặc đỏ để kích thích tăng trưởng cho cây.

Trên cơ sở khoa học là sử dụng ánh sáng nhân tạo Red và FarRed để chiếu sáng giúp hoa cúc tích lũy đủ lượng Phytochrome FarRed trong đêm giúp ức chế quá trình ra hoa, Rạng đông đã nghiên cứu chế tạo thành công đèn LED có phổ ánh sáng chuyên dụng điều khiển cây cúc ra hoa. Đó là

* Đèn Led Bulb A60/9W

* Đèn Led HC A60/9W 3000K

* Đèn Led HC A60/6W.

Đặc biệt, đèn LED HC A60/9W đem lại hiệu quả kinh tế cao trong quá trình chiếu sáng cây hoa cúc. Do đó, hiện nay đèn được đông đảo nhiều hộ gia đình đã đầu tư  thay thế đèn sợi đốt và đèn compact truyền thống. 

IV. PHÒNG TRỪ SÂU, BỆNH HẠI

1. Một số sâu, bệnh hại trên hoa cúc

2. Biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại

V. THU HOẠCH VÀ BẢO QUẢN HOA CÚC CẮT CÀNH

Kết nối năng lực: Sử dụng internet, sách, báo,... để tìm hiểu quy trình phòng trừ sâu bệnh, bệnh hại cho một số loại hoa cúc phổ biến.

Hướng dẫn trả lời:

Một vài bệnh phổ biến như:
* Bệnh lở cổ rễ
Triệu chứng: Nấm trong đất xâm nhập vào cổ rễ phần sát mặt đất tạo thành vết bệnh màu nâu xám, lở loét, rễ bị thối mềm, lá bị héo dần và héo khô. Nhổ cây bệnh dễ bị đứt ngang gốc, chỗ vết đứt thối nham nhở.
Nguyên nhân: Bệnh do nấm Rhizoctonia Solani gây ra. Nấm phát sinh, phát triển mạnh trong điều kiện ẩm ướt, nhiệt độ không khí khoảng 22-280C, đất thịt nặng, đất bí chặt, đóng váng sau khi tưới.
Biện pháp phòng trừ: Trước khi trồng phải thu gom sạch sẽ tàn dư cây trồng vụ trước tiêu hủy để hạn chế nguồn bệnh ban đầu. Đất trồng cúc phải tơi xốp, thoát nước tốt. Tăng cường bón phân hữu cơ hoai mục hoặc phân vi sinh để bổ sung nguồn dinh dưỡng tổng hợp cho cây và cải tạo kết cấu của đất, đồng thời bổ sung vi sinh vật có ích cho đất. Bón phân cân đối N, P, K theo nhu cầu của hoa cúc, đặc biệt là phân lân và kali.
* Bệnh phấn trắng
Triệu chứng: Vết bệnh xuất hiện trên lá non, trên những phần non của cây đang tăng trưởng, dạng bột màu trắng xám, hình bất định. Mặt dưới lá chỗ vết bệnh màu vàng nhạt. Bệnh làm cho lá vàng, khô héo rụng sớm, nụ thối, hoa nhỏ không nở được, hoặc nở lệch về một bên.
Nguyên nhân gây bệnh: Do nấm Oidium Chrysanthemi gây ra. Nấm phát triển thuận lợi ở nhiệt độ 15-250C. Nếu nhiệt độ cao trên 330C nấm sẽ chết sau 24 giờ, ở 450C nấm chết sau 10 phút. Nấm tồn tại trên cây bệnh ở dạng sợi và bào tử.
Biện pháp phòng trừ: Chọn giống kháng bệnh, bón phân cân đối, chú ý bón kali, cắt cây, cành lá bị bệnh đem tiêu huỷ. Dùng các loại thuốc: Anvil, Rovral, Topsin-M để phun khi cây bệnh.
* Bệnh đốm vàng
Triệu chứng: Vết bệnh thường xuất hiện từ mép lá, màu xám nâu, hoặc xám đen hình tròn, hoặc bất định, xung quanh vết bệnh có quầng vàng rộng. Sau đó từ mép lá, chóp lá, vết bệnh lan vào phiến lá làm lá thối đen và rụng.
Nguyên nhân gây bệnh: Do nấm Alternaria sp gây ra. Nấm này phát sinh mạnh ở nhiệt độ từ 20-280C, ẩm độ >85%.
Biện pháp phòng trừ: Thường xuyên kiểm tra phát hiện bệnh kịp thời, ngắt bỏ lá già, lá bị bệnh. Dùng các loại thuốc gốc đồng, Topsin-M, Aliette 80NP, Rovral để phun.

LUYỆN TẬP 

Câu hỏi 1. Trình bày những yêu cầu ngoại cảnh của hoa cúc?

Hướng dẫn trả lời:

  • Hoa cúc là cây yêu cầu và tiêu hao nhiều nước, nhưng không chịu được ngập úng và cũng chịu hạn kém. - Độ ẩm thích hợp cho cây sinh trưởng phát triển tốt 60 – 70%, độ ẩm không khí 55 – 65%. Nếu độ ẩm không khí quá cao, hoa dễ bị nhiễm sâu bệnh, hoa rễ bị nhàu nát, cây con dễ đổ và khó cho việc thu hoạch.

