[toc:ul]
CÂU HỎI GIỮA BÀI HỌC
Câu 1: Dựa vào bảng 3.1, so sánh tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của nhóm nước phát triển với nhóm nước đang phát triển và toàn thế giới?
Câu 2: Dân số tăng nhanh dẫn tới những hậu quả gì về mặt kinh tế - xã hội?
Câu 3: Dựa vào bảng 3.2, so sánh cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nhóm nước phát triển với nhóm nước đang phát triển?
Câu 4: Dân số già dẫn tới những hậu quả gì về mặt kinh tế - xã hội?
Câu 5: Hãy trình bày các hậu quả do nhiệt độ Trái Đất tăng lên và tầng ôdôn bị thủng đối với đời sống trên Trái Đất?
Câu 6: Ý kiến cho rằng “Bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại” có đúng không? Tại sao?
Câu 7: Dựa vào hiểu biết của bản thân, hãy nêu một số loại động vật ở nước ta hiện đang có nguy cơ tuyệt chủng hoặc còn lại rất ít?
CÂU HỎI CUỐI BÀI HỌC
Câu 1: Chứng minh rằng trên thế giới, sự bùng nổ dân số diễn ra chủ yếu ở nhóm nước đang phát triển, sự già hóa dân số diễn ra chủ yếu ở nhóm nước đang phát triển?
Câu 2: Giải thích câu nói: Trong bảo vệ môi trường, cần phải “tư duy toàn cầu hành động địa phương”.
Câu 3: Hãy (lập bảng) trình bày về một số vấn đề môi trường toàn cầu?
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI HỌC
Câu 1: So sánh tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên:
Câu 2: Dân số tăng nhanh dẫn tới những hậu quả về mặt kinh tế - xã hội như thiếu lương thực, thực phẩm, đói nghèo, lạc hậu, bệnh tật, môi trường và tăng khoảng cách giàu nghèo.
Câu 3: Cơ cấu nhóm tuổi của các nước phát triển và các nước đang phát triển có sự khác nhau.
Câu 4: Dân số già dẫn tới những hậu quả như thiếu lao động, phải có chính sách hỗ trợ, chăm sóc, nguy cơ bị giảm dân số và chậm phát triển kinh tế.
Câu 5: Các hậu quả do nhiệt độ Trái Đất tăng lên là thiếu lương thực, thực phẩm, khủng hoảng năng lượng, cơ sở hạ tầng, hạn hán, ô nhiễm không khí.
Khi tầng ion bị thủng thì các tia bức xạ ở thượng tầng khí quyển sẽ chiếu trực tiếp vào trái đất và hậu quả là Trái đất khó có thể tồn tại được sự sống.
Câu 6: “Bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại” là chính xác.
=> Nếu muốn tồn tại sự sống thì buộc con người phải bảo vệ môi trường.
Câu 7: Một số loại động vật ở nước ta đang được báo động vào loại sắp bị tuyệt chủng đó là: Bò tót, hổ, sao la, hươu vàng, Vooc mũi hếch, vooc đầu trắng, voi, cò quăm cánh xanh, rùa da và cả rùa Hồ Gươm.
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI HỌC
Câu 1: Sự bùng nổ dân số diễn ra chủ yếu ở nhóm nước đang phát triển vì chiếm 80% dân số thế giới và 95% số dân gia tăng hằng năm.
Sự già hóa dân số chủ yếu ở nhóm nước phát triển vì tỉ lệ người dưới 15 tuổi ngày càng thấp, tỉ lệ người trên 65 tuổi ngày càng cao và tuổi thọ trung bình cao > 76 tuổi.
Câu 2: Trong bảo vệ môi trường, cần phải “tư duy toàn cầu hành động địa phương” vì:
Sự biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường nước và sự suy giảm đa dạng sinh học đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu, chứ không phải tại một số quốc gia hay môt khu vực nào trên Trái Đất và không giống nhau về mức độ ở các địa phương có những biện pháp cụ thể khác nhau.
Câu 3: Trình bày về một số vấn đề môi trường toàn cầu
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI HỌC
Câu 1: Dựa vào bảng 3.1 ta thấy tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của nhóm nước phát triển với nhóm nước đang phát triển và toàn thế giới thể hiện như sau:
- Trong giai đoạn 1960 – 2005, tỉ suất gi tăng dân số tự nhiên của các nhóm nước và thế giới có hướng suy giảm.
- Các nước đang phát triển vẫn có tỉ suất gia tăng tự nhiên cao nhất với 1,5 % (năm 2005)
- Sau nước đang phát triển là thế giới với 1,2%.
- Các nước phát triển có tỉ suất gia tăng tự nhiên rất thấp, chỉ 0,1%.
- Tỉ suất gia tăng tự nhiên các nước đang phát triển cao gấp 15 lần so với các nước phát triển và cao gấp 1,25 lần so với thế giới.
Câu 2: Dân số tăng nhanh đã dẫn tới những hậu quả ngày càng nghiêm trọng:
- Thiếu lương thực, thực phẩm
- Sự đói nghèo và lạc hậu
- Khai thác bừa bãi nguồn tài nguyên thiên nhiên
- Suy thoái môi trường sống và gia tăng bệnh tật
- Tăng khoảng cách giàu nghèo. Trong hơn 6 tỉ dân chỉ có một tỉ người là có cuộc sống sung túc…
Câu 3: Quan sát bảng 3.2 ta thấy, cơ cấu nhóm tuổi của các nước phát triển và các nước đang phát triển có sự khác nhau.
- Nhóm tuổi 0 – 14 tuổi, nhóm nước đang phát triển có tỉ lệ cao hơn so với nhóm nước phát triển (32 > 17)
- Nhóm tuổi 15 – 64 tuổi, nhóm nước đang phát triển có tỉ lệ thấp hơn so với nhóm nước phát triển (63 < 68)
- Nhóm tuổi 65 trở lên, nhóm nước đang phát triển có tỉ lệ thấp hơn so với nhóm nước phát triển (5 < 15).
=> Nhóm nước đang phát triển có cơ cấu dân số trẻ, các nước phát triển có cơ cấu dân số già.
Câu 4: Dân số già dẫn tới những hậu quả về mặt kinh tế - xã hội như sau:
- Thiếu lực lượng lao động trong xã hội
- Các chính sách hỗ trợ, chăm sóc cho người già
- Nguy cơ giảm dân số
- Nền kinh tế chậm phát triển.
Câu 5: Các hậu quả do nhiệt độ Trái Đất tăng lên và tầng ôdôn bị thủng đối với đời sống trên Trái Đất:
* Các hậu quả do nhiệt độ Trái Đất tăng lên:
- Thiếu lương thực, thực phẩm nghiêm trọng
- Khủng hoảng năng lượng
- Phá hỏng cơ sở hạ tầng
- Gây hạn hạn
- Ô nhiễm không khí ngày càng nặng.
* Các hậu quả khi tầng ôdôn bị thủng:
- Trái đất có 5 tầng không khí bao ngoài quanh: Tầng đối lưu, tầng bình lưu, tầng trung lưu, tầng ion và thượng tầng khí quyển.
- Khi tầng ion bị thủng hay nghiêm trọng hơn đó là ngày càng bị phá huỷ thì các tia bức xạ ở thượng tầng khí quyển sẽ chiếu trực tiếp vào trái đất
=> Hậu quả là Trái đất khó có thể tồn tại được sự sống.
Câu 6: Bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại là chính xác.
* Bởi vì:
- Môi trường là ngôi nhà chung của tất cả mọi người, trong đó con người tồn tại và phát triển.
- Cuộc sống của mỗi người có liên hệ mật thiết với môi trường.
- Con người là một thành phần của môi trường, không thể sống tách rời môi trường.
=> Một môi trường phát triển bền vững là điều kiện lí tưởng cho con người và ngược lại.
- Môi trường trường càng ngày càng ô nhiếm từ môi trường nước, môi trường đất và cả môi trường không khí.
- Xuất phát từ các hoạt động sinh sống và sản xuất của con người gây ra.
- Cho đến thời điểm này, môi trường vẫn đang ngày càng suy thoái, hiệu ứng nhà kính ngày càng nghiêm trọng, khí hậu biến đổi ngày càng khắc nghiệt và kèm theo nhiều thiên tai hơn…
=> Nếu muốn tồn tại sự sống thì buộc con người phải có ý thức nhiều hơn và cao hơn trong việc bảo vệ môi trường.
Câu 7: Một số loại động vật ở nước ta đang được báo động vào loại sắp bị tuyệt chủng đó là:
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI HỌC
Câu 1: * Sự bùng nổ dân số thế giới chủ yếu diễn ra ở các nước đang phát triển:
–Các nước đang phát triển chiếm 80% dân số thế giới
–Chiếm 95% số dân gia tăng hằng năm của thế giới.
* Sự già hóa dân số chủ yếu ở nhóm nước phát triển:
–Trong cơ cấu dân số các nước này: tỉ lệ người dưới 15 tuổi ngày càng thấp và tỉ lệ người trên 65 tuổi ngày càng cao.
–Tuổi thọ trung bình của người dân các nước này cao hơn tuổi thọ trung bình của thế giới (76 tuổi)
Câu 2: Trong bảo vệ môi trường, cần phải “tư duy toàn cầu hành động địa phương:
* Phải tư duy toàn cầu vì:
Sự biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường nước và sự suy giảm đa dạng sinh học đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu, chứ không phải tại một số quốc gia hay môt khu vực nào trên Trái Đất.
- Tuân theo quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí: đó là quy luật về mỗi quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần và mỗi bộ phần của lớp vỏ địa lí.
* Hành động địa phương vì:
- Sự biến đổi, ô nhiễm và suy giảm đa dạng sinh học ở các quốc gia, các khu vực khác nhau trên Trái Đất, không giống nhau về mức độ.
=> Ở các địa phương khác nhau trên Trái Đất tùy theo mức độ ô nhiễm môi trường mà có những biện pháp cụ thể khác nhau.
Câu 3: Bảng trình bày về một số vấn đề môi trường toàn cầu