Tả1 bản chuẩn giáo án chuyên đề Ngữ văn 11 CTST CĐ 2 Phần 3: Cách vận dụng yếu tố mới của ngôn ngữ đương đại trong giao t1ếp (P1)

Tả1 về bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Ngữ văn 11 bộ sách mới chân trời sáng tạo Tả1 bản chuẩn giáo án chuyên đề Ngữ văn 11 CTST CĐ 2 Phần 3: Cách vận dụng yếu tố mới của ngôn ngữ đương đại trong giao t1ếp (P1). G1áo án soạn ch1 t1ết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tò1, khám phá ra k1ến thức mớ1, vận dụng chúng vào v1ệc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mờ1 thầy cô kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: …/…/….

Ngày dạy: …/…/….

PHẦN III: CÁCH VẬN DỤNG CÁC YẾU TỐ MỚI CỦA NGÔN NGỮ ĐƯƠNG ĐẠI TRONG GIAO TIẾP

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

- Biết cách bận dụng các yếu tố mới của ngôn ngữ đương đại trong giao tiếp

- Vận dụng kiến thức đã học để phân tích ngữ liệu và giải bài tập

  1. Về năng lực

Năng lực chung

- Rèn luyện nếp tư duy khoa học, biết vận dụng một số thao tác tư duy cơ bản nhằm chiếm lĩnh tri thức.

Năng lực đặc thù

- Biết liên kết nhiều nội dung tri thức, kĩ năng trong quá trình học tập để phát triển năng lực.

- Giải quyết được một vấn đề học tập mang tính phức hợp, đòi hỏi có sự kết nối với thực tiễn và tìm ra được các chiến lược, cách thức giải quyết vấn đề.

  1. Về phẩm chất:

- Biết trân trọng và bảo vệ tiếng Việt, biết giữ gìn các giá trị văn hóa, biết tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại để hội nhập quốc tế.

- Có ý thức giữ gìn, trân trọng những giá trị văn hóa ông cha để lại.

- Tinh thần hợp tác, trách nhiệm khi làm việc tập thể.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên

- Tranh, ảnh, bảng biểu, video clip liên quan đến nội dung bài học, máy tính có kết nối internet, máy chiếu,…

- Phiếu học tập của HS để chuẩn bị thảo luận.

- Bút màu, giấy A0 để trình bày sản phẩm

  1. Chuẩn bị của học sinh

- Sách chuyên đề, SGK, SGV, sách tham khảo,…

- Tài liệu tham khảo mà học sinh thu thập được về ngôn ngữ

- Sản phẩm của học sinh sau khi hoàn thành phần 2 của chuyên đề.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Kết nối – tạo hứng thú cho học sinh, chuẩn bị tâm thế tiếp cận kiến thức mới, từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học cách vận dụng yếu tố mới của ngôn ngữ đương đại trong giao tiếp
  3. Nội dung : HS trả lời cá nhân để giải quyết một tình huống có liên quan đến bài học mói.
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS, cảm nhận ban đầu về vấn đề đặt ra trong bài học.
  5. Tổ chức thực hiện hoạt động

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

  • Hiện nay nhiều bạn trẻ sử dụng những ngôn từ mới khi giao tiếp. Hãy lấy một vài ví dụ và cho biết nó có làm ảnh hưởng đến sự trong sáng của tiếng Việt không?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

  • HS xem, suy nghĩ và trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả

  • Dự kiến câu trả lời của HS

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tâp và kết luận

  • Nhận xét câu trả lời của HS, dẫn dắt để kết nối hoạt động hình thành kiến thức mới.

- Gợi ý:

+ Một số từ ngữ dùng trong ngôn ngữ của giới trẻ thường dùng hiện nay: “té”, “lượn”, “xịt keo”….