Câu hỏi 2. Nêu quy trình kĩ thuật trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh hại cho một số loại hoa cúc phổ biến?

Hướng dẫn trả lời:

Hoa cúc vàng

Nhiệt độ

Hoa cúc thích hợp với nhiệt độ trong khoảng 15-23 độ C và có thể chịu được nhiệt độ trong ngưỡng cho phép từ 10-35 độ C. Đặc biệt, cây cúc ở giai đoạn cây con cần nhiệt độ cao hơn các giai đoạn khác

Thời gian chiếu sáng

Hoa cúc là cây ngày ngắn, ưa sáng và đêm ưa lạnh, khí hậu mát mẻ. Hầu hết các giống hoa cúc trong giai đoạn sinh trưởng cần ánh sáng ngày dài trên 13 giờ. Nhưng đặc biệt vào giai đoạn ra hoa cần ánh sáng ngày ngắn hơn 10-11 giờ

Độ ẩm

Độ ẩm thích hợp cho cây sinh trưởng phát triển tốt 60-70% và độ ẩm không khí nằm trong khoảng 55-65%

Thời vụ

Để cây đạt năng suất, chất lượng hoa tốt và thu hoạch đúng vào dịp Tết Nguyên Đán nên trồng hoa cúc vàng trong những ngày tháng 10 Âm lịch, chậm nhất là 25/10 Âm lịch

Chọn và chuẩn bị đất trồng

Tiêu chuẩn cây giống

Hiện nay, giống hoa cúc được chia làm 2 loại chính

– Cúc có cành (có nhiều hoa): cúc pha lê vàng hè, HL1,…

– Cúc đơn (cây chỉ có 1 hoa): vàng Đài Loan, CN42, CN93, CN43, CN98,..

Tốt nhất nên chọn cây giống nuôi cấy mô. Cây giống phải có chiều cao từ 5-7cm, có từ 5-7 lá, thân có đường kính khoảng 0,2cm, chiều dài rễ từ 0,5-3cm và có nhiều hơn 4 rễ

Cách trồng hoa cúc

– Số cây/chậu tùy thuộc vào kích thước và kiểu dáng của chậu. Thông thường, đối với chậu có kích thước 30x20x15cm có thể trồng 5 cây/chậu

– Cho giá thể đã chuẩn bị vào chậu và cách miệng chậu 5cm. Sau đó, trồng các cây giống vào và phân bố đều xung quanh chậu để tán cây được đều

– Nên trồng vào buổi chiều mát sau 16 giờ. Sau trồng cần tưới đẫm nước

– Cuối cùng, xếp các chậu cách nhau 10-15cm tính từ mép chậu

* Lưu ý: Không trồng cây quá sát vào thành chậu

Tưới nước

Phân bón hoa cúc

Chiếu sáng bổ sung

Bấm tỉa ngọn, nụ phụ và nụ chính

Làm cọc, giàn

Phòng từ sâu, bệnh hại

VẬN DỤNG

Câu hỏi. Xây dựng một quy trình điều khiển ra hoa cho một loại hoa cúc thường được trồng vào vụ đông xuân?

Hướng dẫn trả lời:

Nếu hoa cúc có biểu hiện nở muộn
– Tiến hành tưới phân Kali cho cây với lượng 20g/10 lít nước, 3 ngày/lần.
– Bổ xung vi lượng Bo pha 1g/50 lít nước (Có thể bón kết hợp với bón phân kali).
– Hạn chế tưới đẫm nước, chỉ tưới nhấp để cây đủ ẩm có tác dụng kích thích quá trình phân hóa mầm hoa.
– Tăng cường chiếu sáng cho cây nhiều hơn.
– Sử dụng chất điều hoa sinh trưởng GA3 với nồng độ 3 – 5ppm tương đương 3 – 5g/1000 lít nước. Giúp kích thích hoa ra sớm 7 – 10 ngày (tùy theo chủng loại cúc khác nhau).
 Nếu hoa cúc có biểu hiện nở sớm hơn dự định
– Sử dụng phân DAP pha với lượng 20g/10 lít để tưới gốc cho cây 3 ngày/lần.
Lưu ý: sau khi tưới phân tưới lại bằng nước sạch để phòng cây bọ cháy lá.
– Sử dụng chất điều hoa sinh trưởng Cytokinin với nồng độ 20 – 50ppm tương đương với 2 – 5g/100 lít. Phun trực tiếp vào lá và nụ hoa sẽ làm cho hoa nở chậm lại khoảng 7 – 10 ngày (tùy theo chủng loại cúc khác nhau).
Tìm kiếm google: Chuyên đề học tập công nghệ 10, giải chuyên đề công nghệ 10 kết nối, giảicông nghệ 10 kết nối chủ đề 2

Xem thêm các môn học

Giải chuyên đề học tập công nghệ trồng trọt 10 kết nối tri thức


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com