Soạn mới giáo án Ngữ văn 8 cánh diều bài 7 Đọc 1: Mời trầu

Soạn mới Giáo án ngữ văn 8 cánh diều bài 7 Đọc 1: Mời trầu. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 7: THƠ ĐƯỜNG LUẬT

..................................................

Môn: Ngữ văn 8 – Lớp:

Số tiết : tiết

MỤC TIÊU CHUNG BÀI 7

- Xác định được giá trị nội dung, nghệ thuật của thơ trữ tình và thơ trào phúng trung đại làm theo thể Đường luật. Nhận biết và phân tích được giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố thi luật của thơ thất ngôn bát cú và thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật (bố cục, niêm, luật, vần, nhịp, đối) và một số thủ pháp nghệ thuật của thơ trào phúng

- Nắm được đặc điểm, tác dụng và biết sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ, câu hỏi tu từ, từ tượng hình, từ tượng thanh

- Viết được bài phân tích một tác phẩm thơ

- Nghe và tóm tắt được nội dung người khác thuyết trình về một tập thơ, bài thơ

- Cảm nhận được tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước và tâm sự của các nhà thơ trước thời cuộc

 

 

 

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../....

TIẾT:  VĂN BẢN 1: MỜI TRẦU

(Hồ Xuân Hương)

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

- HS nhận biết được các đặc điểm về số tiếng trong một dòng thơ, số dòng trong một khổ, đặc điểm vần, nhịp của thơ Đường luật qua việc tìm hiểu bài thơ Mời trầu của Hồ Xuân Hương

- HS nhận biết và nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện ở bố cục, hình ảnh, từ ngữ, mạch cảm xúc, cảm hứng chủ đạo, …

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, …

  1. Năng lực đặc thù

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Mời trầu

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Mời trầu

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản

- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản khác có cùng chủ đề

  1. Phẩm chất

- Cảm nhận được tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước và tâm sự của các nhà thơ trước thời cuộc

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi

- Tranh ảnh về nhà văn, hình ảnh

- Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

  1. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi

III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Mời trầu
  3. Nội dung: GV cho HS thảo luận câu hỏi ở phần Chuẩn bị (sgk, trang 40)
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về những ấn tượng, sự hiểu biết của em về hình ảnh trầu cau
  5. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV đặt câu hỏi: GV chiếu hình ảnh và đặt câu hỏi: Đây là cây gì? Người ta sử dụng lá này và quả này dùng để làm gì? Hình ảnh này gợi cho em nhớ đến những phong tục nào của người Việt? Hãy cùng chia sẻ nhé

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS tiếp nhận nhiệm vụ và tiến hành thảo luận theo hình thức cá nhân

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV mời một số HS đại diện cho nhóm đứng dậy để trả lời câu hỏi

* Gợi ý trả lời

- Đây là cây trầu. Người ta sử dụng lá trầu để làm thuốc, chữa bệnh. Quả cau cũng thường dùng để làm thuốc. Lá trầu và quả cau thường có mặt trong các đám cưới hỏi vậy nên các hình ảnh gợi cho em nhớ đến phong tục cưới hỏi của người Việt. Ngoài ra thì nó cũng gợi cho em đến việc ăn trầu, cau

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Các em thân mến, Hồ Xuân Hương là nhà thơ nổi tiếng cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX. Ở giai đoạn lịch sử này, chế độ phong kiến suy tàn đã bộc lộ những hạn chế, bất công. Hồ Xuân Hương đã gửi gắm vào thơ những suy tư, trăn trở trước hiện thực của xã hội, trước thân phận bất hạnh của con người, nhất là người phụ nữ. Những tác phẩm thơ Nôm tiêu biểu của bà thời kì này không thể không kể đến bài thơ “Mời trầu”. Kết hợp với những hiểu biết chúng ta vừa tìm hiểu hãy củng cố lại hình ảnh trầu cau xuất hiện trong văn bản này có ý nghĩa gì nhé.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu kiến thức ngữ văn

