Giải chuyên đề học tập Lịch sử 10 KNTT chuyên đề 3: Nhà nước và pháp luật Việt Nam trong lịch sử

Dưới đây là phần hướng dẫn giải chi tiết cụ thể cho bộ chuyên đè học tập Lịch sử 10 Kết nối tri thức chuyên đề 3: Nhà nước và pháp luật Việt Nam trong lịch sử.Lời giải đưa ra ngắn gọn, cụ thể sẽ giúp ích cho em các em học tập ôn luyên kiến thức tốt, hình thành cho học sinh phương pháp tự học, tư duy năng động sáng tạo. Kéo xuống để tham khảo

MỞ ĐẦU

Câu hỏi : Hãy chia sẻ hiểu biết của em về nhà nước và pháp luật Việt Nam trong lịch sử.

Hướng dẫn trả lời:

- Trong lịch sử Việt Nam tồn tại nhiều mô hình nhà nước khác nhau, điển hình như các mô hình nhà nước quân chủ và mô hình nhà nước dân chủ:

+ Mô hình nhà nước quân chủ, điển hình là các mô hình: nhà nước quân chủ tập quyền thân dân thời Lý - Trần; nhà nước quân chủ tập quyền quan liêu thời Lê sơ; nhà nước quân chủ tập quyền chuyên chế thời Nguyễn;...

+ Mô hình nhà nước dân chủ, điểm hình là: nhà nước dân chủ cộng hòa (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa); nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa (Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam).

- Về pháp luật:

+ Những bộ luật nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam thời quân chủ độc lập là: Quốc triều hình luật (thời Lê sơ) và Hoàng Việt luật lệ (thời Nguyễn)

+ Thời hiện đại, nhà nước Việt Nam ban hành nhiều bản Hiến pháp (năm 1946, 1959, 1980, 1992, 2013). Các bản Hiến pháp này là đạo luật gốc, có giá trị pháp lí cao nhất trong hệ thống pháp luật.

I. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TRƯỚC NĂM 1858)

1. Một số mô hình nhà nước quân chủ tiêu biểu 

Câu hỏi 1: Khai thác các tư liệu 1, 2 giúp em hiểu gì về chính sách cai trị của nhà nước quân chủ thời Lý - Trần?

 Câu hỏi 1: Khai thác các tư liệu 1, 2 giúp em hiểu gì về chính sách cai trị của nhà nước quân chủ thời Lý - Trần?

Hướng dẫn trả lời:

Chính sách cai trị nhà nước thời Lí- Trần thi hành nhiều chính sách an dân, vua Lý Thái Tông tự cày tịch điền, kế sách khoan thư sức dân…

Câu hỏi 2: Em hãy phân tích những đặc điểm của mô hình nhà nước quân chủ thời Lý - Trần.

Hướng dẫn trả lời:

Điểm nổi bật trong mô hình nhà nước Lý- Trần là mô hình nhà nước quân chủ thân dân, được thể hiện thông qua nhiều chính sách hành động cụ thể. 

Ví dụ: vua cày ruộng tịch điền, kế sách khoan thư sức dân, lấy dân làm trọng của những người lãnh đạo đất nước

Để thực hiện cai trị, lãnh đạo đất nước, bộ máy nhà nước thời Lý-Trần ngày càng được tổ chức hoàn thiện từ trung ương xuống địa phương. 

+ Các cơ quan được phân công chuyên trách về một lĩnh vực nhất định như: cơ quan văn phòng giúp việc cho vua, cơ quan chuyên môn phụ trách các vấn đề y tế, giáo dục…

+ Bộ máy chính quyền địa phương được tổ chức lại, chia thành các cấp hành chính: lộ/phủ-huyện/châu-hương/giáp-xã/thôn,...

Câu hỏi 3: Em hãy phân tích những đặc điểm của mô hình nhà nước quân chủ tập quyền quan liêu thời Lê sơ.

