Soạn mới giáo án Địa Lí 6 cánh diều bài 3: Lược đồ trí nhớ

Soạn mới Giáo án Địa Lí 6 cánh diều bài Lược đồ trí nhớ bài 3: Lược đồ trí nhớ. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

BÀI 3: LƯỢC ĐỒ TRÍ NHỚ

(1 tiết)

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Thông qua bài học, HS nắm được:

- Vẽ lược đồ trí nhớ thể hiện các đối tượng địa lí thân quen đối với cá nhân.

  1. Năng lực

- Năng lực chung: Tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, giao tiếp và hợp tác.

- Năng lực riêng:

  • Nhận thức thế giới theo quan điểm không gian: sử dụng lược đồ để mô tả mối quan hệ không gian giữa các hiện tượng, sự vật địa lí; mô tả được một địa phương với các dấu hiệu đặc trưng về tự nhiên, dân cư và kinh tế.
  • Sử dụng các công cụ địa lí: khai thác tài liệu văn bản, biết tìm kiếm thông tin từ các nguồn tin cậy, tranh ảnh, lược đồ.
  1. Phẩm chất

- Hình thành ý niệm về bản sắc của một địa phương, phân biệt được địa phương này với địa phương khác.

- Hình thành và phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên

- Giáo án, SGV, SGK Lịch sử và Địa lí 6 (Phần Địa lí).

- Tranh ảnh, sơ đồ, lược đồ, mô hình địa phương.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

  1. Đối với học sinh

- SGK Lịch sử và Địa lí 6 (Phần Địa lí).

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Trong cuộc sống hàng ngày, nhiều lúc các em sẽ gặp tình huống hỏi đường đi từ khách du lịch hoặc những người ở nơi khác đến. Vậy làm thế nào để các em có thể giúp họ đến đúng nơi mà họ muốn tới mà không phải trực tiếp dẫn họ đi ?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ và trả lời câu hỏi: Để giúp họ, em sẽ tưởng tưởng lại những địa điểm đi qua nơi họ muốn đến, địa điểm đặc trưng sau đó chỉ dẫn cho họ theo trí nhớ.

- GV dẫn dắt vấn đề: Khi các em có người từ nơi khác đến hỏi đường đi một nơi họ không quen thuộc các em sẽ nghĩ một lúc, sau đó hướng dẫn họ tìm ra nơi cần đến. Một số em sẽ sử dụng các điểm mốc như trường học, cột đền giao thông, một số em sẽ sử dụng bảng tên đường, các ngã rẽ,.. để hướng dẫn.  Hoặc ngay từ ngày còn bé, được bố mẹ đưa đi học, em nhớ rõ con đường từ nhà đến trường. Rồi bố mẹ đưa đến các nơi em thích: cửa hàng kem, hiệu sách thiếu nhi, đến nhà các bạn cùng lớp,... Nếu có đi một mình, em cũng không bị lạc. Tại sao em lại không bị lạc? Vì trong đầu, trong trí nhớ của em đã hình thành một hình ảnh về không gian đó, được gọi là lược đồ trí nhớ. Sau bài học này, các em sẽ hiểu lược đồ trí nhớ là gì và em vẽ được lược đồ trí nhớ đề thể hiện các khu vực, đối tượng địa lí thân quen. Chúng ta cùng vào Bài 3: Lược đồ trí nhớ.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tại sao gọi là lược đồ trí nhớ?

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết được thế nào là lược đồ trí nhớ.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, làm việc theo cặp và trả lời câu hỏi.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giới thiệu kiến thức: Chúng ta có thể diễn tả cảm nhận của mình về địa phương, về cộng động xung quanh bằng cách miêu tả bằng lời, vẽ một bức phác họa khung cảnh, vẽ một sơ đồ về các địa điểm mình yêu thích, về các nơi ở của họ hàng, bạn bè tại địa phương,....Một phương tiện đặc biệt để mô tả hiểu biết của cá nhân về một địa phương là lược đồ trí nhớ.

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 3.1, Hình 3.2 và trả lời câu hỏi: Hãy mô tả lại những gì em nhìn thấy trên các bức hình.

- GV yêu cầu HS đọc phần Lược đồ trí nhớ về không gian xung quanh ta SGK trang 113, 114 và trả lời câu hỏi:

+ Lược đồ trí nhớ là gì?

+ Lược đồ trí nhớ có tác dụng gì?

+ Những điều cần lưu ý khi vẽ lược đồ trí nhớ?

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, đọc đoan văn sau và hoàn thành nhiệm vụ phía đưới: Bằng xe máy, chứng tôi xuất phát từ Hà Nội đi về hướng nam đọc theo quốc lộ 1A. Dừng ở một trạm ven đường trong thành phố Phủ Lý (Hà Nam), sau đó chúng tôi tiếp tục đi chuyển. Sau hơn 3 giờ đồng hồ, chúng tôi đã có mặt ở thành phố Ninh Bình. Từ đây, theo đại lộ Tràng An về hướng tây khoảng 6 km, danh thắng Tràng An hiện lên trước mắt chúng tôi với khung cảnh thật đẹp.

Hãy vẽ lại hành trình của chuyến đi được mô tả trong đoạn văn trên.

- GV giới thiệu kiến thức: Khi học về địa lí thế giới hay địa lí Việt Nam, những tri thức về không gian và sự phân bố của các đối tượng địa lí, một số thuộc tính của chúng được lưu giữ trong trí nhớ của cá nhân dưới dạng lược đồ trí nhớ. Trong những tình huống nào đó, người này sẽ nhớ lại các thông tin và vẽ chúng trên giấy.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, quan sát Hình 3.3 và trả lời câu hỏi: Điền lên lược đồ trống Việt Nam tên các quốc gia và biển tiếp giáp nước ta, ba thành phố là Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh. Ở mỗi thành phố, hãy liệt kê ba địa danh nổi tiếng mà em biết thông qua xem ti vi hay nghe đài, đọc sách, báo,...

+ GV hướng dẫn HS: Để điền đúng trên Lược đồ Việt Nam vị trí các thành phố, HS cần nhớ được địa điểm và cân nhắc cả khía cạnh quan hệ không gian giữa các địa điểm này. HS nhớ lại những thông tin liên quan như: Đà Nẵng nằm ở khoảng nào của vùng ven biển nước ta? Quần đảo Trường Sa hay Hoàng Sa gần Đà Nẵng hơn? Hà Nội ở phía Bắc hay phía Nam nước ta? Sau đó, HS nhớ lại các địa điểm mà em có thể đã nhiều lần biết đến nhờ xem ti vi, đọc báo,...HS có thể không nhớ không gian chính xác nhưng điền được các địa điểm nào thuộc Hà Nội, thuộc các thành phố khác,...

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn, HS đọc SGK, thảo luận và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Dự kiến sản phẩm:

- Mô tả lại những điều em nhìn thấy trong các bức hình:

+ Hình 3.1: Bức hình là ảnh chụp quang cảnh Núi Đôi ở huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang, Việt Nam. Xung quanh là những ngôi lang, ngọn núi, ruộng lúa.

+ Hình 3.2: Bức hình là tranh phác họa lại quanh cảnh Núi Đôi. Trong bức phác họa có chú thích cảnh núi đá vôi, làng, Núi Đôi, đường quốc lộ, đường, ruộng lúa.

- Lược đồ trí nhớ tồn tại trong não con người, là cảm nhận của cá nhân về không gian xung quanh một nơi nào đấy - mà người đó đã trải nghiệm.

- Lược đồ trí nhớ có tác dụng định hướng trong không gian, tìm đường, đi được đến nơi mình muôn đến và trở lại nơi mình muốn trở về mả không cần có bản đồ trong tay hay bắt cứ công cụ hỗ trợ nào.

Hành trình của chuyến đi được mô tả trong đoạn văn:

 
  

 

 

 


- HS điền trên bản đồ:

+ Tên các quốc gia tiếp giáp nước ta: Lào, Cam-pu-chia, Trung Quốc (trên đất liền), Trung Quốc và Phi-lip-pin, In-đô-nê-xi-a, Bờ-ru-nây, Ma-lai-xi-a, Xing-ga-po, Thái Lan, Cam-pu-chia và Đài Loan (tiếp giáp trên biển).

+ Biển tiếp giáp nước ta là Biển Đông

+ Trong Hà Nội điền: Hồ Gươm, Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh, thành Thăng Long

+ Trong Đà Nẵng điền: Bà Nà Hills, bãi biển Mỹ Khê, Cù Lao Chàm.

+ Trong TP HCM điền: Chợ Bến Thành, bến Nhà Rồng, nhà thờ Đức bà.

 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.      

1. Tại sao gọi là lược đồ trí nhớ?

- Lược đồ trí nhớ để mô tả hiểu biết của cá nhân về một địa phương.

 

- Lược đồ trí nhớ về không gian xung quanh ta.

- Lược đồ trí nhớ về không gian rộng lớn hơn hoặc về nơi ta chưa đến

 

Hoạt động 2: Cách xây dựng lược đồ trí nhớ

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS vẽ lược đồ trí nhớ thể hiện các đối tượng địa lí thân quen đối với cá nhân.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, làm việc theo cặp và trả lời câu hỏi.
  4. Tổ chức hoạt động:

------------------ Còn tiếp ---------------------

Soạn mới giáo án Địa Lí 6 cánh diều bài 3: Lược đồ trí nhớ

PHÍ GIÁO ÁN:

Toán, Văn mỗi môn:

  • Word phí 300k/kì, 350k/cả năm
  • Powerpoint 400k/kì, 450k/cả năm
  • Word + Powerpoint: 500k - 550k/cả năm

Các môn còn lại mỗi môn:

  • Word phí 300k/kì, 350k/cả năm
  • Powerpoint 300k/kì, 400k/cả năm
  • Word + Powerpoint: 400k - 450k/cả năm

Cách tải:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Click vào đây để nhắn tin Zalo thông báo và nhận giáo án

=> Gửi đầy đủ giáo án ngay và luôn sau khi chuyển phí


Từ khóa tìm kiếm: giáo án địa 6 cánh diều mới, soạn giáo án địa lí 6 mới cánh diều bài Lược đồ trí nhớ, giáo án soạn mới địa lí 6 cánh diều

Soạn mới giáo án Địa lí 6 cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay