Soạn mới giáo án Công nghệ 8 chân trời bài 6: Truyền và biến đổi chuyển động

Soạn mới Giáo án Công nghệ 8 Chân trời bài 6: Truyền và biến đổi chuyển động. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 6. TRUYỀN VÀ BIẾN ĐỔI CHUYỂN ĐỘNG

(4 Tiết)

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức:

Sau bài học này, HS đạt các yêu cầu sau:

  • Trình bày được nội dung cơ bản của truyền và biến đổi chuyển động; cấu tạo, nguyên lí làm việc của một số cơ cấu truyền và biến đổi chuyển động.
  • Tháo lắp và tính toán được tỉ số truyền của một số bộ truyền và biến đổi chuyển động.
  1. Năng lực

 Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống; vận dụng một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học về truyền và biến đổi chuyển động vào các tình huống thực tiễn.
  • Giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề đơn giản; biết chủ động và gương mẫu hoàn thành việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích, phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề về chủ đề truyền và biến đổi chuyển động; đề xuất được giải pháp giải quyết vấn đề.

Năng lực công nghệ:

  • Nhận thức công nghệ: Tóm tắt được các kiến thức, kĩ năng cơ bản, các quy trình kĩ thuật về truyền và biến đổi chuyển động.
  • Giao tiếp công nghệ: Sử dụng được các thuật ngữ chuyên dụng về truyền và biến đổi chuyển động.
  • Đánh giá công nghệ: Nhận xét, đánh giá được hiệu quả của các bộ truyền động.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ: Có ý thức về nhiệm vụ học tập, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học về truyền và biến đổi chuyển động vào học tập và thực tiễn.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học:
  • Sử dụng nhóm phương pháp dựa trên học tập trải nghiệm làm chủ đạo.
  • Sử dụng phương pháp dạy học thực hành.
  • Sử dụng kết hợp các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực hóa người học.
  1. Thiết bị dạy học:
  2. Đối với GV:
  • SGK, SBT, tài liệu giảng dạy, giáo án PPT.
  • Chuẩn bị đồ dùng, phương tiện dạy học: một số tranh ảnh hoặc mô hình các cơ cấu truyền và biến đổi và chuyển động.
  • Chuẩn bị thực hành: mô hình các bộ truyền động, thước lá, thước cặp, tua vít, mỏ lết,...
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với HS:
  • SGK, SBT, vở ghi.
  • Thước lá, thước cặp, tua vít, mỏ lết,...

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. a) Mục tiêu: Kích thích nhu cầu tìm hiểu về các cơ cấu truyền và biến đổi chuyển động.
  3. b) Nội dung: HS lắng nghe GV trình chiếu hình ảnh sản phẩm và câu hỏi ở phần mở đầu trong SGK.
  4. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV cho HS quan sát Hình 5.1 và nêu câu hỏi: Khi động cơ điện ở Hình 6.1 hoạt động, chuyển động quay của trục động cơ sẽ truyền đến các bộ phận khác của máy móc và biến đổi dạng chuyển động như thế nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:

- HS thảo luận, suy nghĩ câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:

- HS đưa ra nhận định ban đầu:

+ Khi động cơ điện ở Hình 6.1 hoạt động, chuyển động quay của trục động cơ sẽ truyền đến làm bánh đai quay, thông qua dây đai, bánh còn lại sẽ quay theo.

+ Biến đổi dạng chuyển động quay.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:

- GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: Để hiểu rõ được nội dung cơ bản của truyền và biến đổi chuyển động cũng như cấu tạo, nguyên lí làm việc của một số cơ cấu truyền và biến đổi chuyển động, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về bài học ngày hôm nay - Bài 6. Truyền và biến đổi chuyển động.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu về truyền chuyển động

  1. a) Mục tiêu: Giúp HS nhận biết:

- Giới thiệu sự truyền chuyển động giữa các bộ phận của máy móc, thiết bị cơ khí.

- Cấu tạo và nguyên lí làm việc của bộ truyền động ăn khớp.

- Cấu tạo và nguyên lí làm việc của bộ truyền động đai.

  1. b) Nội dung:

- HS tìm hiểu nguyên nhân, các bộ phận truyền chuyển động của máy móc, thiết bị cơ khí.

- HS trình bày cấu tạo, nguyên lí làm việc và tỉ số truyền của bộ truyền động ăn khớp.

- HS trình bày cấu tạo, nguyên lí làm việc và tỉ số truyền của bộ truyền động đai.

  1. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS về:

- Nguyên nhân và các bộ phận truyền chuyển động của máy móc, thiết bị.

- Cấu tạo, nguyên lí làm việc của bộ truyền chuyển động ăn khớp.

- Cấu tạo, nguyên lí làm việc của bộ truyền chuyển động đai.

  1. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ 1: Truyền chuyển động

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, quan sát Hình 6.2 và trả lời câu hỏi: Mô tả quá trình truyền chuyển động xe đạp của con người đến các bộ phận giúp xe chạy được.

- GV dẫn dắt để HS nhận thấy vị trí cách xa nhanh giữa nguồn dẫn động (bàn đạp – đĩa xích) và bộ phận nhận chuyển động: líp – bánh xe.

- GV giới thiệu cho HS nhận biết tốc độ khác nhau giữa bộ phận dẫn động và bộ phận chuyển động.

- GV giúp HS nêu được lí do có hoạt động truyền chuyển động giữa các bộ phận trong máy móc thiết bị.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Vì sao trong các loại xe đạp thể thao, bộ phận líp thường gồm nhiều đĩa xích lớn khác nhau?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:

- HS quan sát hình, đọc thông tin SGK để trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ, quan sát.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:

- GV mời đại diện 1 - 2 HS trả lời câu hỏi Khám phá.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi 2 Khám phá SGV trang 43:

+ Để giảm lực đạp hoặc tăng tốc ở những nơi có địa hình khác nhau.

- HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV kết luận: Các bộ phận của máy thường nằm cách xa nhau và có tốc độ chuyển động khác nhau, do đó cần có cơ cấu truyền chuyển động để hệ thống hoạt động theo yêu cầu.

1. Truyền chuyển động

Trả lời câu hỏi 1 Khám phá SHS trang 43:

- Quá trình truyền chuyển động đạp xe của con người đến các bộ phận giúp xe chạy được: Con người tác động lên bàn đạp, truyền đến đĩa xích, thông qua dây xích, truyền đến líp làm quay bánh xe sau.

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 2: Truyền chuyển động ăn khớp

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu  HS làm việc theo nhóm, quan sát mô hình kết hợp Hình 6.3 và trả lời câu hỏi: Mô tả cấu tạo của bộ truyền chuyển động bánh răng và truyền động xích:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Các răng của bánh dẫn và bánh bị dẫn trong truyền động bánh răng cần đáp ứng yêu cầu gì để chúng ăn khớp với nhau?

- GV giải thích về khoảng cách giữa 2 răng kề nhau trên bánh răng: bước răng của bánh răng.

- GV cho HS quan sát video về hoạt động của bộ truyền động ăn khớp và cho biết: Nguyên lí làm việc của bộ truyền động ăn khớp.

https://youtu.be/CxIGtmxkkhE

- GV giới thiệu tỉ số truyền của bộ truyền động ăn khớp, cho HS thấy được: Tùy theo số răng trên bánh răng mà tốc độ quay của bánh bị dẫn có thể thay đổi so với bánh dẫn.

- GV yêu cầu HS so sánh truyền động xích và truyền động bánh răng.

- GV cho HS quan sát hình ảnh về ứng dụng của bộ truyền động ăn khớp trong thực tế và yêu cầu HS: Kể thêm các ứng dụng của bộ truyền động ăn khớp.

Truyền chuyển động ăn khớp xe đạp

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mở rộng SHS tr.44: Truyền động bánh răng côn.

- GV dẫn dắt HS tóm tắt những thông tin vừa tìm được để đúc kết thành kiến thức của bài học.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:

- HS quan sát hình, đọc thông tin SGK để trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ, quan sát.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi.

- HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:

- GV nhận xét, tuyên dương HS và chuyển sang nội dung tiếp theo.

1.1. Truyền chuyển động ăn khớp

- Cấu tạo: gồm một cặp bánh răng (truyền động bánh răng) hoặc đĩa xích (truyền động xích) ăn khớp với nhau và truyền chuyển động cho nhau.

- Nguyên lí: Khi bánh dẫn 1 (có Z1 răng) quay với tốc độ n1 (vòng/phút) làm cho bánh bị dẫn 2 (có Z2 răng) quay với tốc độ n2 (vòng/phút).

 

Nhiệm vụ 2: Truyền chuyển động đai

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu  HS làm việc theo cặp, quan sát mô hình kết hợp Hình 6.5 và trả lời câu hỏi: Mô tả cấu tạo của bộ truyền chuyển động bánh răng và truyền đai:

- GV yêu cầu HS so sánh truyền động đai và truyền động xích.

- GV phân tích đặc điểm của bộ truyền động đai, cho HS thấy được: Có thể thay đổi khoảng cách giữa các trục.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Mô tả nguyên lí làm việc của bộ truyền động đai.

- GV cho HS quan sát hình ảnh về ứng dụng của bộ truyền động đai trong thực tế:

Bộ truyền đai bản V-belt

Bộ truyền đai đồng bộ (đai răng)

Bộ truyền đai có rãnh hoặc dạng Poly V-Belt

- GV dẫn dắt HS tóm tắt những thông tin vừa tìm được để đúc kết thành kiến thức của bài học.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:

- HS quan sát hình, đọc thông tin SGK, trả lời câu hỏi Khám phá 3, 4 SGK trang 31.

-  HS lắng nghe GV giới thiệu các hợp kim màu.

- HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ, quan sát.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:

- HS xung phong trả lời câu hỏi.

- HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:

- GV nhận xét, tuyên dương HS và chuyển sang nội dung tiếp theo.

1.2. Truyền động đai

- Cấu tạo: gồm một cặp bánh đai truyền chuyển động cho nhau thông qua dây đai.

- Nguyên lí: Khi bánh dẫn 1 (có đường kính D1) quay với tốc độ n1 (vòng/phút) làm cho bánh bị dẫn 2 (có đường kính D2) quay với tốc độ n2 (vòng/phút).

Hoạt động 2: Tìm hiểu về biến đổi chuyển động

  1. a) Mục tiêu: Giúp HS nhận biết:

- Giới thiệu sự truyền chuyển động giữa các bộ phận của máy móc, thiết bị cơ khí.

- Nguyên lí làm việc của cơ cấu tay quay con trượt.

- Nguyên lí làm việc của cơ cấu tay quay thanh lắc.

  1. b) Nội dung:

- HS tìm hiểu nguyên nhân, các bộ phận truyền chuyển động của máy móc, thiết bị cơ khí.

- HS trình bày cấu tạo, nguyên lí làm việc của cơ cấu tay quay con trượt.

- HS trình bày cấu tạo, nguyên lí làm việc của cơ cấu tay quay thanh lắc.

  1. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS về:

- Nguyên nhân và các cơ cấu biến đổi chuyển động.

- Cấu tạo, nguyên lí làm việc của cơ cấu tay quay con trượt.

- Cấu tạo, nguyên lí làm việc của cơ cấu tay quay thanh lắc.

  1. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ 1: Biến đổi chuyển động

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV giới thiệu cho HS về các dạng chuyển động chính của vật thể là:

+ Cơ cấu biến đổi chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến hoặc ngược lại.

+ Cơ cấu biến đổi chuyển động quay thành chuyển động lắc hoặc ngược lại.

- GV cho HS quan sát video về hoạt động của cơ cấu biến đổi chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến:

https://youtu.be/QbfjD1HJ_vI

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi: Vì sao phải cần biến đổi chuyển động?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:

- HS quan sát video, đọc thông tin SGK để trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ, quan sát.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:

- GV mời đại diện 1 - 2 HS trả lời câu hỏi của GV.

- HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:

- GV nhận xét, tuyên dương HS và chuyển sang nội dung tiếp theo.

2. Biến đổi chuyển động

Các bộ phận của máy có các dạng chuyển động khác nhau. Khi dạng chuyển động sau cùng của bộ máy khác với dạng chuyển động của bộ phận tạo chuyển động thì phải có một cơ cấu để thực hiện quá trình biến đổi đó.

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 2: Cơ cấu tay quay con trượt

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu  HS làm việc theo nhóm, quan sát hình Hình 6.6 và trả lời câu hỏi: Xác định dạng chuyển động của cơ cấu.

- GV cho HS xem video về cơ cấu tay quay con trượt và yêu cầu trả lời câu hỏi: Nêu nguyên lí của cơ cấu tay quay con trượt.

https://youtu.be/GuEWVT5xVX4

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp và cho biết: Nêu ứng dụng của cơ cấu tay quay con trượt trong thực tế.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:

- HS quan sát hình, đọc thông tin SGK, trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ, quan sát.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi Khám phá.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi của GV:

+ Ứng dụng trong các máy và thiết bị: cơ cấu pít tông – xi lanh trong ô tô, xe máy, máy khâu đạp chân, xe nâng, ê tô,...

- HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:

- GV nhận xét, tuyên dương HS và chuyển sang nội dung tiếp theo.

- GV kết luận: Cơ cấu tay quay con trượt giúp biến đổi chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến hoặc ngược lại.

2.1. Cơ cấu tay quay con trượt

- Cấu tạo: tay quay 1, thanh truyền 2, con trượt 3 và giá đỡ 4.

Trả lời câu hỏi 5 Khám phá SHS tr.45:

- Nguyên lí: Khi tay quay 1 quay quanh trục A, đầu B của thanh truyền 2 chuyển động tròn làm cho con trượt 3 chuyển động tịnh tiến qua lại hoặc lên xuống trong giá đỡ 4.

 

Nhiệm vụ 3: Cơ cấu tay quay thanh lắc

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, quan Hình 6.7 và trả lời câu hỏi: Xác định dạng chuyển động của cơ cấu.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Cơ cấu tay quay thanh lắc giống và khác với cơ cấu tay quay con trượt như thế nào?

+ Nếu nguồn dẫn động ban đầu được đưa vào thanh lắc 3 như thiết bị tập đi bộ lắc tay (Hình 6.7b), cơ cấu này sẽ hoạt động như thế nào?

- GV cho HS xem video về cơ cấu tay quay thanh lắc và yêu cầu trả lời câu hỏi: Nêu nguyên lí của cơ cấu tay quay thanh lắc.

https://youtu.be/KV9-BYjexmk

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:

- HS quan sát hình, đọc thông tin SGK, trả lời câu hỏi 6, 7 Khám phá SGK trang 46.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ, quan sát.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi của GV.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi 6, 7 Khám phá SHS trang 46:

+ Giống nhau: đều có tay quay (1), thanh truyền (2), giá đỡ (4).

Khác nhau: Cơ cấu tay quay con trượt có con trượt (3). Cơ cấu tay quay thanh lắc có thanh lắc (3).

+ Thanh lắc lắc qua lắc lại quanh trục một góc xác định, thông qua thanh truyền và bàn đạp chân làm tay quay quay xung quanh trục tay quay (bàn đạp chân chuyển động như đang đi bộ tại chỗ).

+ Ứng dụng: máy dệt, máy khâu đạp chân, xe tự đẩy,...

- HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:

- GV nhận xét, tuyên dương HS và chuyển sang nội dung tiếp theo.

- GV kết luận: Cơ cấu tay quay thanh lắc giúp biến đổi chuyển động tịnh tiến thành động lắc hoặc ngược lại.

2.2. Cơ cấu tay quay thanh lắc

- Cấu tạo: gồm tay quay 1, thanh truyền 2, thanh lắc 3 và giá đỡ 4.

- Nguyên lí: Khi tay quay 1 quay xung quanh trục A thông qua thanh truyền 2 làm thanh lắc 3 lắc qua lắc lại quanh trục D một góc xác định.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV đặt vấn đề, gợi mở cho HS: Nêu khái niệm cưa.