Hướng dẫn trả lời:

- Mô hình nhà nước quân chủ thời Lê do vua nắm quyền lực tối cao, quyền lực tập trung vào chính quyền trung ương

- Lập thêm nhiều cơ quan giúp việc cho vua và các cơ quan chuyên môn ở trung ương và địa phương. 

- Bộ máy nhà nước được củng cố, tổ chức quy củ chặt chẽ, cùng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh. 

- Ở trung ương, nhà Lê thực hiện biện pháp nhằm tập trung quyền lực cao nhất cho nhà vua. Các cơ quan được tổ chức theo hướng chuyên trách. 

- Ở địa phương, đầu thời Lê Thánh Tông, cả nước được chia thành 12 thừa tuyên và phủ (ở Thăng long), năm 1471 lập thêm thừa tuyên thứ 13 là Quảng Nam. Dưới thừa tuyên là phủ, huyện/châu, xã/phường/trang/sách/động.

=> Nhà nước được tổ chức quy củ, hoàn thiện hơn.

Câu hỏi 4: Nêu những điểm khác của nhà nước thời Lê sơ so với thời Lý - Trần.

Hướng dẫn trả lời:

- Những điểm khác của bộ máy nhà nước thời Lê sơ so với thời Lý - Trần:

+ Bộ máy nhà nước được tổ chức quy mô và hoàn thiện hơn: Lần đầu tiên các cơ quan trung ương được tổ chức và phân định thành ba bộ phận, gồm: dân sự (hành chính), quân sự và giám sát; ngoài Lục bộ, Lục tự đã có từ trước, lập thêm Lục khoa, cùng với Ngự sử đài giám sát hoạt động của Lục bộ và một số cơ quan khác

+ Cơ cấu quyền lực với ba Cơ quan phụ trách ba lĩnh vực (hành chính, quân đội, tư pháp) cũng được áp dụng trong tổ chức chính quyền địa phương (gọi là Tam ti).

Câu hỏi 5: Em hãy phân tích những đặc điểm của mô hình nhà nước quân chủ tập quyền chuyên chế thời Nguyễn.

Hướng dẫn trả lời:

Đặc điểm của mô hình nhà nước quân chủ tập quyền chuyên chế thời Nguyễn:

- Quyền lực của nhà vua ở trung ương được tập trung cao hơn bằng cách trao quyền nhiều hơn cho các cơ quan giúp việc trực tiếp cho vua (Nội các, Văn thư phòng,..), cơ quan tư pháp và giám sát (Ngự sử đài, Đô sát viện,...)

- Quyền lực của nhà vua và triều đình ngày càng mạnh, quản lí trực tiếp đến địa phương, nhất là sau cải cách của vua Minh Mạng năm 1831-1832

Câu hỏi 6: Nêu những điểm khác của bộ máy nhà nước thời Nguyễn so với thời Lê sơ.

Hướng dẫn trả lời:

- Những điểm khác của bộ máy nhà nước thời Nguyễn so với thời Lê sơ:

+ Ở trung ương, lập và trao quyền nhiều hơn cho các cơ quan giúp việc trực tiếp của vua như: Nội các, Văn thư phòng, Hàn lâm viện, Cơ mật viện,... để tập trung quyền lực cho nhà vua. Tăng quyền lực cho các cơ quan tư pháp và giám sát.

+ Ở địa phương, từ sau cải cách Minh Mạng, cấp tỉnh do vua và triều đình trực tiếp quản lí.

2. Một số bộ luật tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam trước năm 1858

Câu hỏi 1: Nêu nội dung cơ bản của bộ Quốc triều hình luật.

Hướng dẫn trả lời:

- Quốc triều hình luật còn gọi là Luật Hồng Đức, bộ luật gồm 13 chương, 722 điều, trong đó quy định về nhiều lĩnh vực khác nhau: hình sự, dân sự, hôn nhân, gia đình,...

- Bộ luật có nhiều điều khoản bảo vệ quyền lợi vua chúa, quý tộc, quan lại. Ví dụ: quy định về tội "thập ác", về việc xử phạt các hành vi làm hư hại đồ dùng của vua và hoàng tộc,..

