BÀI TẬP 1 : Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
a ) 832 mm – 228 mm = ……… mm b ) 215 ml + 37 ml = ……… ml
37 g + 182 g = ……… g 32 ml – 15 ml + 80 ml = ……… ml
127 mm + 328 mm = ………… mm 57 g – 37 g + 50 g = ………… g
Trả lời:
a ) 832 mm – 228 mm = 604 mm b ) 215 ml + 37 ml = 252 ml
37 g + 182 g = 219 g 32 ml – 15 ml + 80 ml = 97 ml
127 mm + 328 mm = 455 mm 57 g – 37 g + 50 g = 70 g
BÀI TẬP 2 : Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp (theo mẫu).
a ) Mỗi kiện hàng cân nặng ……… g.
b ) Chiếc cốc cân nặng ……… g.
Trả lời:
a ) Mỗi kiện hàng cân nặng 500 g.
b ) Chiếc cốc cân nặng 250 g.
BÀI TẬP 3 : Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
Trả lời:
BÀI TẬP 4 : Rô-bốt có hai cốc loại 250 ml và 400 ml. Chỉ dùng hai cái cốc đó, làm thế nào để Rô-bốt lấy được 100 ml nước từ chậu nước ?
Trả lời:
Đầu tiên, ta đổ đầy nước vào cốc 250 ml và đổ hết sang cốc 400 ml. Lúc này số nước còn thiếu trong cốc 400 ml là:
400 - 250 = 150 (ml)
Cốc 400 ml còn thiếu 150 ml nước để đầy cốc
Lại tiếp tục đổ đầy nước vào cốc 250 ml và đổ từ từ sang cốc 400 ml sao cho cốc 400 ml đầy. Như vậy, số nước còn lại trong cốc 250 ml là:
250 - 150 = 100 (ml)
Như vậy, số nước có trong cốc 250 ml chính là 100 ml ta cần.
BÀI TẬP 1 : Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
Trả lời:
BÀI TẬP 2 : Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp.
Bạn Nam bị ốm. Bác sĩ vừa đo nhiệt độ cơ thể của bạn Nam được kết quả như hình dưới đây.
a ) Nhiệt độ cơ thể của Nam mà bác sĩ đo được là ……… độ C .
b ) Theo em, Nam có bị sốt không? Vì sao?
Trả lời:
a ) Nhiệt độ cơ thể của Nam mà bác sĩ đo được là 38 độ C.
b ) Theo em, Nam có bị sốt. Vì nhiệt độ cơ thể người bình thường là 37. Trong khi đó, Nam lại có nhiệt độ cơ thể là 38.
BÀI TẬP 3 : Việt dùng một hộp sữa loại 250 ml để làm bánh. Theo công thức làm bánh, bạn ấy chỉ cần dùng 80 ml sữa. Hỏi sau khi làm bánh xong, Việt còn lại bao nhiêu mi-li-lít sữa?
Trả lời:
Số mi-li-lít sữa còn lại sau khi Việt làm bánh xong là:
250 – 80 = 170 (ml)
Đáp số : 170 ml sữa
BÀI TẬP 4 : Quan sát hình sau rồi tìm cân nặng của hộp quà A và mỗi hộp quà B. Biết rằng các hộp quà B có cân nặng như nhau.
Trả lời:
Ở chiếc cân thứ hai, một bên đĩa có hộp quà B và quả cân 100 g, đĩa còn lại có quả cân 500 g. Như vậy, số cân nặng của hộp quà B là :
500 – 100 = 400 (g)
Ở chiếc cân thứ nhất, ta thấy cân giữ thăng bằng khi một bên đĩa là hộp quà A, đĩa còn lại có 2 hộp quà B.
Như vậy, số cân nặng của hộp quà A là :
400 x 2 = 800 (g)
Vậy, hộp quà A nặng 800 g, hộp quà B nặng 400 g.