GV dẫn dắt vào bài: Ở tiết trước chúng ta đã cùng tìm hiểu về các yếu tố mới của ngôn ngữ những điểm tích cực và hạn chế của nó. Và ngày hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về cách vận dụng các yếu tố mới của  ngôn ngữ đương đại vào cuộc sống.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc ngữ liệu tham khảo Ngôn ngữ giới trẻ dưới góc nhìn của ngôn ngữ học xã hội

  1. Mục tiêu: Phân tích ngữ liệu tham khảo Ngôn ngữ giới trẻ dưới góc nhìn của ngôn ngữ học xã hội để trả lời các câu hỏi
  2. Nội dung thực hiện: Trả lời các câu hỏi liên quan đến ngữ liệu Ngôn ngữ giới trẻ dưới góc nhìn của ngôn ngữ học xã hội
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
  4. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Đọc ngữ liệu tham khảo Ngôn ngữ giới trẻ dưới góc nhìn của ngôn ngữ học xã hội

Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập

(1)  Có những quan điểm nào xung quanh sự phổ biến của ngôn ngữ giới trẻ? Bạn ủng hộ quan điểm nào? Vì sao?

(2)  Lập bảng mô tả thực trạng sử dụng ngôn ngữ giới trẻ theo mẫu sau:

Thực trạng sử dụng ngôn ngữ giới trẻ

Mô tả chi tiết

Dạng biểu hiện phổ biến

 

Phạm vi sử dụng

 

Đối tượng sử dụng

 

Mức độ sử dụng

 

 

(3) Theo tác giả có những nguyên nhân nào khiến giới trẻ thích sử dụng ngôn ngữ “tuổi teen”  như vậy? Bạn có sử dụng loại ngôn ngữ này không? Nếu có thì vì lí do gì?

(4)  Liệt kê những từ ngữ mới, những cách diễn đạt mới của giới trẻ mà bạn biết.

(5)  Những từ ngữ mới những cách diễn đạt mới của giới trẻ có phải là ngôn ngữ chung của cả cộng đồng không? Bạn cần lưu ý những gì để sử dụng ngôn ngữ giới trẻ một cách hợp lí?

-   HS thảo luận nhóm bàn trong 5 phút hoàn thành phiếu học tập.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

-       HS suy nghĩ định hướng câu trả lời cho nhiêm vụ.

-       HS thảo luận nhóm bàn, hoàn thành câu trả lời vào phiếu học tập cho nhiệm vụ (3).

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

GV tổ chức, điều hành HS trả lời các câu hỏi của nhiệm vụ.

Đại diện 1 nhóm bàn thuyết trình kết quả thảo luận của nhóm, mời em các nhóm khác nhận xét, chia sẻ.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV nhận xét câu trả lời của HS

GV nhận xét hoạt động thảo luận, tổ chức, điều hành, chia sẻ của HS.

GV kết luận định hướng kiến thức, kỹ năng, chốt đáp án.

I. Đọc ngữ liệu tham khảo Ngôn ngữ giới trẻ dưới góc nhìn của ngôn ngữ học xã hội

(1) Những quan điểm xung quanh sự phổ biến của giới trẻ hiện nay:

PHỤ LỤC 5

(2) Bảng PHỤ LỤC 6

(3) Những nguyên nhân khiến giới trẻ thích sử dụng ngôn ngữ tuổi teen:

+ Về mặt tâm lí ở lứa tuổi này giới trẻ thường thích chứng tỏ bản thân vì muốn được khẳng dịnh sự độc đáo cá nhân bằng những điều mới lạ. Ngoài việc thể hiện bằng cách ăn mặc kiểu tóc, các trò giải trí… thì ngôn ngữ cũng là một trong số những cách để giới trẻ thể hiện đẳng cấp và cá tính của mình. Cũng ở giải đoạn này do đặc điểm tâm sinh lí, giới trẻ cũng dễ bị cuốn theo trào lưu mới nhất là những trào lưu mang đặc trưng phong cách lứa tuổi. Thông thường việc theo trào lưu được giới trẻ xem là phù hợp không lạc hậu hay dị biệt.

+ Ngôn ngữ giới trẻ thể hiện được sự vui tươi, hồn nhiên, nhí nhảnh sự sáng tạo,,, mới mục đích tạo sự vui vẻ, gần gũi, thu hẹp khoảng cách trong giao tiếp. Hơn nữa với những kí tự sáng tạo này giới trẻ có thể dễ dàng biểu lộ cảm xúc của mình. trong nhiều trường hợp nó có tác dụng làm giảm bơt sự khô khan, nghiêm túc và nhàm chán so với ngôn ngữ bình thường.

+ Bằng việc sử dụng ngôn ngữ giới trẻ, có thể giảm bớt số lần đánh kí tự. Điều này giúp tiết kiện thời gian và công sức.

+ Giới trẻ coi ngôn ngữ tuổi teen là những phát minh ngôn ngữ giúp họ trao đổi, chia sẻ nội bộ với nhau mà người lớn khó có thể hiểu và kiểm soát được.

(4) HS có thể tự chia nhóm và tự liệt kê những từ ngữ mới những cách diễn đạt mới của giới trẻ.

(5) Những từ ngữ mới những cách diễn đạt mới của giới trẻ chỉ là biệt ngữ xã hội có phạm vi sử dụng hạn chế, không phải là ngôn ngữ chung của cả cộng đồng. Tuy nhiên sẽ có những từ ngữ, cách diễn đạt ban đầu chỉ được dùng trong một nhóm người nhưng qua thời gian, những yếu tố này được nhiều người sử dung được cộng đồng thừa nhận và trở thành từ ngữ, cách diễn đạt chung của cả cộng đồng.

+ Những điều lưu ý khi sử dụng ngôn ngữ giới trẻ:

·        Đối với môi trường quy thức ngôn ngữ đòi hỏi phải có sự chuẩn mực Vì vậy, các văn bản hành chính, các bài thi, các bài kiểm tra, ở trường học đều không sử dụng ngôn ngữ giới trẻ.

·        Đối với môi trường không quy thức như giao tiếp sinh hoạt hàng ngày/ khẩu ngữ tin nhắn điện thoại, mạng xã hội… thì có thể sử dụng ngôn ngữ giới trẻ.

·        Cần chú đến đối tượng giao tiếp khi sử dụng ngôn ngữ giới trẻ.

 

PHỤ LỤC 5

Nhóm ý kiến

Quan điểm

Nhóm tán đồng

Ngôn ngữ giới trẻ độc đáo, mới lạ, sáng tạo, đa dạng, dễ thương, đáng yêu gần gũi… loại ngôn ngữ này thể hiện sự trẻ trung, năng động, nhí nhảnh, vui tươi, phong cách, cá tính… nó có thể giúp xả stress tiết kiệm kí tự và thời gian.

Nhóm lên án

Đó là thứ ngôn ngữ kì dị biến dạng, méo mó, lai căng, hỗn tạp, vô nguyên tắc, không phù hợp với sắc thái tiếng Việt… Ngôn ngữ sẽ bị rối loạn, tiếng Việt bị thoái hóa.

Điều này thể hiện thói quen xấu, là sự “bạo hành” đối với tiếng Việt thậm chí còn cho đó là biểu hiện của sự sa sut về nhân cách, có thể làm mất giá trị văn hóa Việt.

Nhóm nhìn nhận với thái độ dung hòa

Nếu không lạm dụng thì việc sử dụng ngôn ngữ giới trẻ cũng không ảnh hưởng gì nhiều,quan trọng là phải biết dùng đúng nơi, đúng lúc.

Ngôn ngữ giới trẻ cũng chỉ là một dạng tiếng lóng, nó xuất hiện theo từng giai đoạn, nó tự xuất hiện và cũng sẽ tự mất đi theo quy luật của nó. Việc sử dụng loại ngôn ngữ này chưa hẳn là một điều đáng chê trách.

 

PHỤ LỤC 6

Thực trạng sử dụng ngôn ngữ của giới trẻ

Mô tả chi tiết

Dạng biểu hiện phổ biến

Sử dụng những kết hợp kì lạ, sử dụng biến âm, sử dụng tiếng Anh chen tiếng Việt, viết tắt, sử dụng tiếng lóng

Phạm vi sử dụng

Đa phần giới trẻ đều ít sử dụng trong giao tiếp gia đình, trường học; phần lớn sử dụng trong các môi trường khác, số người trả lời sử dụng ở mọi nơi này không sử dụng ở nơi nào chiếm tỉ lệ ít hơn hẳn.