- Luật Hồng Đức cũng thể hiện tính tiến bộ, nhân văn, đề cao giá trị đạo đức của con người,...

Câu hỏi 2: Qua Tư liệu 4, hãy cho biết một số điểm tiến bộ của bộ Quốc triều hình luật.

Hướng dẫn trả lời:

Một số điểm tiến bộ của Quốc triều hình luật: con gái được chia tài sản như con trai, được quyền thừa kế hương hỏa, khi phân chia tài sản do vợ chồng tạo dựng được thì chia đôi,...

Câu hỏi 3: Nêu và phân tích nét chính về nội dung của bộ Hoàng Việt luật lệ.

Hướng dẫn trả lời:

- Về nội dung: đều có nhiều điều luật bảo vệ chế độ, giai cấp thống trị, bên cạnh đó vẫn có những điều khoản tiến bộ, bảo vệ những người yếu thế trong xã hội như người già, phụ nữ, người tàn tật,...

- Về cơ sở xây dựng bộ luật đều tham khảo các bộ luật của Trung Hoa đương thời và có điều chỉnh cho phù hợp với phong tục, tập quán của người Việt. 

- Về kĩ thuật lập pháp đều có những điểm tiến bộ, thể hiện trong cấu trúc các bộ luật.

Câu hỏi 4: Em hãy cho biết điểm chung của hai bộ Quốc triều hình luật và Hoàng Việt luật lệ.

Hướng dẫn trả lời:

- Điểm chung về nội dung:

+ Có các điều khoản bảo vệ chế độ quân chủ, bảo vệ quyền lực và quyền lợi của giai cấp thống trị.

+ Có nhiều nội dung tiến bộ, thể hiện tính nhân văn, đề cao các giá trị đạo đức, chú ý phần nào tới quyền lợi của người phụ nữ, người già, trẻ em…

- Điểm chung về kĩ thuật lập pháp:

+ Các điều luật đã được sắp xếp theo từng lĩnh vực;

+ Hầu hết các quy phạm pháp luật đểu gồm ba thành phần cơ bản là: giả định (đặt ra tình huống), quy định (xác định hành vi được/phải làm hoặc không được làm) và chế tài (biện pháp xử lí nếu làm trái quy định).

II. NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐÊN NAY

1. Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (1945 -1976)

Câu hỏi 1:  Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời trong bối cảnh nào? Sự ra đời đó có ý nghĩa gì?

Hướng dẫn trả lời:

+ Đất nước bị thực dân Pháp cai trị, chính quyền nhà Nguyễn vẫn tồn tại nhưng không có thực quyền, dân tộc chìm trong cảnh lầm than nghèo đói.

+ Nhân dân căm phẫn và mong muốn đứng lên đánh đuổi thực dân Pháp, lật đổ chế độ phong kiến để giành quyền tự do, dân chủ. 

=> đó là lí do, bối cảnh dẫn đến cuộc Cách mạng tháng Tám do Đảng Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo và sự ra đời của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Ý nghĩa sự ra đời của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa:

- Đây là một trong những thành quả quan trọng của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945

- Là bước ngoặt của lịch sử dân tộc, chấm dứt chế độ quân chủ, mở ra chế độ mới- chế độ dân chủ tiến bộ ở Việt Nam. 

Câu hỏi 2: Qua nội dung mục c và các tư liệu 7, 8, hãy nêu một số đặc điểm và tính chất của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

Hướng dẫn trả lời:

Đặc điểm và tính chất của Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa:

- Đây là nhà nước do chính nhân dân bầu ra, đại diện cho quyền lợi và ý chí của nhân dân. 

- Quyền quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước thuộc về Quốc hội- cơ quan do nhân dân bầu ra

- Đây là nhà nước của giai cấp công-nông, do Đảng Cộng sản lãnh đạo, chăm lo cho đời sống nhân dân.

Câu hỏi 3: Dựa vào thông tin trong Bảng 1 (tr. 52 - 53), em hãy nêu vai trò của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà giai đoạn 1945 - 1976.

Hướng dẫn trả lời:

Đây là giai đoạn lịch sử cả nước phải tiến hành đồng thời nhiều nhiệm vụ chiến lược:

- Xây dựng xã hội chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ở miền Nam. 

- Có những giai đoạn, miền Bắc vừa làm nghĩa vụ hậu phương với tiền tuyến miền Nam, vừa trực tiếp kháng chiến chống Mỹ.

- Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ khi thành lập đã lãnh đạo các tầng lớp nhân dân đánh bại lần lượt các kẻ thù xâm lược, giành độc lập hoàn toàn cho dân tộc năm 1975.

2. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ năm 1976 đến nay

Câu hỏi 1: Phân tích bối cảnh ra đời Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Hướng dẫn trả lời:

Bối cảnh ra đời của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Sau đại thắng mùa Xuân năm 1975, Việt Nam thống nhất về mặt lãnh thổ nhưng vẫn tồn tại hai tổ chức nhà nước khác nhau ở hai miền đất nước:

+ Ở miền Bắc là: Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

+ Ở miền Nam là: Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam.

=> Vì vậy, thống nhất về mặt nhà nước vừa là nguyện vọng của nhân dân, vừa là cơ sở pháp lí để thực hiện nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước.

- Từ ngày 15 đến ngày 21/11/1975, Hội nghị Hiệp thương chính trị giữa hai miền Nam - Bắc được tổ chức tại Sài Gòn.

- Ngày 25/4/1976, nhân dân cả nước tham gia Tổng tuyển cử bầu Quốc hội.

- Tại kì họp thứ nhất, Quốc hội khoá VI (từ ngày 24/6 đến ngày 3/7/1976) đã quyết định đổi tên nước Việt Nam là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Câu hỏi 2: Nêu ý nghĩa của sự ra đời Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Hướng dẫn trả lời:

Ý nghĩa của sự ra đời Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:

- Đánh dấu việc hoàn thành công cuộc thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

- Tạo tiền đề thuận lợi cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế trong giai đoạn mới. 

Câu hỏi 3: Hãy cho biết vai trò của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế của Việt Nam từ năm 1986 đến nay.

Hướng dẫn trả lời:

- Thành tựu về đổi mới, phát triển nền kinh tế:

+ Nông nghiệp: chính sách giao khoán đất nông nghiệp, khuyến khích nông dân ứng dụng các tiến bộ khoa học - kĩ thuật vào sản xuất,... Nhờ đó, Việt Nam dần giải quyết được nhu cầu lương thực trong nước và trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới.

+ Công nghiệp và dịch vụ: chính sách cho phép phát triển kinh tế tư nhân, kêu gọi và khuyến khích đầu tư nước ngoài, ban hành nhiều bộ luật nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế của Nhà nước đưa đến sự hình thành và phát triển các loại hình doanh nghiệp từ quy mô nhỏ, vừa, đến quy mô lớn,... góp phần quan trọng vào sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế quốc dân.

- Thành tựu về hội nhập quốc tế: thực hiện đường lối đối ngoại mở rộng, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế trên nhiều lĩnh vực và đạt được nhiều thành tựu nổi bật:

+ Năm 1995, gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Hoa Kì

+ Năm 1998, tham gia Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC)

+ Năm 2006, gia nhập Tổ chức THương mại thế giới (WTO)

+ Năm 2019: kí Hiệp định thương mại tự do với liên minh châu Âu (EU)…

=> Những thành tựu to lớn đạt được trong hội nhập quốc tế đã góp phần quan trọng trong công cuộc phát triển đất nước, khẳng định và nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.

III. MỘT SỐ BẢN HIẾN PHÁP VIỆT NAM TỪ NĂM 1946 ĐẾN NAY

1. Một số điểm chung của các bản hiến pháp Việt Nam từ năm 1946 đến nay 

Câu hỏi 1:  Nêu điểm chung về bối cảnh ra đời và phân tích một số điểm chính của các bản hiến pháp Việt Nam. Lấy ví dụ minh hoạ.

Hướng dẫn trả lời:

Điểm quan trọng, chung nhất của các bản hiến pháp nước ta về bối cảnh ra đời là: đều được ban hành khi Nhà nước mới được thành lập hoặc có những thay đổi quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa. 

Ví dụ: 

- Hiến pháp năm 1946 được ban hành khi nước ta vừa giành được nền độc lập, lật đổ chế độ thực dân, phong kiến. Vì thế, cần có một văn bản pháp luật có giá trị cao để ghi nhận, quy định những chủ trương, chính sách lớn của Nhà nước và các vấn đề quan trọng khác.

- Hiến pháp năm 1992, ra đời khi Việt Nam vừa trải qua thời kì khủng hoảng và bắt đầu công cuộc đổi mới đất nước.

- Hiến pháp năm 2013 được ban hành để tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới và cần có những chính sách quan trọng để đất nước phát triển trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế. 

2. Hiến pháp 1946 - bản hiến pháp đầu tiên của Việt Nam 

Câu hỏi 1: Nêu một số nội dung chính của Hiến pháp năm 1946.

Hướng dẫn trả lời:

- Ghi nhận thành quả vĩ đại của nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tựu do.

- Quy định chính thể của Việt Nam là một nước Dân chủ Cộng hòa.

- Quy định các quyền và nghĩa vụ của công dân

- Quy định về tổ chức bộ máy nhà nước. 

Câu hỏi 2: Em hãy nêu và phân tích ý nghĩa của Hiến pháp năm 1946.

Hướng dẫn trả lời:

- Ý nghĩa của Hiến pháp năm 1946:

+ Là bản hiến pháp đầu tiên trong lịch sử Việt Nam

+ Là bản hiến pháp dân chủ và tiến bộ ở Đông Nam Á thời bấy giờ.

+ Khẳng định chủ quyền, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà;

+ Ghi nhận thành quả vĩ đại của nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc

+ Đặt nền móng cho việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước kiểu mới - Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

3. Hiến pháp của thời kì đổi mới 

Câu hỏi 1: Nêu một số nội dung chính của Hiến pháp năm 1992.

Hướng dẫn trả lời:

- Một số nội dung chính của Hiến pháp năm 1992:

+ Thể chế hoá đường lối đổi mới về kinh tế của Đảng và Nhà nước.

+ Thể hiện rõ quan điểm, đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam là “thực hiện chính sách hoà bình, hữu nghị, không phân biệt chế độ chính trị và xã hội khác nhau trên cơ sở tôn trọng độc lập, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và các bên cùng có lợi”.

Câu hỏi 2: Nêu và phân tích những điểm mới của Hiến pháp năm 2013.

Hướng dẫn trả lời:

Hiến pháp năm 2013 có nhiều điểm mới và tiến bộ về tổ chức nhà nước, về tư tưởng dân chủ và kĩ thuật lập pháp.

- Điểm mới về tổ chức nhà nước:

+ Bổ sung quyền hạn của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, cơ quan tư pháp

+ Phân định rõ hơn thẩm quyền của các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương

+ Lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến của Việt Nam, nguyên tắc “kiểm soát quyền lực” được ghi nhận

- Những điểm tiến bộ về tư tưởng dân chủ:

+ Khẳng định nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng biện pháp dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện (Hiến pháp năm 1993 chỉ ghi nhận hình thức dân chủ đại diện)

+ Khẳng định và mở rộng các quyền con người và quyền công dân

+ Quy định về thực hiện quyền làm chủ và quyền giám sát của nhân dân.

- Tiến bộ về kĩ thuật lập hiến:

+ Bố cục gọn (11 chương và 120 điều), vị trí các chương được sắp xếp hợp lí hơn.

+ Các điều luật được trình bày, diễn đạt cô đọng, súc tích theo ngôn ngữ pháp lí.

+ Nội dung có tính bao quát, phù hợp, cập nhật những thành tựu của luật pháp quốc tế. 

LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

Câu hỏi 1: So sánh điểm giống và khác nhau giữa các mô hình nhà nước quân chủ ở Việt Nam thời Lý - Trần, Lê sơ và thời Nguyễn.

Hướng dẫn trả lời:

Đặc điểm

Mô hình nhà nước Lý- Trần

Mô hình nhà nước Lê sơ

Mô hình nhà nước thời Nguyễn

Giống nhau

Đều là nhà nước quân chủ chuyên chế tập quyền, vua là người đứng đầu nhà nước, nắm quyền lực tối cao và tuyệt đối.

Khác nhau

Tính chất đặc trưng

Nhà nước quân chủ tập quyền thân dân

Nhà nước quân chủ tập quyền quan liêu

Nhà nước quân chủ tập quyền chuyên chế

Tổ chức bộ máy nhà nước 

   
Câu hỏi 2: Em hãy chỉ ra sự khác nhau về đặc điểm, tính chất của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà so với các nhà nước quân chủ ở nước ta. Theo em, sự khác nhau đó nói lên điều gì?

Hướng dẫn trả lời:

- Về đặc điểm, nhà nước Dân chủ Cộng hòa (người dân là chủ nhân của đất nước, nhà nước đại diện cho toàn dân để điều hành đất nước) khác với nhà nước quân chủ ( vua là chủ, là người đứng đầu, nắm những quyền cao nhất).

- Về cách thức tạo lập: Nhà nước Dân chủ Cộng hòa (do nhân dân bầu ra thông qua bầu cử) khác với nhà nước quân chủ (cha truyền, con nối).

- Về quyền lực: Nhà nước Dân chủ Cộng hòa (do quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước thuộc về Quốc hội- cơ quan do toàn dân bầu chọn) khác với nhà nước quân chủ (thuộc về một người là vua hoặc hoàng đế)

=> Sự khác nhau trên chứng tỏ Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là Nhà nước kiểu mới, tiến bộ. Đó thực là nhà nước của dân, do dân và vì dân. 

Câu hỏi 3: Lập bảng so sánh các bản Hiến pháp năm 1946, 1992 và 2013 theo gợi ý sau:

Hiến pháp

1946

1992

2013

Bối cảnh ra đời

?

?

?

Nội dung cơ bản

?

?

?

Ý nghĩa

?

?

?

Hướng dẫn trả lời:

Hiến pháp

1946

1992

2013

Bối cảnh ra đời

Ra đời sau thành công của Cách mạng tháng Tám (năm 1945) và sự thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Ra đời khi công cuộc đổi mới đất nước của Việt Nam đang được đẩy mạnh, tiến hành một cách toàn diện.

Ra đời khi Việt Nam có nhiều biến đổi về kinh tế, xã hội; một số nội dung của Hiến pháp năm 1992 không còn phù hợp.

Nội dung cơ bản

- Ghi nhận thành quả vĩ đại của Cách mạng tháng Tám.

- Quy định chính thể là Dân chủ Cộng hòa

- Quy định quyền và nghĩa vụ của công dân.

- Quy định về tổ chức bộ máy nhà nước.

- Quy định cụ thể về chế độ chính trị; cơ cấu, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước…

- Thể chế hoá mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lí, nhân dân làm chủ,...

- Quy định về:

+ Chế độ chính trị;

+ Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân;

+ Phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ

+ Bảo vệ Tổ quốc

+ Vai trò, vị trí, chức năng của: Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân; chính quyền địa phương

- Có nhiều điểm mới về: tổ chức nhà nước, tư tưởng dân chủ và kĩ thuật lập hiến.

ý nghĩa

- Là bản hiến pháp đầu tiên trong lịch sử Việt Nam

- Là sự khẳng định chủ quyền pháp lí, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam. 

- Đặt nền tảng cho tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước.

- Là cơ sở chính trị -pháp lí quan trọng để thực hiện công cuộc đổi mới.

Là cơ sở chính trị - pháp lí quan trọng để tiếp tục thực hiên công cuộc đổi mới đất nước.

VẬN DỤNG

Câu hỏi 1: Có quan điểm cho rằng: "Bộ Quốc triều hình luật và Hoàng Việt luật lệ có nhiều điểm tiến bộ, nên được tham khảo và áp dụng trong việc quản lí xã hội ngày nay". Em có đồng ý với quan điểm đó không? Vì sao?

Hướng dẫn trả lời:

Em đồng ý với ý kiến trên. 

- Trong bộ Quốc triều hình luật có nhiều điều khoản thể hiện sự tiến bộ, nhân văn, đề cao các giá trị đạo đức và quan tâm đến các đối tượng yếu thế trong xã hội. Ví dụ:

+ Có những điều khoản quy định việc xử phạt các hành vi: xâm phạm đến nhân phẩm của con người (các điều từ 473 đến 476); các hành vi tố cáo, vu khống không đúng sự thật (điều 501 đến 505)….

+ Có những điều khoản thừa nhận và bảo vệ sự bình đẳng và tự do của con người. Như: quy định mọi người đều được kêu oan khi cảm thấy bị bắt bớ, bị giam cầm vô cớ và khi bị xử phạt oan sai (điều 687); quy định mọi người dân đều được bảo vệ tính mạng, tài sản…

+ Có những điều khoản quan tâm, bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ, người già, người khuyết tật…, như: quy định con gái cũng được hưởng tài sản thừa kế (điều 391); quy định tù nhân phạm tội nếu bị thương hay ốm đau phải được chữa trị, chăm sóc (điều 663); quy định những người từ 90 tuổi trở lên hoặc 7 tuổi trở xuống nếu mắc tội phải xử chết thì đều được tha bổng (điều 17);

+ Có các điều khoản quy định xử phạt quan lại khi có các hành vi: nhận hối lộ, hà hiếp, nhũng nhiễu nhân dân…

=> Những điều khoản tiến bộ, tích cực trong Quốc triều Hình luật có ý nghĩa, giá trị to lớn và là một trong những kinh nghiệm quý báu trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tổ chức và quản lí xã hội ở Việt Nam hiện nay.

- Quốc triều hình luật có những điểm tiến bộ về kĩ thuật lập pháp, như:

+ Các điều luật được sắp xếp theo từng lĩnh vực;

+ Hầu hết các quy phạm pháp luật đều gồm ba thành phần cơ bản: giả định (đặt ra tình huống), quy định (xác định hành vi được/phải làm hoặc không được làm) và chế tài (biện pháp xử lí nếu làm trái quy định)

=> Kĩ thuật lập pháp trong Quốc triều hình luật có thể được tham khảo và áp dụng trong quá trình soạn thảo luật pháp hiện nay.

Câu hỏi 2: Từ năm 2013, ngày 9 - 11 hằng năm được lấy là “Ngày Pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Hãy đưa ra một số ý kiến của em để góp phần nâng cao tinh thần, ý thức tuân thủ hiến pháp và pháp luật cho mọi người.

Hướng dẫn trả lời:

- Một số giải pháp góp phần nâng cao tinh thần, ý thức tuân thủ hiến pháp và pháp luật cho mọi người:

+ Nhà nước cần chú trọng xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật.

+ Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng, tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong mọi tầng lớp nhân dân thông qua sách, báo, các kênh thông tin xã hội,...

+ Mỗi cá nhân cần rèn luyện ý thức tuân thủ hiến pháp và pháp luật của nhà nước; lên án, đấu tranh, vận động mọi người đấu tranh chống lại những hành vi vi phạm pháp luật.

Tìm kiếm google: Giải chuyên đề lịch sử 10 KNTT , giải CĐ lịch sử 10 KNTT , giải CĐ lịch sử 10 KNTT chuyên đề 3: Nhà nước và pháp luật Việt Nam trong lịch sử

Xem thêm các môn học


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com