Tải về bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Khoa học máy tính 11 bộ sách mới kết nối tri thức Bài 3: Thực hành giải toán theo kĩ thuật đệ quy. Giáo án soạn chi tiết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tòi, khám phá ra kiến thức mới, vận dụng chúng vào việc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực tin học:
- Hình thành, phát triển năng lực giải quyết vấn để với sự hỗ trợ của công nghệ thông.
tin và truyền thông; sử dụng được ngôn ngữ lập trình bậc cao, qua đó phát triển tư duy điểu khiển và tự động hoá.
- Hình thành ý thức trách nhiệm, tính cẩn thận khi làm việc nhóm, phẩm chất làm việc
chăm chỉ, chuyên cần để hoàn thành một nhiệm vụ.
- Hình thành, phát triển năng lực giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông; sử dụng được ngôn ngữ lập trình bậc cao, qua đó phát triển tư duy điểu khiển và tự động hoá.
- Hình thành ý thức trách nhiệm, tính cẩn thận khi làm việc nhóm, phẩm chất làm việc chăm chỉ, chuyên cần để hoàn thành một nhiệm vụ.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- Gợi ý để dẫn đến việc thiết kế chương trình hay hàm đệ quy. Từ ý tưởng của bạn An. GV khơi gợi HS đến ý tưởng của thiết kế đệ quy.
- Kích thích sự tò mò cho người học.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi: Khi áp dụng kĩ thuật đệ quy để giải các bài toán, theo em cần phải đặc biệt lưu ý đến điều gì?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe, suy nghĩ và đưa ra câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời HS trả lời câu hỏi.
- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương câu trả lời của HS.
- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Hôm nay, chúng ta sẽ vận dụng những kiến thức đã học về giải toán theo kĩ thuật đệ quy. - Bài 3: Thực hành giải toán theo kĩ thuật đệ quy.
Hoạt động 1: Thực hành
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập Nhiệm vụ 1 - GV nêu nhiệm vụ, hướng dẫn chung về định hướng thuật toán, HS sẽ thực hiện thiết kế chỉ tiết và lập trình cho bài toán. Chú ý công thức quan trọng nhất là công thức (2) tính giá trị số thập phân cần tính thông qua biểu diễn nhị phân bạn đầu. Từ công thúc (2) dẫn đến công thức truy hồi (3). Nhiệm vụ 2 - GV nêu nhiệm vụ tính ước chung lớn nhất của hai số nguyên không âm (không đồng thời bằng 0). Công thức quan trọng nhất để tính hàm gcd(a, b) là: 1. Nếu b = 0 thì gcd(a, 0) = a. 2. Nếu b > 0 thì gcd(a, b) = gcd(b,a mod b). Từ các công thức trên dễ dàng thiết kế được thuật toán đệ quy cho bài toán này. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS chia nhóm, thảo luận thực hiện theo các bước SGK. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả Nhiệm vụ 1, 2 - HS xung phong thực hiện các nhiệm vụ và giải thích. - GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, tổng kết, chuyển sang nội dung tiếp theo. |
1. Thực hành - Nhiệm vụ 1 - Nhiệm vụ 2 Cách tính tự nhiên Nếu a = b thì ƯCLN sẽ chính là các số này, ngược lại nếu hai số này không bằng nhau, ví dụ a > b thì chúng ta biền đổi số lớn hơn bằng cách trừ đi số kia, ví dụ đặt a = a - b. Quá trình như vậy sẽ tiếp tục và kết thúc khi a = b, chúng ta tìm được ƯCLN. Cách tính nhanh theo thuật toán Euclid 1. Nếu b = 0 thì gcd(a, 0) = a. 2. Nếu b > 0 thì gcd(a, b) = gcd(b,a mod b).
|
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, hoàn thành các bài tập:
Câu 1. Mô tả các bước tính gcd(93, 60).
Câu 2. Viết chương trình chuyển đỏi số nhị phân sang số thập phân (tương tự nhiệm vụ 1) nhưng dãy nhị phân đầu vào được cho dưới dạng một dãy (list) các số 0 và 1. Ví dụ nếu dãy đầu vào là A= [1, 1, 1, 1, 1, 1, 1] thì kết quả đầu ra là 127.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận, viết chương trình giải bài toán.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV đại diện của 1 nhóm lên bảng thực hiện trên máy và chạy thử chương trình.
- HS khác quan sát, nhận xét, sửa bài (nếu có).
Kết quả:
Câu 1:
Các bước tính gcd(93,60) như sau.
Bước 1. gcd(93,60) = gcd(60, 33)
Bước 2, gcd(60,33) = gcd(33,27)
Bước 3. gcd(33,27) = gcd(27,6)
Bước 4. gcd(27,6) = gcd(6,3)
Bước 5. gcd(6,3) = gcd(3,0) = 3
Câu 2:
Chương trình này tương tự chương trình của Nhiệm vụ 1.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, tuyên dương.
--------------- Còn tiếp ---------------
Tải giáo án chuyên đề Khoa học máy tính 11 KNTT, giáo án chuyên đề học tập Khoa học máy tính 11 Kết nối Bài 3: Thực hành giải toán theo kĩ, soạn giáo án chuyên đề Khoa học máy tính kết nối Bài 3: Thực hành giải toán theo kĩ