- GV cho HS xem Hình 5.6 và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Mô tả cưa tay.

- GV hướng dẫn HS cách lắp lưỡi cưa vào khung cửa.

- GV cho HS xem Hình 5.7 và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Mô tả vị trí chân và tay khi cưa.

- GV thực hiện mẫu cách cầm cưa và làm mẫu động tác đẩy cưa.

- GV dẫn dắt, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Nêu những biện pháp an toàn khi cưa.

- GV thao tác mẫu quy trình cưa.

- GV yêu cầu các nhóm HS thực hiện quy trình cưa với phôi giả định.

- GV hỗ trợ, theo dõi HS thực hành, uốn nắn, điều chỉnh thao tác của HS.

- GV yêu cầu HS dừng thực hành và nộp sản phẩm khi hết thời gian thực hành.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:

- HS quan sát hình, đọc thông tin SGK để trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ, quan sát.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:

- GV mời đại diện 1 - 2 HS trả lời câu hỏi.

- HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:

- GV đánh giá kết quả thực hành quy trình cưa với phôi giả định trên các tiêu chí:

+ Tiêu chí đánh giá quy trình thực hành:

TT

Các bước thực hiện

Không

1

Lắp lưỡi cưa vào khung cưa.

 

 

2

Lấy dấu trên vật cần cưa.

 

 

3

Kẹp vật cần cưa lên ê tô.

 

 

4

Cưa theo vạch dấu.

 

 

+ Tiêu chí đánh giá thao tác thực hành:

TT

Các tiêu chí

Đạt

Không đạt

1

Tư thế đứng cưa.

 

 

2

Cách cầm cưa.

 

 

3

Thao tác cưa.

 

 

- GV nhận xét, tuyên dương HS và chuyển sang nội dung tiếp theo.

2. Cưa

- Khái niệm: Cắt kim loại bằng cưa tay là một dạng gia công thô nhằm cắt vật thể thành từng phần, cắt bỏ phần thừa hoặc cắt rãnh.

Trả lời câu hỏi 6 Khám phá SHS trang 37:

- Tư thế đứng và cách cầm cưa:

+ Đứng thẳng, khối lượng cơ thế phân đều lên hai chân, vị trí chân đứng so với bàn kẹp ê tô.

+ Tay thuận nắm cán cưa, tay còn lại nắm đầu kia của khung cưa.

+ Đẩy và kéo cưa bằng cả hai tai. Khi đẩy thì đẩy từ từ để tạo lực cắt. Khi kéo cưa về, tay nắm khung cưa không kéo, tay nắm cán cưa út cưa về nhanh hơn lúc đẩy. Quá trình lặp đi lặp lại như vậy cho đến khi kết thúc.

- An toàn lao động khi cưa:

+ Mặc trang phục bảo hộ lao động.

+ Sử dụng cưa đảm bảo an toàn kĩ thuật.

+ Khi cưa gần đứt phải đẩy cưa nhẹ hơn và đỡ vật để không rơi vào chân.

+ Không dùng tay gạt mạt cưa hoặc thổi mạt cưa để tránh bay vào mắt.

- Quy trình cưa:

+ Bước 1: Lắp lưỡi cưa vào khung cửa.

+ Bước 2: Lấy dấu vết trên vật cần cưa.

+ Bước 3: Kẹp vật cần cưa lên ê tô.

+ Bước 4: Cưa theo vạch dấu.

Soạn mới giáo án Công nghệ 8 chân trời bài 6: Truyền và biến đổi chuyển động

TẢI GIÁO ÁN WORD BẢN ĐẦY ĐỦ:

  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Tất cả các bài đều soạn đầy đủ nội dung và theo đúng mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 300k/kì - 350k/cả năm

=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án:

  • Đề thi 
  • Trắc nghiệm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: giáo án công nghệ 8 chân trời mới, soạn giáo án công nghệ 8 mới chân trời bài 6: Truyền và biến đổi chuyển động

Soạn mới giáo án Công nghệ 8 chân trời


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay