[toc:ul]
Quan sát hình dưới, em thấy đoạn thẳng AB hay CD dài hơn? Muốn biết chính xác, ta phải làm gì?
Hướng dẫn giải:
Bằng trực quan có thể thấy hai đoạn thẳng bằng nhau.
Có thể đo chiều dài của hai đoạn thẳng để biết chính xác.
Trong thực tế, để đo các độ dài sau đây, người ta thường sử dụng đơn vị nào?
a) Độ cao cửa sổ trong phòng học.
b) Độ sâu của một hồ bơi.
c) Chu vi của quả cam.
d) Độ dày của cuốn sách.
e) Khoảng cách giữa Hà Nội và Huế.
a) Đo độ cao cửa sổ trong phòng học dùng: mét, đề xi mét, xentimét
b) Độ sâu của một hồ bơi: mét, đề xi mét, xentimét
c) Chu vi của quả cam: xentimét
d) Độ dày của cuốn sách: xentimét, milimét
e) Khoảng cách giữa Hà Nội và Huế: kilômét.
1. Dùng loại thước đo thích hợp nào trong hình 5.1 để đo các độ dài sau đây?
a) Bước chân của em.
b) Chu vi của miệng cốc.
c) Độ cao cửa ra vào của lớp học.
d) Đường kính trong miệng cốc.
e) Đường kính ngoài của ống nhựa
2. Xác định GHĐ và ĐCNN của các thước trong hình 5.2
1.
a) Bước chân của em dùng: thước dây, thước cuộn
b) Chu vi của miệng cốc: thước dây
c) Độ cao cửa ra vào của lớp học dùng: thước cuộn, thước dây
d) Đường kính trong miệng cốc: thước thẳng, thước cuộn
e) Đường kính ngoài của ống nhựa: thước thẳng, thước kẹp.
2.
Hình a) thước đo có GHĐ: 100cm ; ĐCNN: 0,5 cm
Hình b) thước đo có GHĐ: 10cm ; ĐCNN: 0,5 cm
Hình c) thước đo có GHĐ: 10 cm ; ĐCNN: 1mm
1. Tại sao cần ước lượng chiều dài trước khi đo?
2. Một học sinh tiến hành đo chiều dài của một chiếc lá như trong hình 5.3. Em hãy phân tích và nêu nhận xét về cách đặt thước và mặt đất của bạn. Hãy chỉ ra các lỗi (nếu có) trong phép đo này.
3. Một học sinh được giao nhiệm vụ đo chiều dài của cái bảng trong lớp học bằng thước đo có ĐCNN là 1 cm. Kết quả đo của từng bạn được ghi lại như sau:
- Bạn thứ nhất: 4,1 m
- Bạn thứ hai: 4,15 m
- Bạn thứ ba: 4,2 m
- Bạn thứ tư: 4,5 m
Em có nhận xé gì về cách ghi kết quả đo nói trên? Theo em, kết quả đo của bạn nào có thể sai nhiều nhất? Tại sao?
1. Ta cần ước lượng chiều dài trước khi đo để chọn thước đo thích hợp với độ dài cần đo.
2. Cách đặt thước và đặt mắt của bạn không đúng.
Ta cần đặt thước dọc theo chiều dài chiếc lá, từ cuống lá đến ngọn lá, vạch số 0 của thước ngang với cuống lá và mắt phải nhìn vuông góc với vạch chia của thước.
Các lỗi trong phép đo này là: lỗi đặt thước, lỗi mắt nhìn vạch chia của thước.
3. Cách ghi kết quả đo trên không đúng, cần ghi kết quả đo theo đơn vị của ĐCNN của thước.
Kết quả đo của bạn thứ tư có thể sai nhiều nhất. Vì độ chênh lệch kết quả của bạn thứ tư với các bạn khác là rất lớn.
Hãy dựa vào hình 5.4 để mô tả cách đo thể tích
Hướng dẫn giải:
Cách đo thể tích vật bỏ lọt bình chia độ:
Bước 1: Đổ nước vào bình chia độ, đo thể tích bình.
Bước 2: Thả vật rắn chìm trong bình, đo thể tích bình chia độ khi nước dâng lên.
Bước 3: Tính thể tích vật rắn chính bằng hiệu của thể tích của bình chia độ sau khi thả chìm vật rắn với thể tích ban đầu.
- Cách đo thể tích vật rắn không bỏ lọt bình chia độ
Bước 1: Đổ đầy nước vào bình tràn
Bước 2: Thả chìm vật rắn vào bình tràn và đo thể tích nước bị tràn ra vào bình chứa.
Bước 3: Đổ nước từ bình tràn vào bình chia độ, thể tích nước trong bình chia độ chính bằng thể tích của vật rắn.