  1. Mục tiêu: Nắm được một số vấn đề liên quan đến một số yếu tố thi luật của thơ thất ngôn bát cú và thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, thơ trào phúng và một số thủ pháp nghệ thuật
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến một số yếu tố thi luật của thơ thất ngôn bát cú và thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, thơ trào phúng và một số thủ pháp nghệ thuật
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến một số yếu tố thi luật của thơ thất ngôn bát cú và thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, thơ trào phúng và một số thủ pháp nghệ thuật
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện các nhóm dựa vào nội dung đã đọc ở nhà để trả lời các câu hỏi liên quan đến phần kiến thức ngữ văn:

+ Nêu đặc điểm của thơ Đường luật

+ Thơ Đường luật có những dạng thơ phổ biến nào? Trình bày đặc điểm của từng dạng thơ

+ Thế nào là thơ trào phúng?

+ Trình bày một số thủ pháp nghệ thuật được sử dụng trong thơ tào phúng

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm thảo luận để trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm lên bảng yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

I. Tìm hiểu chung

1. Một số yếu tố thi luật của thơ thất ngôn bát cú và thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

- Đường luật là thể thơ rất nổi tiếng trong văn học Trung Quốc, có từ thời Đường (618 – 907), sau đó du nhập sang Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản. Ở Việt Nam, trên cơ sở của thơ Đường luật và thơ ca truyền thống, cha ông ta đã sáng tạo ra thể thơ Nôm Đường luật mang bản sắc dân tộc. Sang thời hiện đại, thơ Đường luật còn được viết bằng chữ quốc ngữ

- Thơ Đường luật thường được viết bằng hai thể thất ngôn (mỗi câu bảy chữ) và ngũ ngôn (mỗi câu năm chữ). Có hai dạng thơ phổ biến: bát cú (mỗi bài tám câu) và tứ tuyệt (mỗi bài bốn câu)

+ Thơ thất ngôn tứ tuyệt có bố cục 4 phần, mỗi phần 1 câu: khởi, thừa, chuyển, hợp. Câu khởi có chức năng mở bài, gợi mở ý thơ. Câu thừa nối tiếp câu khởi để làm trọn vẹn ý thơ. Câu chuyển có nhiệm vụ chuyển ý thơ từ việc phản ánh các sự vật, hiện tượng được phản ánh. Câu hợp kết hợp với câu chuyển làm cô đúc ý thơ, thể hiện nỗi niềm của tác giả.

- Bố cục của một bài thơ bát cú gồm 4 phần: đề, thực, luận, kết; mỗi phần có 2 câu (gọi là liên). Hai câu đầu có nhiệm vụ mở bài, giới thiệu vấn đề mà bài thơ đề cập. Hai câu thực nêu hiện tượng, sự vật, làm rõ hơn ý đề bài đưa ra ở hai câu đề. Hai câu luận phát triển rộng thêm ý của bài, có chức năng luận bàn về vấn đề được nói đến ở các câu trên. Hai câu kết có vai trò kết thúc ý toàn bài, thể hiện cảm xúc của nhà thơ, có khi hai câu kết còn có chức năng gợi mở, gợi ra ý mới để suy nghĩ tiếp

- Bài thơ Đường luật sẽ gồm có: niêm, luật, vần, nhịp, đối

+ Niêm: âm tiết (chữ) thứ hai của câu chẵn thuộc liên trên phải cùng thanh (niêm) với âm tiết thứ hai của câu lẻ thuộc liên dưới. Ở bài bát cú thì các cặp câu 1-8, 2-3, 4-5, 6-7 phải niêm với nhau; ở bài tứ tuyệt là các câu 1-4, 2-3

+ Luật: Thơ Đường luật buộc phải tuân thủ luật bằng trắc. Nếu chữ thứ hai của câu thứ nhất thanh bằng thì bài thơ thuộc luật bằng và là luật trắc nếu mang thanh trắc

+ Vần: Thơ Đường luật ít dùng vần trắc. Bài thất ngôn bát cú thường chỉ gieo vần ở các câu 1, 2, 4, 6, 8; còn bài tứ tuyệt ở cuối các câu 1, 2, 4

+ Nhịp: Thơ Đường luật thường ngắt nhịp chẵn trước, lẻ sau, nhịp 4/3 (với thơ thất ngôn) hoặc 2/3 (với thơ ngũ ngôn)

+ Đối: Trong thơ Đường luật, ở phần thực và luận, các chữ ở các câu thơ phải đối với nhau về âm, về từ loại và về nghĩa

2. Thơ trào phúng và một số thủ pháp nghệ thuật

- Thơ trào phúng là một thể loại đặc biệt của sáng tác văn học, gắn liền với các cung bậc tiếng cười mang ý nghĩa xã hội. Hài hước là sụ phê phán nhẹ nhàng. Châm biếm là dùng lời lẽ sắc sảo, thâm thuý để phê phán, vạch trần đối tượng. Đả kích là tiếng cười phủ định, thường dùng để chỉ trích, phản đối gay gắt đối tượng trào phúng

- Một số thủ pháp trong thơ trào phúng: chơi chữ; sử dụng khẩu ngữ, ngôn ngữ đời thường một cách hài hước; cường điệu; tương phản, …

+ Chơi chữ là vận dụng các hiện tượng đồng âm, trái nghĩa, đa nghĩa, từ láy,… trong cùng một câu thơ để tạo nên ý nghĩa bất ngờ làm bật ra tiếng cười

+ Sử dụng khẩu ngữ, ngôn ngữ đời thường một cách hài hước cũng là một thủ pháp căn bản tạo nên tiếng cười trong thơ trào phúng

+ Cường điệu là nói quá, phóng đại, nhân lên gấp nhiều lần tính chất, mức độ nhằm làm nổi bật tính chất hài hước của đối tượng

+ Tương phản là sử dụng các từ ngữ, hình ảnh trái ngược nhau, tạo nên sự đối lập nhằm khắc hoạ, tô đậm đặc điểm của đối tượng và châm biếm, phê phán, đả kích đối tượng

Hoạt động 2: Đọc văn bản

  1. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về thể loại và đọc văn bản Mời trầu
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức và tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến văn bản Mời trầu
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Mời trầu
  4. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập cho HS

GV mời HS dựa vào nội dung chuẩn bị ở nhà:

- Trình bày hiểu biết của em về tác giả Hồ Xuân Hương?

- Em hãy trình bày những hiểu biết của em về tác phẩm (thể loại, bố cục, chủ đề, …)

Bước 2: Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ

Các nhóm thảo luận để vẽ sơ đồ tóm tắt những nội dung chính về tác giả và tác phẩm

Bước 3: HS tiến hành thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện 1 nhóm lên bảng vẽ sơ đồ, yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

 

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

- Một số ý kiến của các nhà nghiên cứu cho rằng Hồ Xuân Hương là con Hồ Sĩ Danh (1706-1783), em cùng cha khác mẹ với Hồ Sĩ Đống (1738-1786) nguyên quán làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.

- Cuộc đời Hồ Xuân Hương có nhiều éo le, ngang trái. Một cuộc đời không toại nguyện do số phận riêng và hoàn cảnh chung của xã hội. Bà từng sống trong cảnh tình duyên muộn màng, từng mang thân đi làm lẽ và từng sống trong cảnh góa bụa.

- Hồ Xuân Hương là một nữ lưu khá đặc biệt thời bấy giờ. Bà đi nhiều nơi, từng đặt chân tới nhiều miền quê của đất nước: từ Thăng Long sang Hà Tây thăm động Hương Tích, chùa Thầy, xuôi Bắc Ninh về Đèo Ba Dội ở Ninh Bình…Có thể nói đây là một hiện tượng hiếm thấy trong xã hội phong kiến.

- Hồ Xuân Hương thường giao du với nhiều văn nhân thời bấy giờ. Trong số đó có thể có cả Cần chánh học sĩ Nguyễn Hầu, tức Nguyễn Du. Tất cả những điều này đều góp phần tạo nên một Hồ Xuân Hương hết sức độc đáo.

- Hồ Xuân Hương được mệnh danh Bà Chúa Thơ Nôm.

2. Tác phẩm

- Bài thơ được viết theo thể thơ Nôm Đường luật thất ngôn tứ tuyệt

- Bố cục: 2 câu đầu và hai câu cuối

- Chủ đề: Qua việc mời trầu, một phong tục của người Việt, Hồ Xuân Hương đã thể hiện khát vọng mãnh liệt về tình cảm lứa đôi và phê phán sự bạc bẽo của tình đời. Đây là một chủ đề có phần khác biệt so với chủ đề của các bài thơ Đường luật khác

- Nội dung: Bài thơ gắn với tục ăn trầu của người Việt

Hoạt động 3: Khám phá văn bản

  1. Mục tiêu: Nhận biết và phân tích được văn bản Mời trầu
  2. Nội dung: Sử dụng SGK chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản Mời trầu
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Mời trầu

d.Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về hai câu thơ đầu

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 5 nhóm và sau đó, mời đại diện các nhóm dựa vào nội dung đã đọc ở nhà để trả lời các câu hỏi liên quan đến hai câu thơ đầu của bài thơ Mời trầu

+ Có những lưu ý gì về việc sử dụng từ ngữ của tác giả trong hai câu thơ đầu (từ láy, cách dùng từ, …)?

+ Kể tên cách thành ngữ, tực ngữ, ca dao xuất hiện thông qua các từ ngữ trong hai câu thơ đầu

+ Chỉ ra những từ ngữ được sử dụng mang dấu ấn cá nhân của Hồ Xuân Hương

+ Việc sử dụng từ ngữ như vậy đã đem lại hiệu quả như thế nào?

+ Thông qua hai câu thơ này, tác giả muốn gửi gắm tới người đọc nội dung gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ, tiến hành thảo luận để trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm lên bảng yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về hai câu thơ cuối

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

Dựa vào văn bản cùng với phần chuẩn bị ở nhà, GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi để trả lời các câu hỏi sau:

+ Trong hai câu cuối, tác giả đã sử dụng chất liệu dân gian như thế nào?

+ Thông qua hai câu thơ này, tác giả muốn gửi gắm tới người đọc nội dung gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

Hs làm việc theo cặp đôi hoặc đọc lại văn bản theo yêu cầu suy nghĩ để hoàn thành nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV mời 2-3 HS trình bày trước lớp yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét đánh giá chốt kiến thức

- GV cho HS đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả

Nhiệm vụ 4: Tổng kết

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành các nhóm (4-6 HS), yêu cầu HS:

+ Trình bày nhận xét của em về nội dung, nghệ thuật và đặc trưng thể loại văn bản Mời trầu

- GV yêu cầu HS rút ra tổng kết thể loại

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS rút ra kết luận về nội dung, nghệ thuật và đặc trưng thể loại của văn bản

- GV quan sát phần thảo luận của các nhóm, hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện một số nhóm xác định nội dung, nghệ thuật và đặc trưng thể loại của văn bản

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét phần trả lời của nhóm bạn, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức

II. Tìm hiểu chi tiết

1. Hai câu thơ đầu

Câu 1: “Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi

- Thông qua việc sử dụng từ láy “nho nhỏ” kết hợp với cách dùng từ giản dị “trầu hôi” khi khách đến chơi nhà, đồng thời tác giả chỉ mời khách “quả cau nho nhỏ, miếng trầu hôi”, … Điều này đã thể hiện:

- Sự khiêm tốn chân thật của người mời trầu.

- Nhà thơ tài tình trong việc sử dụng ca dao tục ngữ mang đậm nét dân ca.

Ca dao

Quả cau nho nhỏ

Cái vỏ vân vân

Nay anh học gần

Mai anh học xa

Lấy chồng từ thuở mười ba

Đến năm mười tám thiếp đà năm con

Ra đường thiếp hãy còn son

Về nhà thiếp đã năm con cùng chàng

Tục ngữ

- Miếng trầu là đầu câu chuyện

- Miếng trầu nên dâu nhà người

Câu 2: “Này của Xuân Hương đã quyệt rồi”

- Với cách sử dụng từ “này” khẳng định sự việc cụ thể và động từ “quệt” càng tăng ý thân mật đối với khách, không câu nệ, khách sáo vì đây là “miếng trầu” của chính Xuân Hương mới quệt, còn tươi rói để mời khách

-> Tấm lòng chân thành cởi mở và sẵn sàng đón nhận tình yêu

- Câu thơ này còn khẳng định cái tôi cá nhân của người phụ nữ. Điều này ở thời trung đại chỉ có mình Hồ Xuân Hương dám thể hiện. Động từ “quệt” cũng cho thấy cá tính mạnh mẽ của nữ sĩ

-> Việc tác giả tự xưng tên là khẳng định cá thể cần được tôn trọng. Đây là hiện tượng hiếm thấy, chứng tỏ được bản lĩnh táo bạo và tính cách ngang tàng của bà mong muốn đòi quyền bình đẳng cho nữ giới.

=> Tóm lại, nội dung và hình thức ở hai câu đầu đã gợi nhớ đến câu tực ngữ “Miếng trầu là đầu câu chuyện”. Những từ ngữ mang dấu ấn cá nhân đã được tác giả đưa vào hai câu thơ này và điều đó đã thể hiện rõ nét thái độ và tình cảm thắm thiết của tác giả trước tình yêu và hôn nhân. Đây là sự độc đáo, cá tính trong thơ bà, không thể lẫn với người khác

2. Hai câu thơ cuối

- Hai câu thơ sử dụng chất liệu dân gian độc đáo, thành ngữ: “xanh như lá, bạc như vôi” và chữ dân gian “phải duyên” (phải lòng):

“Cành tre, năm bảy cành tre

Phải duyên thì lấy chớ nghe họ hàng”

- Lời nhắn gửi (lời yêu cầu) sâu sắc kín đáo nếu đã “phải lòng” nhau thì hãy keo sơn gắn bó đừng phụ nhau. Câu thơ thể hiện sự hi vọng, nghiêm túc “Có phải duyên nhau thì thắm lại” nhưng lập tức lại thâm trầm và phảng phất nỗi buồn sâu xa, xen lẫn sự trách móc, ngờ vực “Đừng xanh như lá, bạc như vôi”

-> Nỗi khát khao hạnh phúc của nữ sĩ. Đồng thời còn là lời cảnh giác đối với thói bạc tình, bạc nghĩa:

“Chuyến đò nên nghĩa sao không nhớ

Sang nữa hay là một chuyến thôi?”

(Qua sông phụ sóng)

 

 

 

 

 

III. Tổng kết

1. Nội dung

Bài thơ mời trầu là một thi phẩm xuất sắc được nhiều thế hệ bạn đọc yêu thích của Hồ Xuân Hương. Bài thơ Mời Trầu mang đậm phong cách thơ của bà, là tiếng nói bênh vực số phận bi thảm của người phụ nữ trong thời kì xưa. Chỉ với 4 câu thơ nhưng cũng đủ bộc lộ những tâm tư của bà về tình duyên và cuộc đời.

2. Nghệ thuật

- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

- Sử dụng những từ ngữ mang đậm dấu ấn cá nhân của tác giả

- Sử dụng những từ ngữ liên quan đến ca dao, thành ngữ, tục ngữ

3. Đặc trưng thể loại

- Tuân thủ theo đúng luật thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

- Các chi tiết, hình ảnh được sử dụng mang tính tiêu biểu, chân thực

Soạn mới giáo án Ngữ văn 8 cánh diều bài 7 Đọc 1: Mời trầu

TẢI GIÁO ÁN WORD BẢN ĐẦY ĐỦ:

  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Tất cả các bài đều soạn đầy đủ nội dung và theo đúng mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN WORD:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN WORD:

  • Phí giáo án: 350k/kì - 400k/cả năm

=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án:

  • Đề thi 
  • Trắc nghiệm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

Từ khóa tìm kiếm: giáo án ngữ văn 8 cánh diều mới, soạn giáo án ngữ văn 8 mới cánh diều bài 7 Đọc 1: Mời trầu

Soạn mới giáo án ngữ văn 8 cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay