Tải về bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Vật lí 11 bộ sách mới kết nối tri thức CĐ 3 Bài 7: Cảm biến (P3). Giáo án soạn chi tiết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tòi, khám phá ra kiến thức mới, vận dụng chúng vào việc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Hoạt động 6. Thảo luận về hoạt động của cảm biến
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành từng nhóm và giao nhiệm vụ mỗi nhóm tìm hiểu về một loại cảm biến và ứng dụng của nó. - Lưu ý: GV có thể phân nhóm và giao nhiệm vụ trước bài học để HS có thời gian tìm hiểu ở nhà. - GV tổ chức để HS thực hiện dự án tìm hiểu về cảm biến theo các bước như trình bày trong SGK: Thực hiện dự án tìm hiểu về cảm biến theo các bước sau: Bước 1: Xác định nhiệm vụ: Tìm hiểu về phân loại và nguyên tắc hoạt động của các loại cảm biến hiện nay. Bước 2: Xác định hình thức báo cáo kết quả tìm hiểu được về các loại cảm biến, nguyên tắc hoạt động của cảm biến. Bước 3: Xây dựng kế hoạch và thời gian thực hiện việc tìm hiểu về cảm biến và nguyên tắc hoạt động của chúng. Bước 4: Thống nhất tiêu chí đánh giá dự án đảm bảo nêu được các cách phân loại cảm biến, nguyên tắc hoạt động của điện trở quang và điện trở nhiệt. Bước 5: Thực hiện theo kế hoạch đã đề ra để hoàn thành sản phẩm trong đó, nêu ứng dụng của thiết bị cảm biến và nguyên tắc hoạt động của chúng. Bước 6: Báo cáo và đánh giá dự án đã thực hiện - HS có thể phân biệt dựa vào hình dạng hoặc tính chất điện của linh kiện. + Về hình dạng: điện trở quang có một “cửa sổ quang” để cho ánh sáng chiếu vào điện cực trong khi điện trở nhiệt và các điện trở thông thường không có. + Về tính chất điện thì điện trở của điện trở quang thay đổi mạnh khi bị chiếu sáng trong khi điện trở của điện trở nhiệt lại không thay đổi theo ánh sáng. Điện trở của điện trở nhiệt thay đổi mạnh theo nhiệt độ trong khi điện trở của điện trở quang và các điện trở khác hầu như không thay đổi theo nhiệt độ. - Lưu ý: Nhiệm vụ của GV là tổ chức cho HS tranh luận, cung cấp thêm thông tin gợi ý để HS giải quyết vấn đề. - GV đưa ra nhận xét và tổng hợp vấn đề. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK, thảo luận, trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời, đưa ra ý kiến của bản thân. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, tổng kết và chuyển sang nội dung tiếp theo |
3. Sử dụng điện trở quang và điện trở nhiệt để làm cảm biến Hoạt động (SGK – tr47) Có rất nhiều cảm biến có thể ứng dụng trong thực tế như: - Nhiệt điện trở ứng dụng để đo nhiệt độ hoặc là thiết bị bật, tắt lò điện tự động. - Quang điện trở ứng dụng để đo cường độ sáng và làm công tắc bật, tắt đèn tự động,... - Cảm biến siêu âm để đo khoảng cách,...
|
Hoạt động 6. Tổng kết bài học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS nhắc lại khái niệm cảm biến và cách phân loại cảm biến; nêu nguyên tắc hoạt động của điện trở quang và diện trở nhiệt; nguyên tắc hoạt động của cảm biến ánh sáng và nhiệt độ sử dụng điện trở quang và điện trở nhiệt. - GV tổ chức để HS thực hiện mục “EM CÓ THỂ” theo nhóm ở nhà. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS ôn tập lại các kiến thức đã học về cảm biến Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày, tổng kết bài học về các nội dung: + Cảm biến và cách phân loại cảm biến + Nguyên tắc hoạt động của điện trở quang và điện trở nhiệt + Nguyên tắc hoạt động của cảm biến ánh sáng và cảm biến nhiệt độ sử dụng điện trở quang và điện trở nhiệt - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, tổng kết và chuyển sang nội dung luyện tập. |
V. TỔNG KẾT - HS trình bày lại các nội dung chính trong bài: + Cảm biến và cách phân loại cảm biến + Nguyên tắc hoạt động của điện trở quang và điện trở nhiệt + Nguyên tắc hoạt động của cảm biến ánh sáng và cảm biến nhiệt độ sử dụng điện trở quang và điện trở nhiệt
|
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV trình chiếu lần lượt các câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1: Loại cảm biến nào sau đây thuộc nhóm cảm biến sử dụng trong lĩnh lực môi trường?
Câu 2: Cảm biến độ ẩm của đất thuộc nhóm cảm biến nào sau đây:
Câu 3: Hình ảnh sau đây là loại cảm biến nào?
Câu 4: Đâu là kí hiệu của điện trở nhiệt trong mạch điện?
Câu 5: Điện trở nhiệt được chia thành mấy loại?
- GV chiếu một số bài tập tự luận củng cố thêm kiến thức cho HS về cảm biến
Câu 1. Lấy ví dụ về thiết bị cảm biến phổ biến trong cuộc sống
Câu 2. Giá trị điện trở của LDR trong hình sau thay đổi như thế nào khi cường độ ánh sáng tăng lên?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận câu hỏi, nhớ lại kiến thức đã học, tìm đáp án đúng.
Bước 3: HS báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS lần lượt đưa ra đáp án cho các bài tập trắc nghiệm:
1 - B |
2 – C |
3 - A |
4 - D |
5 - B |
* Bài tập tự luận
Câu 1.
Các thiết bị có cảm ứng phổ biến trong cuộc sống: đèn ngủ, máy lọc không khí, cảm biến khói báo cháy,...
Câu 2. Từ đồ thị ta thấy khi cường độ ánh sáng tăng lên thì giá trị điện trở giảm dần.
Bước 4: GV đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và thực hiện bài tập sau: Giả sử có nhiều linh kiện là điện trở bị mất nhãn. Trong số đó có một số linh kiện là quang điện trở, một số linh kiện là nhiệt điện trở và một số điện trở thông thường. Hãy thảo luận để đưa ra phương án nhận biết linh kiện quang điện trở và nhiệt điện trở.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận nhóm và vận dụng kiến thức đã học, kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: HS báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời:
* Phương án nhận biết linh kiện quang điện trở và nhiệt điện trở
- Nhận biết qua hình dạng: Quang điện trở bao giờ cũng được thiết kế có “cửa sổ” trong suốt để ánh sáng có thể chiếu tới điện cực và lưới nhạy quang trong khi nhiệt điện trở và các điện trở khác thì không có “cửa sổ này”.
- Nhận biết dựa vào tính chất điện:
- Các nhóm HS nhận xét, đánh giá chấm chéo dự án học tập của nhóm bạn.
Bước 4: GV đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
*Hướng dẫn về nhà
Tải giáo án chuyên đề Vật lí 11 KNTT, giáo án chuyên đề học tập Vật lí 11 Kết nối CĐ 3 Bài 7: Cảm biến (P3), soạn giáo án chuyên đề Vật lí kết nối CĐ 3 Bài 7: Cảm biến (P3)