Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 9. HIỆU ỨNG CHUYỂN TRANG
(2 tiết)
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Gợi nhớ ngữ cảnh thực tế để HS hiểu được công dụng của hiệu ứng chuyển trang. b. Cách thức thực hiện: - GV trình chiếu một vài trang chiếu có sử dụng hiệu ứng chuyển trang (đã chuẩn bị trước) và đặt câu hỏi: Em thấy bài trình chiếu trên có gì đặc biệt? - GV dẫn dắt HS vào bài: Khi thầy cô giáo trình chiếu bài học, đôi khi các em sẽ thấy các trang chiếu được xuất hiện một cách ấn tượng và hấp dẫn. Làm thế nào để được như vậy nhỉ? Em hãy cùng tìm hiểu qua bài học này nhé! – Bài 9: Hiệu ứng chuyển trang. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 1. Tạo hiệu ứng chuyển trang Hoạt động: Hiệu ứng chuyển động a. Mục tiêu: Từ tình huống thực tiễn, HS nhận xét về cách chuyển tiếp giữa các trang chiếu và xác định tác dụng của hiệu ứng chuyển trang. b. Cách thức thực hiện: - GV chia lớp thành các nhóm. - GV cho HS thảo luận 3 - 5 phút để thực hiện yêu cầu: Em hãy quan sát thầy cô trình chiếu và nhận xét về cách chuyển tiếp giữa các trang chiếu. - GV yêu cầu trong quá trình thảo luận, HS đưa ra được các tác dụng khi xem các bài trình chiếu có hiệu ứng chuyển trang. Hoạt động đọc: - GV yêu cầu HS đọc nội dung phần kiến thức mới SGK trang 39, 40; quan sát Hình 30 để nhận biết các kiểu hiệu ứng: - GV hướng dẫn HS các bước để tạo hiệu ứng chuyển trang và mời 1 HS lên bảng thực hiện lại: + Bước 1: Chọn trang chiếu muốn tạo hiệu ứng. + Bước 2: Chọn một hiệu ứng chuyển trang trên nhóm lệnh Transition to This Slide của dải lệnh Transitions. - GV tuyên dương HS. - GV yêu cầu HS đọc to mục Hộp kiến thức để cả lớp cùng ghi nhớ: Em có thể thêm hiệu ứng chuyển trang để bài trình chiếu ấn tượng và hấp dẫn hơn. Câu hỏi củng cố: - GV cho HS đọc và trả lời nhanh Câu hỏi SGK trang 40: Mỗi phát biểu dưới đây đúng hay sai? a) Mỗi trang chiếu có thể có nhiều kiểu hiệu ứng chuyển trang. b) Trong một bài trình chiếu có thể có nhiều hiệu ứng chuyển trang khác nhau. c) Hiệu ứng chuyển trang giúp cho bài trình chiếu thuyết trình sinh động và hấp dẫn hơn. - GV mời HS khác nhận xét câu trả lời. - GV chốt đáp án và chuyển sang hoạt động thực hành. 2. Thực hành tạo hiệu ứng chuyển trang a. Mục tiêu: HS được rèn luyện kĩ năng tạo hiệu ứng chuyển động cho trang chiếu. b. Cách thức thực hiện: Nhiệm vụ: Hãy mở tệp Canh đep que huong đã lưu ở Bài 8 và thêm các hiệu ứng chuyển trang theo những yêu cầu sau và lưu lại tệp trình chiếu.
|
- HS theo dõi bài trình chiếu của GV và trả lời: Các trang chiếu xuất hiện với những chuyển động ấn tượng và lạ mắt.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát bài trình chiếu. - HS trả lời: Tác dụng của hiệu ứng chuyển trang: + Làm cho bài trình chiếu thêm sinh động, hấp dẫn. + Thu hút sự chú ý của người xem.
- HS nghiên cứu SGK, quan sát hình và nhận biết các hiệu ứng.
- HS thực hành theo hướng dẫn.
|
--------------- Còn tiếp -----------------
Với Toán, Văn:
Với các môn còn lại:
LƯU Ý:
=> Khi đặt: Nhận luôn tiết giáo án mẫu + tặng kèm mẫu phiếu trắc nghiệm, đề kiểm tra