Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều: Ôn tập chuyên đề 2

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Công nghệ chăn nuôi 11 bộ sách mới cánh diều : Ôn tập chuyên đề 2. giáo án soạn ch1 t1ết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tò1, khám phá ra k1ến thức mới, vận dụng chúng vào v1ệc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mờ1 thầy cô kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

ÔN TẬP CHUYÊN ĐỀ 2:

NUÔI DƯỠNG VÀ CHĂM SÓC ĐỘNG VẬT CẢNH

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Hệ thống các nội dung đã học trong Chuyên đề 2.
  • Vận dụng những kiến thức trong Chuyên đề 2 áp dụng vào thực tiễn địa phương.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học: Lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp để nâng cao kiến thức về nuôi dưỡng và chăm sóc động vật cảnh.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

Năng lực công nghệ:

  • Nhận thức công nghệ: Hệ thống các nội dung đã học trong Chuyên đề 2.
  • Đánh giá công nghệ: Vận dụng những kiến thức trong Chuyên đề 2 áp dụng vào thực tiễn địa phương.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ thực hiện các nhiệm vụ nêu ra trong bài học.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV.
  • Dụng cụ vẽ: bút chì, tẩy, thước kẻ,...
  • Hình sơ đồ tóm tắt nội dung của chuyên đề.
  1. Đối với học sinh: SGK, vở ghi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động 1: Hệ thống hóa kiến thức

  1. a) Mục tiêu: HS tóm tắt được kiến thức đã học của Chuyên đề 2. Nuôi dưỡng và chăm sóc động vật cảnh.
  2. b) Nội dung: HS đọc nội dung mục I SGK trang 48, quan sát hình sơ đồ tóm tắt nội dung chủ đề.
  3. c) Sản phẩm: HS tóm tắt được nội dung về nuôi dưỡng và chăm sóc động vật cảnh.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, đọc nội dung mục 1, quan sát sơ đồ tóm tắt nội dung chủ đề SGK trang 48 và thực hành: Em hãy vẽ sơ đồ tư duy tóm tắt nội dung của chủ đề nuôi dưỡng và chăm sóc động vật cảnh?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:

- HS quan sát hình, đọc thông tin SGK và thực hành vẽ sơ đồ tư duy.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ, quan sát.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:

- GV mời đại diện 1 - 2 HS trình bày về nội dung sơ đồ tóm tắt nội dung chủ đề nuôi dưỡng và chăm sóc động vật cảnh.

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:

- GV nêu nhận xét, tổng quát lại kiến thức.

1. Hệ thống hóa kiến thức

Sơ đồ tóm tắt trình bày dưới Hoạt động 1.

 

- Hệ thống hóa kiến thức:


Hoạt động 2: Câu hỏi ôn tập

  1. a) Mục tiêu: Củng cố kiến thức đã học của Chuyên đề 2. Nuôi dưỡng và chăm sóc động vật cảnh.
  2. b) Nội dung: GV yêu cầu HS hoàn thiện các câu hỏi và bài tập.
  3. c) Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV chia HS cả lớp thành 3 nhóm (6 - 8 HS/nhóm).

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi:

Nhóm 1: Tìm hiểu các câu hỏi:

+ Câu 1. Giai đoạn sau của thai kỳ, nên cho chó cái mang thai ăn theo chế độ nào?

A. Giảm số bữa ăn, tăng khối lượng thức ăn mỗi bữa

B. Tăng số bữa ăn, giảm khối lượng thức ăn mỗi bữa

C. Giữ nguyên như đầu thai kỳ

D. Tăng số bữa ăn, tăng khối lượng thức ăn mỗi bữa

+ Câu 2. Lợi ích chính của việc cho chó mang thai và chó đang nuôi con ăn thức ăn của chó

con là gì?

A. Dễ chế biến

B. Dễ tiêu hóa

C. Dễ cai sữa

D. Dễ thay đổi thức ăn

+ Câu 3. Quá trình cai sữa cho cho con là gì?

A. Cho làm quen dần với thức ăn dành cho chó con đồng thời giảm dần lượng sữa mẹ

B. Nuôi hoàn toàn bằng thức ăn dành cho chó con

C. Nuôi hoàn toàn bằng thức ăn ướt

D. Nuôi hoàn toàn bằng sữa ngoài

Nhóm 2: Tìm hiểu các câu hỏi:

+ Câu 4. Mục nào dưới đây không phải là phụ kiện khi nuôi mèo cảnh

A. Cát vệ sinh

B. Chậu tắm

C. Bát ăn uống

D. Trụ cáo móng

+ Câu 5. Mục nào dưới đây không phải là phụ kiện khi nuôi chim yến phụng?

A. Cát vệ sinh

B. Chậu tắm

C. Bát ăn uống

D. Cành đậu

+ Câu 6. Vaccine phòng bệnh nào là quan trọng nhất cần phải tiêm phòng đầy đủ cho chó, mèo cảnh? Vì sao?

Nhóm 3: Tìm hiểu các câu hỏi:

+ Câu 7. Hãy đề xuất biện pháp để đảm bảo an toàn cho người khi nuôi động vật cảnh

+ Câu 8. Hãy đề xuất biện pháp để bảo vệ môi trường khi nuôi động vật cảnh

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:

- HS nhớ lại kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:

- GV mời đại diện 4 - 5 HS trả lời câu hỏi.

- HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:

- GV nêu nhận xét, tổng quát lại kiến thức về Chuyên đề 2. Nuôi dưỡng và chăm sóc động vật cảnh.

2. Luyện tập và vận dụng

Câu 1. Đáp án B.

Câu 2. Đáp án C.

Câu 3. Đáp án A.

Câu 4. Đáp án B.

Câu 5. Đáp án A.

Câu 6.

- Vaccine phòng bệnh dại và bệnh do Parvovirus là 2 loại vaccine quan trọng nhất cần phải tiêm phòng đầy đủ cho chó, mèo cảnh.

- Lí do: bệnh dại có thể lây sang người và một số loài động vật khác; bệnh do Parvovirus lây lan nhanh, tỉ lệ mắc bệnh và tỉ lệ tử vong cao.

Câu 7.

- Con người cần có đầy đủ trang bị bảo hộ phù hợp khi tiếp xúc với động vật cảnh, nhất là khi con vật có biểu hiện bất thường.

- Tiếp cận dần dần và thận trọng đối với con vật mới hoặc con vật có bản tính hung dữ.

- Khám sức khoẻ cho con vật và xin tư vấn bác sĩ thú y định kì hoặc khi con vật có biểu hiện bất thường.

- Khi không may bị con vật tấn công (cắn, cào,...) hoặc vô tình tiếp xúc trực tiếp với chất tiết, chất thải của con vật nghi bệnh hoặc bị bệnh thì cần hỏi ý kiến bác sĩ và tuân thủ hướng dẫn (Ví dụ, khi bị chó/mèo cắn/cào hoặc vô tình tiếp xúc trực tiếp với nước dãi của con vật ốm).

- Không nuôi giữ động vật hoang dã, động vật ngoại lai trái phép, không rõ nguồn gốc làm động vật cảnh, bởi vì những động vật này có nguy cơ mang mầm bệnh mới trong đó có cả bệnh có thể lây sang người.

Câu 8.

- Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc, phòng bệnh và trị bệnh cho động vật cảnh.

- Hằng ngày làm vệ sinh (chuồng, lồng, dụng cụ,..) đúng kĩ thuật.

- Quản lí và xử lí chất thải đúng kĩ thuật.

- Không nuôi giữ động vật hoang dã, động vật ngoại lai trái phép, không rõ nguồn gốc làm động vật cảnh.

- Bởi vì những động vật này có nguy cơ mang mầm bệnh mới mà chưa có ở địa phương thậm chí ở Việt Nam.

- Hơn nữa, động vật hoang dã là một phần quan trọng của môi trường, cần được bảo vệ.

 

 

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Ôn lại kiến thức đã học.

- Đọc và tìm hiểu trước Bài 6: Giới thiệu chung về chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP.

 

 

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều: Ôn tập chuyên đề 2

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Tất cả các bài đều soạn như mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 350k/cả năm

CÁCH ĐẶT TRƯỚC: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

Từ khóa tìm kiếm:

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều, giáo án chuyên đề học tập Công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều : Ôn tập chuyên đề 2, soạn giáo án chuyên đề Công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều : Ôn tập chuyên đề 2

Bản chuẩn giáo án Chuyên đề học tập Công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay