Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
CỦA CÁC VƯƠNG QUỐC PHONG KIẾN Ở ĐÔNG NAM Á
(TỪ THẾ KỈ VII- THẾ KỈ X)
Tự hào về Đông Nam Á từ xa xưa đã là điểm kết nối quan trọng trên tuyến đường thương mại giữa phương Đông và phương Tây, đây là nền tảng để Đông Nam Á phát huy những lợi thế sẵn có, hoà nhập vào thương mại Thái Bình Dương sôi động bậc nhất thế giới hiện nay.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- GV yêu cầu HS quan sát Hình 1 - Một số sản phẩm gia vị chủ yếu của Đông Nam Á (sgk trang 55).
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
- GV đặt vấn đề: Không chỉ là quê hương của cây lúa nước, Đông Nam Á còn có rất nhiều cây hương liệu và gia vị quý. Do đó, với lợi thế về vị trí địa lí, các thương cảng Đông Nam Á đã trở thành những trung tâm buôn bán gia vị khá sôi động, nơi gặp gỡ giao lưu của thương nhân từ nhiều nơi trên thế giới. Dựa trên nền tảng những quốc gia sơ kì, các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á đã được hình thành ra sao và sự phát triển kinh tế, sự hoàn thiện về bộ máy chính trị của các vương quốc đó thể hiện thế nào? Đó là những nội dung chính của bài học ngày hôm nay - Bài 12: Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á (từ thế kỉ VII đến thế kỉ X).
Hoạt động 1: Sự hình thành các vương quốc phong kiến
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc nội dung mục 1 Sự hình thành các vương quốc phong kiến sgk trang 54. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong sgk trang 54: Quan sát lược đồ Hình 1 trang 52 và thông tin trong bài học, em hãy nêu tên và xác định nơi hình thành các quốc gia phong kiến Đông Nam Á?
- Sau khi HS trả lời câu hỏi trong sgk, GV mở rộng thêm kiến thức, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em có nhận xét gì về phạm vi hình thành các vương quốc phong kiến này? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi HS đại diện đứng dậy trả lời. - GV gọi đại diện HS khác đứng dậy bổ sung, nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. | 1. Sự hình thành các vương quốc phong kiến
- Tên và nơi hình thành các quốc gia phong kiến Đông Nam Á: quốc gia Đại Cồ Việt (Bắc Việt Nam); các vương quốc Sri Kse-tra của người Môn và Pa-gan của người Miến (ở lưu vực sông I-ra-oa-đi); Vương quốc Đra-ra-va-ti của người môn, Chân Lạp của người Khơ-me (ở lưu vực sông Chao Phray-a); Vương quốc Sri Vi-giay-a của người Mã Lai (trên đảo Xu-ma-tra); Vương quốc Ka-lin-ga của người In-đô-nê-xi-a (trên đảo Gia-va).
- Các quốc gia phong kiến này hình thành trên cơ sở các quốc gia sơ kì trước đây. |
Hoạt động 2: Hoạt động kinh tế ở các vương quốc phong kiến Đông Nam Á từ thế kỉ VII đến thế kỉ X
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS quan sát Hình 1 - Một số sản phẩm gia vị chủ yếu của Đông Nam Á (sgk trang 55) và đọc nội dung mục 2 Hoạt động kinh tế ở các vương quốc phong kiến Đông Nam Á từ thế kỉ VII đến thế kỉ X (sgk trang 54,55). - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong sgk trang 55: + Khai thác tư liệu trên và cho biết thương nhân nước ngoài bị hấp dẫn bởi những sản vật nào của vương quốc Sri Vi-giay-a? + Hãy trình bày hoạt động kinh tế chính của các vương quốc phong kiến Đông Nam Á từ thế kỉ VII đến thế kỉ X.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi HS đại diện đứng dậy trả lời. - GV gọi đại diện HS khác đứng dậy bổ sung, nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. | 2. Hoạt động kinh tế ở các vương quốc phong kiến Đông Nam Á từ thế kỉ VII đến thế kỉ X
- Thương nhân nước ngoài bị hấp dẫn bởi những sản vật: dầu thơm, cây thuốc, long não, trầm hương, đinh hương, sa nhân của vương quốc Sri Vi-giay-a. - Hoạt động kinh tế chính của các vương quốc phong kiến Đông Nam Á từ thế kỉ VII đến thế kỉ X: + Trên nền tảng của các quốc gia sơ kì, kinh tế của các vương quốc phong kiến Đông Nam Á vẫn tiếp tục phát triển. + Các vương quốc lấy nông nghiệp làm ngành kinh tế chính, chủ yếu nằm ở vùng lục địa (như Chăm-pa, Chân Lạp), ở lưu Vực sông Chao Phray-a (Thái Lan), lưu vực sông l-ra-oa-di (Mi-an-ma ngày nay).... + Một số quốc gia chủ yếu dựa vào hoạt động thương mại biển như Sri Vi-giay-a, Ca-lin-ga, Ma-ta-ram (In-đô-nê-xi-a ngày nay). Với nguồn sản vật phong phú, đặc biệt là gia vị, các vương quốc này góp nhiều mặt hàng chủ lực trên những tuyến buôn bán đường biển kết nối Á – Âu, mà sau này gọi là Con đường Gia vị. + Quá trình giao lưu thương mại với nước ngoài đã thúc đẩy sự phát triển của các vương quốc trong khu vực. Vì thế trong thời kỳ này, ở các vương quốc cũng xuất hiện một số thương cảng sầm uất như Đại Chiêm (Chăm-pa), Pa-lem-bang (Sri Vigiay-a),.. Những thương cảng này đã trở thành điểm kết nối kinh tế, văn hoá giữa các châu lục.
|
---------------------- Còn tiếp ----------------------
Toán, Văn mỗi môn:
Các môn còn lại mỗi môn:
=> Gửi đầy đủ giáo án ngay và luôn sau khi chuyển phí