Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
- Năng lực chung:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
? Em hãy cho biết sự khác biệt về vật liệu xây dựng ao nuôi thủy sản trong hình 12.1
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS quan sát và chú ý lắng yêu cầu và đưa ra đáp án.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- Các HS xung phong phát biểu trả lời.
Bước 4: Kết luận, nhận xét:
Đáp án:
Để xây dựng ao nuôi người ta có thể sử dụng đá kè, bê tông hoặc đất
- GV nhận xét, đánh giá và dẫn dắt vào bài: Bài 12: Quy trình nuôi cá nước ngọt trong ao.
Hoạt động 1: Giới thiệu chung về quy trình nuôi cá nước ngọt trong ao
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 1 SGK tr.61 và trả lời câu hỏi: +Em hãy nêu quy trình nuôi cá nước ngọt trong ao qua hình 12.2? + Em hãy quan sát hình 12.3 và chỉ rõ các hoạt động nuôi cá nước ngọt trong ao? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức. - HS thảo luận nhóm suy nghĩ trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - Đại diện nhóm HS hoặc HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày. - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc. - GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. | 1. Giới thiệu chung về qui trình nuôi cá nước ngọt trong ao
+ Chuẩn bị ao nuôi, thả cá giống, chăm sóc , quản lí cá sau khi thả, thu hoạch cá Khi chăm sóc cá sau khi thả cần: quản lí thức ăn, quản lí chất lượng ao nuôi , quản lí sức khỏe cá
Hình 12.2a: Chuẩn bị ao nuôi: tháo cạn nước, vét bùn, phơi đáy và đắp bờ Hình 12.2b: Bơm nước Hình 12.2c: Thả cá giống Hình 12.2d: Sục oxy cho cá Hình 12.2e: Cho cá ăn Hình 12.2g: Thu hoạch cá |
Hoạt động 2: Tìm hiểu quy trình nuôi cá nước ngọt trong ao
a, Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được qui trình nuôi cá nước ngọt trong ao.
b, Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, quan sát hình ảnh, thảo luận và trả lời câu hỏi.
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 2 SGK tr.62 và trả lời câu hỏi: + Ao nuôi cá có thiết kế như thế nào?
+Chuẩn bị ao nuôi cho cá nước ngọt gồm những công việc gì?
+ Hãy mô tả các hoạt động cải tạo ao nuôi trong hình 12.4
+ Vì sao nên ghép các loài cá sống ở tầng nước khác nhau và không cạnh tranh về thức ăn?
+ Quan sát hình 12.5, cho biết vì sao các loài cá này có thể nuôi ghép được với nhau?
+ Khi thả cá giống, cần quan tâm đến những yếu tố nào?
+ Chăm sóc quản lí cá sau khi thả bao gồm những công việc nào?
+ Khi nào ta nên thu tỉa , thu toàn bộ? Vì sao?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức. - HS thảo luận nhóm suy nghĩ trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - Đại diện nhóm HS hoặc HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày. - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc. - GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. | 2. Quy trình nuôi cá nước ngọt trong ao 2.1 Chuẩn bị ao nuôi Thiết kế ao nuôi : + Ao thường có diện tích khoảng 1000- 5000 m2 . + Độ sâu khoảng 1,5 - 2m. + Ao phải có bờ chắc chắn, không bị tràn ngập trong mùa mưa và có cống cấp. + Cống thoát nước độc lập Cải tạo ao nuôi: + Chuẩn bị ao nuôi cho cá nước ngọt gồm những công việc: Bước 1: Làm cạn nước trong ao Bước 2: Làm vệ sinh xung quanh ao, lắp các hang hốc, tu sửa cống, lưới chắn Bước 3: Vét bớt bùn đáy, san phẳng đáy ao Bước 4: Bón vôi để cải tạo đáy ao và diệt mầm bệnh Bước 5: Phơi đáy ao khoảng 2 -3 ngày Bước 6: Lấy nước qua túi lọc vào ao khoảng 30 - 50 cm. Lấy đủ nước vào ao trước khi thả cá giống. + Quan sát Hình 12.4, ta thấy: Hình 12.4a: Phơi đáy ao Hình 12.4b: Làm vệ sinh xung quanh ao Hình 12.4c: Vét bùn đáy, san phẳng đáy ao Hình 12.4d: Bón vôi cải tạo đáy ao và diệt mầm bệnh.
2.2 Thả cá giống Nên ghép các loài cá sống ở tầng nước khác nhau và không cạnh tranh về thức ăn vì: - Cá sống trong một ao sẽ có tập tính ăn khác nhau, không cạnh tranh thức ăn, tận dụng được nguồn thức ăn (kể cả thức ăn sẵn có trong nước và thức ăn tự chế) ở các tầng nước khác nhau, phát huy được mối quan hệ “cùng chung sống, phát triển giữa các loài cá”. - Hình thức này cũng giúp tận dụng triệt để không gian sống, từ đó cho hiệu quả kinh tế cao nhất. Vì tập tính ăn khác nhau, sống ở các tầng nước khác nhau, không cạnh tranh về thức ăn; tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có; chống chịu tốt với điều kiện môi trường. Nên các loại cá này có thể nuôi ghép được với nha - Nguyên tắc ghép các loài cá; - Mùa vụ thả: vụ xuân (từ tháng 2 đến tháng 3), vụ thu (từ tháng 8 đến tháng 9) - Mật độ thả: phụ thuộc vào hệ thống nuôi, trình độ quản lí, điều kiện chăm sóc. - Yêu cầu chất lượng: cá khỏe, đều, không mang mầm bệnh; màu sắc tươi sáng, phản ứng nhanh nhẹn. - Cách thả: Cá giống được thả từ từ cho quen với môi trường nước mới. 2.3 Chăm sóc quản lí cá sau khi thả - Quản lý thức ăn cho cá + Loại thức ăn + Lượng thức ăn + Cách cho ăn - Quản lý chất lượng ao nuôi - Quản lý sức khỏe cá 2.4 Thu hoạch Tùy theo chất lượng của cá mà ta chọn hình thức thu tỉa hay thu toàn bộ: - Thu tỉa: thu những con to đạt tiêu chuẩn thu hoạch nhằm giảm mật độ cả nuôi trong ao, con nhỏ để nuôi tiếp. - Thu toàn bộ: khi phần lớn cá đạt tiêu chuẩn thu hoạch, thảo cạn bớt 1/3 thể tích nước, dùng lưới kéo vào các thời điểm mát trong ngày, sau đó làm cạn ao và thu hết cá.
|
Hoạt động 3: Lập kế hoạch, tính toán chi phí cho việc nuôi cá rô phi trong ao
--------------- Còn tiếp --------------
PHÍ GIÁO ÁN:
=> Lúc đặt nhận đủ giáo án ngay và luôn