Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
BÀI 21: PHÒNG TRÁNH ĐUỐI NƯỚC
(2 tiết)
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. PHÂN BỐ THỜI LƯỢNG:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH | ||||||||||
TIẾT 1 – TỪ MỞ ĐẦU ĐẾN HẾT HOẠT ĐỘNG 2 | |||||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú, kích thích sự tò mò của HS trước khi vào bài học. b. Cách thức thực hiện: - GV yêu cầu HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi: Điều gì có thể xảy đến với người bị đuối nước? - GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét, dẫn dắt vào bài học mới: Để biết câu trả lời của các bạn là đúng hay sai, chúng ta cùng đi tìm hiểu bài học hôm nay: Bài 21 – Phòng tránh đuối nước. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu một số việc làm để phòng tránh đuối nước a. Mục tiêu: Nêu được những việc nên và không nên làm để phòng tránh đuối nước. b. Cách thức thực hiện: - GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, quan sát các hình 1 – 6 SGK trang 87. - GV yêu cầu HS thảo luận, trả lời câu hỏi: + Nêu những việc nên hoặc không nên làm để phòng tránh đuối nước. + Kể một số việc em nên làm hoặc không nên làm khác để phòng tránh đuối nước. - GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trả lời. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động của các cặp, tuyên dương HS trả lời đúng. - GV nhắc HS viết một số việc nên làm và không nên làm để phòng tránh đuối nước vào VBT ở câu 2 Bài 21. Hoạt động 2: Thực hành phân tích tình huống a. Mục tiêu: Thực hành luyện tập kĩ năng phân tích, phán đoán tình huống có nguy cơ dẫn đến đuối nước và thuyết phục, vận động các bạn tránh xa những nguy cơ đó. b. Cách thức thực hiện: - GV chia lớp thành các nhóm 4. - GV yêu cầu HS thảo luận trong nhóm: Hãy thực hiện các bước phân tích, phán đoán, thuyết phục và vận động các bạn tránh xa những nguy cơ có thể dẫn đến đuối nước trong tình huống một số HS tắm ở sông có nhiều bãi đá và đã có cảnh báo khu vực nguy hiểm. Sau đó, HS viết câu trả lời vào VBT ở câu 3 Bài 21. - GV mời đại diện 2 – 3 nhóm xung phong chia sẻ kết quả thực hiện. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét và đánh giá kết quả hoạt động của các nhóm, khen ngợi HS có đáp án đúng, hợp lý. - GV kết luận về những việc nên làm và không nên làm để phòng tránh đuối nước: + Những việc nên làm để phòng tránh đuối nước: * Mặc áo phao khi di chuyển dưới nước bằng thuyền. * Đậy nắp giếng khi không sử dụng. + Những việc không nên làm: * Đi thuyền trên sông, hồ … mà không mặc áo phao. * Nghịch nước lội suối. * Với lấy đồ rơi xuống ao, hồ,… * Chơi ở khu vực bờ ao, hồ,… mà không có người lớn. - GV nhấn mạnh nội dung kiến thức ở logo con ong trang 88 SGK: Trẻ em không được chơi ở những khu vực gần hố nước sâu, ao, hồ, sông, suối,... để tránh bị ngã dẫn đến đuối nước. Nếu đi qua những khu vực đó cần có người lớn đi cùng. Mọi người cần tránh xa những nơi đã có biển cảnh báo nguy hiểm đuối nước. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Củng cố kiến thức về những việc nên và không nên làm để phòng tránh đuối nước. b. Cách thức thực hiện: - GV tổ chức cho HS làm bài tập trắc nghiệm: Câu 1: Để phòng tránh đuối nước, em nên A. Bơi ở sông, hồ, ao, suối,… khi không có người lớn đi cùng. B. Mặc áo phao khi đi tàu, thuyền. C. Nô đùa gần ao. D. Tự tập bơi một mình. Câu 2: Việc nên làm để tránh đuối nước là A. Đậy nắp giếng khi không sử dụng. B. Rủ các bạn trốn người lớn để đi tắm sông. C. Lội qua suối khi nước chảy xiết. D. Nô đùa ở bờ sông. Câu 3: Em cần làm gì khi thấy các bạn nhỏ chơi gần khu vực ao, hồ? A. Vào chơi cùng các bạn. B. Không quan tâm đến các bạn. C. Phân tích, phán đoán các tình huống có thể xảy ra và thuyết phục, vận động các bạn không nên chơi ở khu vực không an toàn. D. Quan sát nếu thấy có bạn gặp nguy hiểm thì gọi người lớn. Câu 4: Vì sao trẻ em không nên chơi gần khu vực hố nước sâu, ao, hồ,…? A. Vì nước ở ao, hồ không sạch. B. Để tránh bị ngã dẫn đến đuối nước. C. Vì ao, hồ không đủ rộng để chơi đùa. D. Để tránh bị cảm lạnh. Câu 5: Nhà bạn A có một cái giếng không dùng đến. Theo em, để tránh đuối nước, nhà bạn A nên A. Trồng cây xanh quanh giếng. B. Sửa chữa lại giếng để tiếp tục dùng. C. Đào thêm một cái giếng khác. D. Đậy nắp giếng. - GV mời HS trả lời, cả lớp nhận xét.
- GV nhận xét, chốt đáp án, tuyên dương các HS trả lời tốt. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của tiết học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - Ôn tập kiến thức đã học. - Đọc và chuẩn bị trước tiết sau. |
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời: Người bị đuối nước có thể sẽ gặp phải các vấn đề về hô hấp, bất tỉnh. - HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài.
- HS quan sát hình.
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời: + Những việc nên làm để phòng tránh đuối nước: * Hình 2: Mặc áo phao khi di chuyển dưới nước bằng thuyền. * Hình 6: Đậy nắp giếng khi không sử dụng. + Những việc không nên làm: * Hình 1: Đi thuyền trên sông, hồ … mà không mặc áo phao. * Hình 3: Nghịch nước lội suối. * Hình 4: Với lấy đồ rơi xuống ao, hồ,… * Hình 5: Chơi ở khu vực bờ ao, hồ,… mà không có người lớn. + Những việc nên làm khác: Đi bơi khi có người lớn đi cùng. + Những việc không nên làm khác: Đi qua khu vực nước chảy xiết. - HS lắng nghe, chữa bài.
- HS thực hiện yêu cầu của GV.
- HS chia thành các nhóm. - HS lắng nghe yêu cầu của GV.
- HS trả lời: Bước 1. Phân tích và phán đoán tình huống + Các bạn trong hình đang tắm ở khu vực: suối nguy hiểm. + Khi các bạn ra chỗ nước sâu có thể sẽ gặp nguy cơ bị đuối nước. + Khi nguy hiểm xảy ra thì không có ai có thể giúp các bạn vì đây là nơi hẻo lánh, ít người qua lại. Bước 2. Thuyết phục và vận động + Để giúp các bạn nhận ra rằng chơi ở khu vực này là không an toàn, em sẽ chỉ cho các bạn xem biển cảnh báo nguy hiểm gần đó và đưa ra các lí do mà các bạn không nên chơi ở đây. + Nếu các bạn không nghe lời khuyên của em thì em sẽ đi gọi người lớn đến để thuyết phục. - HS lắng nghe, chữa bài.
- HS lắng nghe, tiếp thu, ghi nhớ.
- HS lắng nghe, ghi bài.
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS chọn đáp án:
- HS lắng nghe, chữa bài.
- HS chú ý lắng nghe, ghi nhớ.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.
- HS chú ý, thực hiện theo yêu cầu của GV. |
Với Toán, Văn:
Với các môn còn lại:
LƯU Ý:
=> Khi đặt: Nhận luôn tiết giáo án mẫu + tặng kèm mẫu phiếu trắc nghiệm, đề kiểm tra