Soạn mới giáo án Lịch sử 8 KNTT bài 9: Tình hình kinh tế, văn hóa, tôn giáo trong thế kỉ XVI - XVIII

Soạn mới Giáo án Lịch sử 8 KNTT bài Tình hình kinh tế, văn hóa, tôn giáo trong thế kỉ XVI - XVIII. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

                        

BÀI 9: TÌNH HÌNH KINH TẾ, VĂN HÓA, TÔN GIÁO TRONG CÁC THẾ KỈ XVI – XVIII

(3 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được những nét chính về tình hình kinh tế Đại Việt trong các thế kỉ XVI, XVIII.
  • Mô tả và nhận xét được những nét chính về sự chuyển biến văn hóa và tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Khai thác và sử dụng được thông tin của một số tư liệu lịch sử trong bài học theo hướng dẫn của GV.
  • Quan sát tranh ảnh, hoàn thiện sơ đồ, bảng để trình bày theo yêu cầu.
  • Sưu tầm thông tin từ sách, báo, internet và tư liệu để thực hiện các hoạt động luyện tập, vận dụng.
  1. Phẩm chất
  • Bồi dưỡng lòng yêu nước, trân trọng các thành tựu về kinh tế, văn hóa của dân tộc.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án biên soạn theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực, SHS, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 8 – phần Lịch sử.
  • Phiếu học tập dành cho HS.
  • Tranh ảnh và tư liệu tham khảo do GV sưu tầm.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS Lịch sử và Địa lí 8 – phần Lịch sử.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới.
  3. Nội dung: GV tổ chức cho HS quan sát hình ảnh, đọc một số câu thơ SGK tr.40 và trả lời câu hỏi:

- Nội dung của những câu thơ phản ánh điều gì?

- Nêu một số hiểu biết của em về địa danh Kinh Kì, Phố Hiến? Đó là những địa danh nào hiện nay?

  1. Sản phẩm: HS trình bày hiểu biết của bản thân về ý nghĩa các câu thơ SGK tr.40 và địa danh Kinh Kì, Phố Hiến.

d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh và hướng dẫn HS đọc 4 câu thơ SGK tr.40:

  

Kinh Kì

  

Phố Hiến

Ước gì anh lấy được nàng

Để anh mua gạch Bát Tràng về xây;

Thứ nhất Kinh Kì,

Thứ nhì Phố Hiến.

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi:

+ Nội dung của những câu thơ phản ánh điều gì?

+ Nêu một số hiểu biết của em về địa danh Kinh Kì, Phố Hiến? Đó là những địa danh nào hiện nay?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan hình ảnh, vận dụng một số kiến thức đã học, hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện, nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ 4 câu thơ nhắc đến các địa danh: làng gốm Bát Tràng (Hà Nội); Kinh Kì (Thăng Long - Hà Nội); Phố Hiến (Hưng Yên).

Phản ánh về sự phát triển của lĩnh vực thủ công nghiệp và thương nghiệp của Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII.

+ Một số thông tin về địa danh Kinh Kì, Phố Hiến:

  • Kinh Kì: kinh đô của Đại Việt, mảnh đất Thăng Long từ thời Lê - Trịnh sang thời Tây Sơn và nhà Nguyễn.
  • Phố Hiến: Là một địa danh lịch sử ở thành phố Hưng Yên. Vào các thế kỷ XVII – XVIII, đây là một thương cảng cổ nổi tiếng của Việt Nam. Phố Hiến là một đô thị trải dài theo bờ tả ngạn sông Hồng. Ngoài kinh đô Thăng Long - Kẻ Chợ là thủ đô phồn vinh nhất nước, Phố Hiến đã là một đô thị nổi bật đứng ở vị trí thứ hai.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 9 – Tình hình kinh tế, văn hóa, tôn giáo trong các thế kỉ XVI – XVIII.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tình hình kinh tế trong các thế kỉ XVI – XVIII

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Giới thiệu được các nét chính về tình hình nông nghiệp ở Đàng Ngoài và Đàng Trong.

- Nhận xét được tình hình sản xuất thủ công nghiệp Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII.

- Giới thiệu được nét chính về tình hình thương nghiệp ở Đàng Ngoài và Đàng Trong.

  1. Nội dung:

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục 1a SGK tr.40 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: Hãy giới thiệu những nét chính về tình hình nông nghiệp ở Đàng Ngoài và Đàng Trong trong các thế kỉ XVI – XVIII.

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, khai thác Hình 9.1, thông tin mục 1b SGK tr.41 và trả lời câu hỏi: Nêu dẫn chứng thể hiện sự phát triển của thủ công nghiệp Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII.

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác Hình 9.2, 9.3, Tư liệu 1, 2, thông tin trong mục 3 SGK tr.41, 42 và trả lời câu hỏi: Hãy nêu những nét chính về tình hình thương nghiệp của Đại Việt trong thế kỉ XVII.

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về tình hình kinh tế trong các thế kỉ XVI – XVIII và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Nông nghiệp

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục 1a SGK tr.40 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: Hãy giới thiệu những nét chính về tình hình nông nghiệp ở Đàng Ngoài và Đàng Trong trong các thế kỉ XVI – XVIII.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Tình hình

Đàng Ngoài

Đàng Trong

Sản xuất nông nghiệp

 

 

Ruộng đất công/ ruộng đất khai hoang

 

 

Tình trạng nông dân mất đất

 

 

Thiên tai, mất mùa; tô, thuế,…

 

 

- GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Vì sao tình hình nông nghiệp ở Đàng Ngoài và Đàng Trong có sự khác nhau?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin trong mục, hoàn thành Phiếu học tập số 1 và trả lời câu hỏi mở rộng.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS nêu những nét chính về tình hình nông nghiệp ở Đàng Ngoài và Đàng Trong trong các thế kỉ XVI – XVIII theo Phiếu học tập.

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi mở rộng: Tình hình nông nghiệp ở Đàng Ngoài và Đàng Trong có sự khác nhau vì:

+ Trong suốt hơn 50 năm của thế kỉ XVI, Đàng Ngoài chịu ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc hơn so với Đàng Trong qua 2 lần xung đột:

·      Bắc triều chịu sự hạch sách của nhà Minh, sự chống phá của dòng họ Vũ (Vũ Văn Uyên, Vũ Văn Mật,…).

·      Nhà Mạc quản lí đất canh tác ít hơn rất nhiều so với thời Lê sơ, quân đội duy trì ở mức độ cao.

·      Sau thời Mạc Đăng Doanh, thiên tai thường xuyên xảy ra.

+ Ở Đàng Trong, đất đai rộng lớn, màu mỡ, dân cư còn thưa thớt, nằm xa các trung tâm xung đột.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Ở Đàng Ngoài: Nền nông nghiệp sa sút nghiêm trọng. Tình trạng lấn chiếm ruộng công thành ruộng tư ngày càng phổ biến. Đời sống nhân dân đói khổ vì tô, thuế, thiên tai, mất mùa.

+ Ở Đàng Trong: Nông nghiệp có bước phát triển. Tình trạng nông dân bị bần cùng hóa cũng diễn ra xong chưa nghiêm trọng như Đàng Ngoài.

 - GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

1. Tình hình kinh tế trong các thế kỉ XVI – XVIII

a. Nông nghiệp

Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1 kết quả Phiếu học tập số 1.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Tình hình

Đàng Ngoài

Đàng Trong

Sản xuất nông nghiệp

Nông nghiệp sa sút nghiêm trọng.

Nông nghiệp phát triển rõ rệt, nhất là ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Ruộng đất công/ ruộng đất khai hoang

Tình trạng biến ruộng công thành ruộng tư ngày càng phổ biến.

Khai hoang.

Tình trạng nông dân mất đất

Nông dân mất ruộng đất.

Tình trạng nông dân mất ruộng chưa nghiêm trọng.

Thiên tai, mất mùa; tô, thuế,…

- Nộp tô cho địa chủ, nộp thuế cho nhà nước, thực hiện nhiều nghĩa vụ khác.

- Tình trạng thiên tai, mất mùa, đói kém, khiến nông dân nghèo ở nhiều địa phương phải bỏ làng đi phiêu tán.

- Điều kiện tự nhiên thuận lợi.

Nhiệm vụ 2: Thủ công nghiệp

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, quan sát Hình 9.1 SGK tr.41 và trả lời câu hỏi: Em có nhận xét gì về kĩ thuật sản xuất gốm nói riêng và sản xuất thủ công nghiệp của Đại Việt nói chung trong các thế kỉ XVI – XVIII?

- GV cung cấp thêm tư liệu về cây đèn gốm men lam xám:

+ Dòng gốm men lam xám đại diện cho phong cách gốm thời nhà Mạc, tiêu biểu là cây đèn gốm. Cây đèn có chiều cao 73,5 cm, đường kính miệng rộng 16,5 cm, đường kính đáy 22 cm, trọng lượng 12 kg; gồm 2 phần rời được khớp lại với nhau. Phần dưới cây đèn giống như một chiếc mai bình, phần trên như bông sen nở.

+ Cây đèn được trang trí hoa văn với các đề tài: rồng yên ngựa, rồng trong lá đề, răng cưa, vạch đứng song song, bông hoa tròn hình ngôi sao 8 cánh nhọn. Trên đèn có khắc thời gian tạo tác là 1852 – đời vua Mạc Mậu Hợp.

+ Hiện vật là bảo vật quốc gia.

- GV yêu cầu HS tiếp tục thảo luận cặp đôi, đọc thông tin mục 1b SGK tr.41 và trả lời câu hỏi: Nêu dẫn chứng thể hiện sự phát triển của thủ công nghiệp Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII.

- GV trình chiếu cho HS quan sát thêm một số hình ảnh:

Bình gốm Chu Đậu thuộc sở hữu của J.E.Ha-gen

Bát trà chân cao, gốm Việt Nam, thế kỷ XVI

Làng gốm Bát Tràng thế kỉ XVIII

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác hình ảnh, tư liệu trong mục và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 HS nhận xét gì về kĩ thuật sản xuất gốm và sản xuất thủ công nghiệp của Đại Việt: tiêu biểu cho phong cách thời Mạc thế kỉ XVI – minh chứng cho sự phát triển nghề gốm nói riêng, thủ công nghiệp nói chung.

- GV mời đại diện 1 HS nêu dẫn chứng thể hiện sự phát triển của thủ công nghiệp Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Bức tranh chung của nền kinh tế Đại Việt (thủ công nghiệp) đã thay đổi theo chiều hướng tích cực, từng bước hội nhập với thế giới.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

b. Thủ công nghiệp

- Duy trì hoạt động của quan xưởng để phục vụ nhu cầu của vua quan, binh lính.

- Nghề thủ công trong nhân dân: phát triển mạnh mẽ với nhiều làng nghề nổi tiếng khắp Đàng Trong, Đàng Ngoài.

Nhiệm vụ 3: Thương nghiệp

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác Hình 9.2, 9.3, Tư liệu 1, 2, thông tin trong mục 3 SGK tr.41, 42 và trả lời câu hỏi: Hãy nêu những nét chính về tình hình thương nghiệp của Đại Việt trong thế kỉ XVII.

+ GV hướng dẫn HS tìm trong tư liệu từ/cụm từ thể hiện sự phát triển của các đô thị Phố Hiến, Hội An:

·      Tư liệu 1: có 8 phường thủ công, một số phường chuyên buôn bán, có khá nhiều người nước ngoài đến đây sinh sống hoặc qua lại buôn bán.

·      Tư liệu 2: cảng thị lớn nhất Đàng Trong, nơi cập bến của nhiều thuyền buôn nước ngoài, người Nhật, người Hoa, thương nhân Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp thường xuyên lui tới.

- GV trình chiếu cho HS quan sát thêm video, hình ảnh về thương nghiệp Đại Việt:

Thương cảnh Hội An (tranh vẽ cuối thế kỉ XVIII)
https://www.youtube.com/watch?v=MVRiR3tCoSQ

(0p – 2p24s)

- GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Vì sao trong hai thế kỉ XVII – XVIII, các đô thị lại khởi sắc và có nhiều thương nhân châu Âu đến giao thương?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác hình ảnh, video, tư liệu trong mục và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 HS nêu những nét chính về tình hình thương nghiệp của Đại Việt trong thế kỉ XVII.

- GV mời đại diện 1 HS trả lời câu hỏi mở rộng: Trong hai thế kỉ XVII – XVIII, các đô thị khởi sắc và có nhiều thương nhân châu Âu đến giao thương vì chính quyền Đàng Trong và Đàng Ngoài đều cho thương nhân vào buôn bán tấp nập, các thuyền buôn nước ngoài đến đông và thành lập nên các thương điếm.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận chung (mục 1):

+ Sự phát triển kinh tế hàng hóa trong bối cảnh xã hội Đại Việt các thế kỉ XVI – XVIII dẫn đến sự hưng khởi của các đô thị (Phố Hiến, Thanh Hà, Hội An,…) nhưng chưa đủ sức lan tỏa một nếp sống, một nền văn hóa mới).

+ Sự phát triển của quan hệ tiền tệ, kinh tế hàng hóa phát triển đã ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt.

+ Sự xuất hiện mầm mống của phương thức sản xuất mới trong lòng chế độ phong kiến Đại Việt.

- GV chuyển sang nội dung mới.

c. Thương nghiệp

- Buôn bán trong nước mở rộng qua hệ thống các chợ.

- Buôn bán với nước ngoài phát triển.

- Các đô thị hưng thịnh, trở thành trung tâm buôn bán lớn, nơi giao thương với thương nhân nước ngoài: Thăng Long, Phố Hiến, Thành Hà, Hội An, Gia Định.

- Nửa sau thế kỉ XVIII, thành thị dần suy tàn.

Tìm kiếm google: giáo án Lịch sử 8 KNTT mới, soạn giáo án Lịch sử 8 mới KNTT bài Tình hình kinh tế, văn hóa, tôn giáo trong thế kỉ XVI - XVIII, giáo án Lịch sử 8 kết nối

Xem thêm các môn học

Soạn mới giáo án Lịch sử 8 kết nối


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com