Bài giảng điện tử hay còn gọi là giáo án điện tử powerpoint dạy thêm Ngữ văn 8 cánh diều Bài 6 TH tiếng Việt. Bài soạn dạy thêm thiết kế đặc sắc, nhiều hình ảnh, video, trò chơi hấp dẫn. Bộ giáo án có file tải về và chỉnh sửa được. Mời thầy cô tham khảo chi tiết
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC HÔM NAY!
KHỞI ĐỘNG
• Từ ngữ toàn dân là gì?
• Từ ngữ địa phương là gì?
• Biệt ngữ xã hội là gì? Chức năng?,...
BÀI 6: TRUYỆN
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: TỪ NGỮ TOÀN DÂN, TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG, BIỆT NGỮ XÃ HỘI
NỘI DUNG BÀI HỌC
01
NHẮC LẠI KIẾN THỨC VỀ TỪ NGỮ TOÀN DÂN, TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BIỆT NGỮ XÃ HỘI
LÀM VIỆC NHÓM
Cả lớp chia thành 4 nhóm, mỗi nhóm hãy thảo luận với nhau và lập bảng theo Phụ lục 1. Bảng 1 để hệ thống lại kiến thức về từ ngữ toàn dân, từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội?
PHỤ LỤC 1. BẢNG 1
a. Từ ngữ toàn dân
Khái niệm: Từ ngữ toàn dân của một ngôn ngữ là từ ngữ sử dụng rộng rãi trong các vùng miền của đất nước, ví dụ: cha, mẹ, sắn, ngô, gì, nào, sao, thế,…
Số lượng: Là khối từ ngữ cơ bản và có số lượng lớn nhất của ngôn ngữ.
Phạm vi: Lớn.
Tác dụng: Từ ngữ toàn dân không chỉ có vai trò rất quan trọng trong giao tiếp ở mọi lĩnh vực của đời sống xã hội mà còn là cơ sở cho sự thống nhất ngôn ngữ.
b. Từ ngữ địa phương
Khái niệm: Từ ngữ địa phương là những từ ngữ được sử dụng trong một vùng miền nhất định, ví dụ: thầy, u, mì, bắp, chi, răng, rứa…
Số lượng: không lớn.
Phạm vi: dùng hạn chế.
Tác dụng: Phản ánh được nét riêng của từng người, sự vật ở mỗi vùng miền nên cũng có vai trò quan trọng, nhất là đối với hoạt động giao tiếp trong sinh hoạt hàng ngày và đối với sáng tác văn chương.
c. Biệt ngữ xã hội
− Khái niệm: Biệt ngữ xã hội là những từ ngữ được dùng với nghĩa riêng trong một nhóm xã hội nhất định.
− Ví dụ: một số từ ngữ được tạo ra bằng cách nói, viết lệch chuẩn như bít (biết), rùi (rồi), pó tai (bó tay) hoặc nói tắt như ga tô (ghen ăn tức ở), chuyển nghĩa như hồng lâu mộng (mơ mộng), thậm chí “nói bồi” tiếng nước ngoài như nâu pho gâu (no four go – vô tư đi)….là những biệt ngữ đang phổ biến trong giới trẻ.
− Số lượng: lớn
− Phạm vi: Trong một nhóm xã hội nhất định.
− Tác dụng: Trong tác phẩm văn chương, lời ăn tiếng nói của nhân vật cũng có thể phản ánh biệt ngữ của nhóm xã hội mà nhân vật thuộc vào.
02 MỘT SỐ LƯU Ý KHI SỬ DỤNG TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BIỆT NGỮ XÃ HỘI
Các em hãy rút ra một số lưu ý khi sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội
Một số lưu ý khi sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội
− Không nên quá lạm dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội.
− Tùy hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp mà sử dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội sẽ tăng hiệu quả giao tiếp.
− Không phải đối tượng giao tiếp nào cũng có thể hiểu được từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.
− Sử dụng biệt ngữ xã hội trong đời sống cũng như trong tác phẩm văn chương đều cần có chừng mực để bảo đảm hiệu quả giao tiếp và giữ gìn sự trong sáng của ngôn ngữ dân tộc.
.....
=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học
Đang liên tục cập nhật...
Giáo án dạy thêm Powerpoint Ngữ văn 8 Cánh diều, Tải giáo án điện tử dạy thêm Ngữ văn 8 Cánh diều, giáo án powerpoint tăng cường Ngữ văn 8 Cánh diềuBài 6 TH tiếng Việt