[toc:ul]
a. Khai thác tài nguyên đất
- Phương thức khai thác tài nguyên đất bền vững trong sản xuất nông nghiệp:
+ Đa canh và luân canh: giúp giảm trừ được sâu bệnh, tăng độ phì của đất và giảm xói mòn đất.
+ Bảo vệ tài nguyên đất: trồng cây che phủ, bón phân hữu cơ, giảm cày xới đất, duy trì độ ẩm của đất bằng lớp phủ, giảm trừ được cỏ dại và tăng khả năng giữ nước của đất.
+ Kết hợp chăn nuôi với trồng trọt: để cây trồng cung cấp thực ăn cho vật nuôi, vật nuôi cung cấp phân hữu cơ cho cây trồng.
+ Sản xuất nông – lâm kết hợp: để cây rừng vừa bảo vệ đất, giữ nước, tạo bóng râm và nơi trú ẩn cho vật nuôi, vừa đem lại thu nhập thêm cho nông dân
b. Khai thác tài nguyên rừng
- Áp dụng các phương pháp khai thác rừng bền vững:
+ Rừng được khai thác dần trong một thời gian dài để có thể tự tái sinh tự nhiên.
+ Rừng được khai thác bằng phương pháp khai thác chọn chặt cây theo yêu cầu sử dụng và phù hợp với khả năng tái sinh tự nhiên của rừng.
c. Khai thác tài nguyên khoáng sản
- Áp dụng các biện pháp khai thác hiệu quả và bền vững tài nguyên khoáng sản:
+ Khai thác trên cơ sở đánh giá trữ lượng tài nguyên, nhu cầu sử dụng trong nước, các tác động kinh tế - xã hội và môi trường.
+ Công nghệ hiện đại được áp dụng để khai thác hiệu quả, giảm thiếu tối đa thất thoát tài nguyên và mức tổn hại môi trường.
+ Chú trọng đến việc sử dụng tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, hạn chế xuất khẩu nguyên, nhiên liệu thô hoặc sơ chế, phát triển các nguyên vật liệu thay thế và năng lượng tái tạo (từ gió, Mặt Trời).
+ Tăng cường nhập khẩu một số loại nguyên, nhiên liệu để tiết kiệm tài nguyên khoáng sản của khu vực
- Tập trung ở 3 khu vực chính:
+ Đông Bắc Hoa Kì và Đông Nam Ca-na-đa
+ Đông Nam và vẹn vịnh Mê-hi-cô của Hoa Kỳ
+ Tây Nam Hoa Kỳ
- Mỗi trung tâm kinh tế có một ngành công nghiệp quan trọng. Các trung tâm kinh tế này không chỉ đóng vài trò đầu tàu, kết nối và thức đẩy tăng trưởng kinh tế trong khu vực mà còn kết nối các trung tâm kinh tế toàn cầu.