Đối tượng sử dụng

Đa phần giới trẻ chỉ sử dụng ngôn ngữ “tuổi teen” với bạn bè ( 81.8%) tiếp đến là sử dụng với người ít tuổi hơn và anh chị (14.3%) ít người sử dụng với người lớn tuổi hpn thuộc thế hệ trên mình: ông bà, bố mẹ (3.9%)

Mức độ sử dụng

Số người trẻ trả lời thỉnh thoảng mới sử dụng ngôn ngữ riêng của mình chiếm tỉ lệ cao ( 40-50%), số người thường xuyên sử dụng chiếm tỉ lệ thấp hơn khoảng 20-40%, tiếp đến là những người cho rằng họ hiếm khi sử dụng (10-20%) và chỉ có 1 số ít cho rằng họ chưa bao giờ sử dụng (5-8%).

Hoạt động 2: Đọc ngữ liệu tham khảo Những kết hợp lạ hóa trong thơ ca

  1. Mục tiêu: Phân tích ngữ liệu tham khảo Những kết hợp lạ hóa trong thơ ca để trả lời các câu hỏi
  2. Nội dung thực hiện: Trả lời các câu hỏi liên quan đến ngữ liệu Những kết hợp lạ hóa trong thơ ca
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
  4. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Đọc ngữ liệu tham khảo Những kết hợp lạ hóa trong thơ ca

Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập

(1)  Theo tác giả các nhà thơ thường dùng những thủ pháp nào để tạo ra nhũng kết hợp “lạ hóa” trong thơ ca? Lập bảng mô tả các thủ pháp “lạ hóa” trong thơ ca theo mẫu sau:

Thủ pháp lạ hóa

Ví dụ

 

 

 

(2) Theo bạn, những kết hợp lá hóa được đề cập đến trong văn bản có phải là cách diễn đạt mới của cả cộng đồng không? Dựa vào đâu bạn kết luận như vậy?

(3) Phân tích hiệu quả biểu đạt của các kết hợp từ được in đậm dưới đây:

a.                Đường trong làng: hoa dại với mùi rơm

Người cùng tôi đi dạo quanh đường thơm

Lòng giăt sẵn ít hương hoa tưởng tượng

Đất thêu nắng, bóng tre rồi bóng phượng

( Huy Cận, Đi giữa đường thơm)

b.     Đọng nắng thôi, cát chặng đọng mưa

Bàn chân lùa ban chân thêm bỏng rát

( Xuân Quỳnh, Gió Lào cát trắng)

(4) Sưu tầm ít nhất ba câu thơ/ câu văn có sử dụng những kết hợp “lạ hóa” và phân tích hiệu quả biểu đạt của những kết hợp ấy?

-   HS thảo luận nhóm bàn trong 5 phút hoàn thành phiếu học tập.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

-       HS suy nghĩ định hướng câu trả lời cho nhiêm vụ.

-       HS thảo luận nhóm bàn, hoàn thành câu trả lời vào phiếu học tập cho nhiệm vụ (3).

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

GV tổ chức, điều hành HS trả lời các câu hỏi của nhiệm vụ.

Đại diện 1 nhóm bàn thuyết trình kết quả thảo luận của nhóm, mời em các nhóm khác nhận xét, chia sẻ.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV nhận xét câu trả lời của HS

GV nhận xét hoạt động thảo luận, tổ chức, điều hành, chia sẻ của HS.

GV kết luận định hướng kiến thức, kỹ năng, chốt đáp án.

I. Đọc ngữ liệu tham khảo Những kết hợp lạ hóa trong thơ ca

(1) PHỤ LỤC 7

(2) Những cách diễn đạt này là của cá nhân, không phải là cách diễn đạt mới của cả cộng đồng. Vì trong thực tế sử dụng ngôn ngữ, người Việt sẽ không dùng những cách diễn đạt như vậy.

Cũng có những từ ngữ mới, những cách diễn đạt mới tuy ban đầu là của một cá nhân-một tác giả, sau đó được cộng đồng chấp nhận và trở thành, từ ngữ cách diễn đạt của cả cộng đồng. Những từ ngữ mới này có thể được ghi vào từ điển, trở thành vốn từ vựng của dân tộc. Đây chính là vai trò vô cùng quan trọng của các nhà văn, nhà thơ trong quá trình phát triển ngôn ngữ của dân tộc.

(3)

a. Cách kết hợp “đất thêu nắng” rất đặc biệt. THông thường “đất” và “nắng” không phải là những đối tượng, những chất liệu có thể kết hợp được với động từ “thêu”. Tuy nhiên trong bài thơ này tác giả đã sử dụng cách kết hợp “đất thêu nắng” Cách diễn đạt tưởng chừng như vô lí này đặt trong ngữ cảnh của bài thơ lại trở nên có lí. Các từ ngữ được mở rộng khả năng kết hợp đến mức tối đa. Và “đất”, “nắng” bỗng chốc thành chất liệu có thể “thêu” được. Cách diễn đạt này có sức gợi tả cao và gây ấn tượng đặc biệt cho người đọc.

b. Cách kết hợp “đọng nắng” cũng rất đặc biệt. “Đọng” vốn có nghĩa gốc là “chất lỏng” đồn lại ở một chỗ do không chảy, không thoát được. Khi chuyển nghĩa “đọng” dùng để chỉ ý “dồn lại một chỗ không cho lưu thông, không di chuyển được” nhưng cũng chỉ dùng cho các vật thể. Đọng còn có nghĩa chuyển nữa được dùng để chỉ ý “được giữ lại, chưa mất đi” Tuy nhiên cách kết hợp đọng + nắng thật sự mới lạ và sáng tạo. Trong trường hợp này người ta hình dung “nắng” cũng giống như một loại chất lỏng, nhất là khi đặt trong ngữ cảnh “cát chẳng đọng mưa” ở vế sau. Kết hợp từ “đọng nắng” mới mẻ giàu sức biểu cảm và gây ấn tượng mạnh cho đọc giả.

(4). Hs có thể tự tìm kiếm và tổng hợp

 

 

 

PHỤ LỤC 7

Thủ pháp lạ hóa

Ví dụ

Đảo trật tự

-   Nhìn càng lã chã giọt hồng ( Nguyễn Du)

-   Thiệt lòng mình cũng nao nao lòng người ( Nguyễn Du)

-   Nàng rằng “Lồng lộng trời cao” ( Nguyễn Du)

-   Hãy còn thoang thoảng hương trầm chưa phai ( Nguyễn Du)

-   Bạc phơ mái tóc người Cha ( Tố Hữu)

-   Thuyền về nước lại sầu trăm ngả ( Huy Cận)

-   Cây bưởi sau nhà ngan ngát hương đưa ( Phan Thị Thanh Nhàn)

Chuyển từ loại

Thu rất em và xanh rất cao ( Lê Đạt)

Mở rộng phổ kết hợp

Chiều xô bóng ngã vào đêm

Chị ngồi không gió ngoài thềm lặng trôi

( Trần Anh Thái)

 

 

Tả1 bản chuẩn giáo án chuyên đề Ngữ văn 11 CTST CĐ 2 Phần 3: Cách vận dụng yếu tố mới của ngôn ngữ đương đại trong giao t1ếp (P1)

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Tất cả các bài đều soạn như mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 350k/cả năm

CÁCH ĐẶT TRƯỚC: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

Từ khóa tìm kiếm:

Tả1 giáo án chuyên đề Ngữ văn 11 CTST, giáo án chuyên đề học tập Ngữ văn 11 Chân trời Tả1 bản chuẩn giáo án chuyên đề Ngữ, soạn giáo án chuyên đề Ngữ văn 11 chân trời Tả1 bản chuẩn giáo án chuyên đề Ngữ

Bản chuẩn giáo án Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 CTST


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay