Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
- Hình thành được bảng nhân 4, bảng chia 4.
- Vận dụng được vào tính nhẩm, giải bài tập, bài toán thực tế liên quan đến bảng nhân 4, bảng chia 4.
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
Năng lực riêng:
- Phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học.
- Phát triển năng lực giao tiếp, giải quyết vấn đề.
- Chăm chỉ: Chăm học, ham học, có tinh thần tự học; chịu khó đọc sách giáo khoa, tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân.
- Trung thực: trung thực trong thực hiện giải bài tập, thực hiện nhiệm vụ, ghi chép và rút ra kết luận.
- Yêu thích môn học, sáng tạo, có niềm hứng thú, say mê các con số để giải quyết bài toán.
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, phát huy ý thức chủ động, trách nhiệm và bồi dưỡng sự tự tin, hứng thú trong việc học.
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm.
- Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.
- Giáo án.
- Phóng to bảng nhân 4, bảng chia 4.
- Bộ đồ dùng dạy, học Toán 3.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- SHS.
- Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH | ||||||||||||||||||||
TIẾT 1: BẢNG NHÂN 4 | |||||||||||||||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Nhớ lại bảng nhân 3, tạo tâm thế hứng thú cho HS. b. Cách thức tiến hành: - GV kiểm tra chung cả lớp bảng nhân 3. - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Truyền tin” ôn lại bảng nhân 3. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC I. KHÁM PHÁ a. Mục tiêu: HS nhận biết và ghi nhớ được bảng nhân 4. b. Cách thức tiến hành - GV chiếu và dẫn dắt: + Cô có một chiếc chong chóng, em hãy quan sát và cho cô biết chiếc chong chóng này có bao nhiêu cánh? + Một chong chóng có 4 cánh, ta nói 4 được lấy 1 lần, ta viết được phép nhân nào? Phép nhân : 4 × 1 = 4. Ta được phép nhân đầu tiên trong bảng nhân 5: 4 × 1 = 4 - Bây giờ trên bảng của cô có 2 chiếc chong chóng, cô đố các bạn biết 2 chiếc chong chóng này có bao nhiêu cánh? Con đã tính như thế nào? 4 được lấy 2 lần, ta viết được phép nhân: 4 × 2 = 4 + 4 = 8. Ta có phép nhân thứ 2 trong bảng nhân 4: 4 × 2 = 8 - Lại có 3 chiếc chong chóng, mỗi chiếc chong chóng có 4 cánh, cô mời một bạn lập cho cô phép tính nhân rồi tính số cánh của 3 chiếc chong chóng này (Mời 1, 2 bạn) - Cô khen các bạn đã lập được phép tính 4 × 3. Các bạn cùng cô kiểm chứng xem chúng ta đã tìm ra được kết quả chính xác cho phép nhân này không nhé! 4 được lấy 3 lần, ta có phép nhân: 4 × 3 = 4 + 4 + 4 =12. Ta có phép nhân tiếp theo trong bảng nhân 4: 4 × 3 = 12 Chúng ta vừa lập được 3 phép tính đầu tiên của bảng nhân 4, cả lớp đọc lại cho cô 3 phép tính. - GV yêu cầu HS quan sát lên bảng và trả lời câu hỏi: Các con có nhận xét gì về thừa số thứ nhất của các phép nhân này? Các thừa số thứ hai có gì đặc biệt? Các con quan sát kết quả của 3 phép tính đầu tiên, chúng ta thấy tích sau như thế nào so với tích trước? - Dựa vào các đặc điểm trên, GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và hoàn thành các phép tính còn lại trong bảng nhân 4 trong 3 phút. - GV mời các nhóm báo cáo. - GV cho cả lớp đồng thanh, cho từng tổ đọc, đọc xiên táo -> Đọc cả lớp. - GV cho cả lớp HĐ cặp đôi thuộc bảng nhân 4, kiểm tra lẫn nhau (3p) II. HOẠT ĐỘNG a. Mục tiêu: Vận dụng phép nhân bảng nhân 4 hoàn thành các bài tập. b. Cách thức tiến hành: Nhiệm vụ 1: Hoàn thành BT1 - GV yêu cầu HS tính nhẩm các phép tính trong bảng nhân 4 rồi nêu (viết) số thích hợp vào ô có dấu “?” trong bảng. Nhiệm vụ 2: Hoàn thành BT2 Yêu cầu HS nêu (viết) được các số còn thiếu (dựa vào dãy số cách đều 4 hoặc nhận xét đó là các kết quả các phép tính trong bảng nhân 4) Nhiệm vụ 3: Hoàn thành BT3 - GV yêu cầu HS tự trình bày bài giải vào vở , sau đó thảo luận cặp đôi kiểm tra chéo đáp án.
- GV nhận xét, kết luận. C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: HS chơi trò chơi Trò chuyện với học sinh. b. Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Trò chuyện với học sinh” - GV phổ biến và hướng dẫn HS: + Trò chơi giúp các em mạnh dạn tự tin bày tỏ ý kiến thể hiện tính dân chủ của người học sinh. + GV minh hoạ một cuộc trò chuyện: Giáo viên hỏi: Trong các bảng nhân đã học em thích nhất bảng nhân mấy? Học sinh: Thưa cô, em thích bảng nhân 4. Giáo viên: Vì sao em lại thích bảng nhân 4? Học sinh: Vì cả gia đình em có 4 người. Nhà bạn An, bạn Hương bên cạnh em cũng có 4 người cô ạ! Cả 3 gia đình có tất cả là 12 người. Giáo viên: Làm thế nào em tính được số người nhanh như vậy? Học sinh: Thưa cô, em tính số người của nhà hai bạn: An và Hương là: 4 x 2 = 8 (người). Sau đó em cộng số người của nhà em vào nữa: 8 + 4 = 12 (người) ạ! * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Ôn lại Bảng nhân 4. + Đọc và chuẩn bị trước Tiết học - Bảng chia 4. |
- Cả lớp đồng thanh. - HS nối tiếp nhau đọc các phép nhân trong bảng nhân 3.
- HS trả lời: Có 4 cánh
- HS trả lời 4 × 1 = 4
- HS nêu các cách tính khác nhau 4 × 2 = 4 + 4 = 8 4 × 2 = 2 × 4 = 8
- HS trả lời các cách tính khác nhau 4 × 3 = 4 + 4 + 4 = 12 4 × 3 = 3 × 4 = 12
- Cả lớp đồng thanh
- HS trả lời: Thừa số đầu tiên đều là 4 Thừa số thứ 2 tăng dần thêm một đơn vị. Tích liền sau hơn tích trước 4 đơn vị ( do 4 được lấy thêm 1 lần)
-1, 2 nhóm báo cáo kết quả. - Hoạt động cặp đôi, kiểm tra cho nhau. - Mời 1, 2 nhóm trình bày
- HS hoàn thành được bảng như sau:
- HS nêu được các số còn thiếu: a) Các số còn thiếu lần lượt là: 16; 20; 28; 36. b) Các số còn thiếu lần lượt là: 28; 24; 16; 8. - HS trình bày được bài giải:
Số bánh xe của 8 ô tô là: 4 8 = 32 ( bánh) Đáp số: 32 bánh xe.
- HS nghe phổ biến luật chơi, sau đó tham gia chơi dưới sự điều hành, tổ chức của GV.
|
---------------- Còn tiếp --------------
=> Lúc đặt nhận đủ giáo án ngay và luôn