Soạn siêu ngắn Đạo đức 4 Cánh diều bài 10: Em nuôi dưỡng quan hệ bạn bè

Baivan.net sẽ đưa ra bài soạn hay, ngắn gọn chuẩn xác môn Đạo đức 4 bộ sách cánh diều bài 10: Em nuôi dưỡng quan hệ bạn bè. Học sinh kéo xuống để tham khảo. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt hiệu quả cao trong học tập.

BÀI 10. EM NUÔI DƯỠNG QUAN HỆ BẠN BÈ

KHỞI ĐỘNG

Nghe hoặc hát theo nhịp bài hát Lớp chúng ta đoàn kết của nhạc sỹ Mộng Lân và trả lời câu hỏi 

Câu hỏi: 

a. Tập thể lớp trong bài hát trên là một lớp học như thế nào?

b. Các thành viên trong lớp đã làm gì để tạo nên một lớp học như thế?

Hướng dẫn trả lời:

a. Tập thể lớp trong bài hát là một lớp học: vui vẻ, đoàn kết, giúp nhau phấn đấu để có kết quả học tập tốt.

b. Những việc mà thành viên trong lớp đã làm để xây dựng tập thể lớp như thế: Các bạn trong lớp luôn xem nhau như anh em một nhà, đều gắn bó và quý mến nhau, giúp nhau trong học tập để luôn tiến bộ và xứng đáng là trò ngoan.

KHÁM PHÁ

1. Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi :

BỐN NĂM CÕNG BẠN ĐẾN TRƯỜNG

(Theo Thanh Hiếu/VOV Miền Trung)

Câu hỏi: 

a. Em có nhận xét gì về tình bạn của hai nhân vật trong câu chuyện trên ?

b. Theo em, tình bạn đẹp sẽ mang lại ý nghĩa gì đối với mỗi người?

Hướng dẫn trả lời:

a. Tình bạn của hai nhân vật trên: Đó là một tình bạn đẹp.

b. Ý nghĩa của tình bạn đẹp đã mang lại đối với mỗi người: Làm cho những người bạn trở nên vui vẻ và có cuộc sống tốt hơn.

2. Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:  

2. Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:

Câu hỏi:

a. Tranh nào thể hiện việc làm nhằm duy trì mối quan hệ bạn bè?

b. Em hãy nêu một số việc làm khác nhằm duy trì mối quan hệ bạn bè.

Hướng dẫn trả lời:

a. Việc làm nhằm giúp duy trì mối quan hệ bạn bè được các bạn thể hiện trong tranh:

  • Tranh 1: Giúp bạn khi bạn bị ngã.

  • Tranh 2: Trời mưa, cho bạn đi cùng ô để bạn không bị ướt.

  • Tranh 3: Cùng nhau học nhóm.

  • Tranh 5: Rủ bạn đi chơi cùng.

  • Tranh 6: Bê đồ giúp bạn

b. Một số việc làm khác nhằm duy trì mối quan hệ bạn bè:

  • Viết bài giúp bạn khi bạn bị ốm.

  • Cùng nhau tham gia hoạt động văn nghệ của nhà trường.

  • Cho bạn mượn bút khi bạn để quên bút ở nhà.

  • ...

LUYỆN TẬP

Câu 1: Bày tỏ ý kiến 

a. Người bạn tốt là người ủng hộ mình mọi lúc, mọi nơi.

b. Tình bạn đẹp giúp chúng ta thêm vui vẻ và ngày càng hoàn thiện bản thân.

c. Chỉ cần xây dựng tình bạn ở trường học.

d. Chỉ làm bạn với những người có cùng hoàn cảnh.

e. Bạn bè phải giúp nhau cùng tiến bộ về mọi mặt.

Hướng dẫn trả lời:

a. Không đồng tình vì người bạn tốt sẽ chỉ ủng hộ mình với những việc làm đúng. Còn nếu mình làm sai thì bạn phải chỉ bảo, nhắc nhở để mình tiến bộ. Nếu bao che và ủng hộ những việc làm sai, bản thân sẽ ngày càng không tiến bộ.

b. Đồng tình vì tình bạn đẹp luôn giúp nhau để cùng tiến bộ, cùng chia sẻ niềm vui cũng như mỗi khi gặp khó khăn.

c. Không đồng tình vì ta cần xây dựng tình bạn ở mọi nơi, ngay cả tổ dân phố nơi mình ở.

d. Không đồng tình vì tình bạn đẹp không phân biệt hoàn cảnh với nhau, miễn sao các bạn hiểu nhau, cùng chia sẻ buồn vui, luôn giúp nhau trong học tập và cuộc sống thì đó là tình bạn đẹp.

e. Đồng tình vì đã là bạn thì phải giúp nhau, hỗ trợ nhau trong học tập cũng như trong cuộc sống hàng ngày. Nếu có khuyết điểm thì phải giúp nhau cùng khắc phục.

Câu 2: Xử lí tình huống

Tình huống 1: Trên đường đi học, Vinh và Thông thấy bạn Tuấn học cùng lớp đang bị hai bạn khác bắt nạt. Vinh muốn giúp Tuấn nhưng chưa biết làm cách nào. Thông liền ngăn Vinh vì sợ rắc rối.

a. Em đồng ý với suy nghĩ của Vinh hay Thông? Vì sao?

b. Nếu gặp trường hợp trên, em sẽ làm gì?

Tình huống 2: Hằng và Nhung là đôi bạn thân. Tuần trước, trong giờ kiểm tra Toán, Nhung không cho Hằng chép bài và yêu cầu bạn phải suy nghĩ tự làm. Từ đó, Hằng giận và không chơi với Nhung nữa vì cho rằng Nhung là người bạn không tốt.

a. Em có đồng ý với suy nghĩ của Hằng không? Vì sao?

b. Nếu là Nhung, em sẽ làm gì?

Tình huống 3: Tuấn và Giang là đôi bạn thân cùng xóm. Từ ngày mẹ mất, gia đình Tuấn lâm vào hoàn cảnh khó khăn. Tuấn cảm thấy tự ti và luôn tránh mặt Giang.

Nếu là Giang em sẽ làm gì?

Hướng dẫn trả lời:

+ Tình huống 1: 

  • Em đồng ý với suy nghĩ của Vinh vì hành động bắt nạt bạn của các bạn kia là sai trái, cần được ngăn chặn. 

  • Nếu gặp trường hợp trên, em sẽ ngăn hai bạn kia bắt nạt Tuấn, nếu không được em sẽ gọi người lớn đến giúp đỡ và hôm sau trình báo lại với giáo viên.

+ Tình huống 2: 

  • Em không đồng ý với suy nghĩ của Hằng vì mỗi người cần phải có ý thức tự giác học tập. Hành động chép bài của bạn là sai trái, không tốt. Nếu Hằng cứ ỷ lại vào Nhung thì Hằng càng không hiểu bài và kết quả học tập sẽ ngày càng kém.

  • Nếu là Nhung, em sẽ giải thích cho bạn Hằng hiểu để bạn tự làm và giải thích cho bạn hiểu đấy là mình đang giúp bạn.

+ Tình huống 3: Nếu là Giang, em sẽ chủ động đến nhà chơi với Tuấn, cùng trò chuyện với bạn nhiều hơn để bạn đỡ tự ti. Em sẽ cùng một số bạn rủ Tuấn cùng học nhóm với nhau, hỗ trợ nhau học tập.

Câu 3: Ứng xử của em

Chọn cách ứng xử phù hợp với tình huống và giải thích lí do.

TÌNH HUỐNG

CÁCH ỨNG XỬ

A. Bạn em gặp khó khăn.

1. Giải thích, trình bày.

B. Bạn em mắc khuyết điểm.

2. Chia vui, chúc mừng.

C. Bạn em gặp chuyện vui mừng.

3. Bênh vực, bảo vệ.

D. Bạn em có chuyện buồn phiền.

4. Khuyên bảo, góp ý.

E. Bạn em hiểu lầm và giận em.

5. Động viên, giúp đỡ.

G. Bạn em bị bắt nạt.

6. An ủi, khích lệ.

Hướng dẫn trả lời:

  • A – 5: Khi bạn gặp khó khăn, mình cần phải động viên, giúp đỡ bạn để bạn có thể vượt qua và không cảm thấy buồn.

  • B – 4: Khi mắc khuyết điểm đôi khi là bạn không nhận ra, mình cần phải chỉ ra để bạn hiểu và sau đó góp ý để bạn sửa sai, giúp bạn khắc phục lỗi sai, từ đó tiến bộ hơn.

  • C – 2: Khi bạn có chuyện vui, mình cần chúc mừng bạn để bạn thấy được nỗ lực của bạn đạt được là điều xứng đáng.

  • D – 6: Khi bạn có chuyện buồn, bạn rất cần được an ủi, khích lệ để bạn thấy được bạn bè luôn bên cạnh động viên, bạn có động lực tiếp tục phấn đấu.

  • E – 1: Bạn giận mình và hiểu lầm mình nên mình cần phải giải thích cho bạn để bạn không còn hiểu lầm mình nữa.

  • G – 3: Bạn bị bắt nạt, không thể tự mình chống lại cái xấu, mình cần bênh vực bạn, đẩy lùi cái xấu.

VẬN DỤNG

Câu 1: Hãy liệt kê một số việc làm tốt và chưa tốt của em khi đối xử với bạn bè trong lớp học.

Hướng dẫn trả lời:

+ Việc làm tốt:

  • Khi thấy bạn bị ngã, em đỡ bạn dậy.

  • Khi thấy bút của bạn bị hết mực, em đã cho bạn mượn bút khác của em.

  • ...

+ Việc làm chưa tốt:

  • Em và Lan là bạn thân của nhau. Nhưng hôm đó Lan cứ tránh mặt em và không nói chuyện với em. Em đã giận bạn mà không tìm hiểu lý do.

  • ...

Câu 2: Hãy chia sẻ về một tình bạn đẹp của em. Em đã làm gì để duy trì mối quan hệ bạn bè tốt đẹp của mình?

Hướng dẫn trả lời:

Lan và Hoa chơi với nhau từ năm lớp 1, đến năm lớp 4 gia đình Hoa chuyển sang nơi khác để sinh sống. Hai bạn vẫn thường xuyên giữ liên lạc với nhau bằng cách gọi điện, viết thư kể cho nhau nghe về cuộc sống của mình.

Câu 3: Em hãy chọn những bông hoa đẹp để tạo thành bình hoa Tình bạn.

Câu 3: Em hãy chọn những bông hoa đẹp để tạo thành bình hoa Tình bạn.

Hướng dẫn trả lời:

Những bông hoa đẹp để tạo thành bình hoa tình bạn: 

  • Chân thành

  • Quan tâm

  • Chia sẻ

  • Vị tha

  • Giúp đỡ

  • Tôn trọng

  • Tin cậy.

Tìm kiếm google: Soạn siêu nhanh siêu ngắn sách giáo khoa Đạo đức 4 CD bài 10: Em nuôi dưỡng quan hệ bạn bè, giải sách Đạo đức 4 cánh diều tập 1 siêu nhanh siêu ngắn

Xem thêm các môn học

Giải đạo đức 4 cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com