Trắc nghiệm sinh học 11 chân trời bài 6: Hô hấp ở thực vật

Bộ câu hỏi trắc nghiệm sinh học 11 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 6: Hô hấp ở thực vật. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi

BÀI 6. HÔ HẤP Ở THỰC VẬT

  1. TRẮC NGHIỆM
  2. NHẬN BIẾT (12 câu)

Câu 1: Hô hấp ở thực vật là gì?

  1. Quá trình chuyển đổi năng lượng của tế bào sống. Trong đó, các phân tử Amylase bị phân giải đến O2và H2O, đồng thời năng lượng được giải phóng và một phần năng lượng đó được tích lũy trong ATP.
  2. Quá trình chuyển đổi năng lượng của tế bào sống. Trong đó, các phân tử cacbohidrat bị phân giải đến CO2và H2O, đồng thời năng lượng được giải phóng và một phần năng lượng đó được tích lũy trong ATP.
  3. Quá trình chuyển đổi năng lượng của tế bào sống. Trong đó, các phân tử Glutamine bị phân giải đến CO2và H2O, đồng thời năng lượng được giải phóng và một phần năng lượng đó được tích lũy trong ATP.
  4. Quá trình chuyển đổi năng lượng của tế bào sống. Trong đó, các phân tử Lysine bị phân giải đến O2và H2O, đồng thời năng lượng được giải phóng và một phần năng lượng đó được tích lũy trong ATP.

 

Câu 2: Các giai đoạn của hô hấp tế bào diễn ra theo trật tự nào?

  1. Chu trình crep → Đường phân → Chuối truyền electron hô hấp.
  2. Đường phân → Chuỗi truyền electron hô hấp→ Chu trình Crep.
  3. Chuỗi truyền electron hô hấp → Chu trình Crep → Đường phân.
  4. Đường phân → Chu trình Crep→ Chuỗi truyền electron hô hấp.

 

Câu 3: Nơi diễn ra sự hô hấp mạnh nhất ở thực vật là

  1. Rễ.       
  2. Thân.       
  3. Lá.       
  4. Quả

 

Câu 4: Chuỗi truyền electron tạo ra

  1. 32 ATP.       
  2. 38 ATP.       
  3. 36 ATP.      
  4. 34 ATP.

 

Câu 5: Giai đoạn đường phân diễn ra tại

  1. Ti thể.    
  2. Tế bào chất.    
  3. Lục lạp.    
  4. Nhân.

 

Câu 6: Quá trình lên men và hô hấp hiếu khí có giai đoạn chung là

  1. Chuỗi truyền electron.    
  2. Đường phân
  3. Chu trình Crep    
  4. Tổng hợp Axetyl - CoA.

 

Câu 7: Chu trình Crep diễn ra trong

  1. Chất nền của ti thể.    
  2. Tế bào chất.
  3. Lục lạp.    
  4. Nhân.

 

Câu 8: Nhiệt độ tối đa cho hô hấp ở trong khoảng

  1. 35oC - 40oC.       
  2. 40oC - 45oC.       
  3. 30oC - 35oC.       
  4. 45oC - 50oC.

 

Câu 9: Các nhân tố ảnh hưởng đến hô hấp ở thực vật là?

  1. Hàm lượng nước
  2. Nhiệt độ
  3. Nồng độ O2 và CO2
  4. Tất cả các ý trên

 

Câu 10: Sản phẩm của phân giải kị khí (đường phân và lên men) từ axit piruvic là?

  1. rượu etylic + CO2+ năng lượng.
  2. axit lactic + CO2+ năng lượng.
  3. rượu etylic + năng lượng.
  4. rượu etylic + CO2.

 

Câu 11: Nhiệt độ tối ưu cho hô hấp trong khoảng

  1. 25oC - 30oC.    
  2. 30oC - 35oC.    
  3. 20oC - 25oC.   
  4. 35oC - 40oC.

 

Câu 12:  Kết thúc quá trình đường phân, từ 1 phân tử glucôzơ, tế bào thu được

  1. 2 phân tử axit piruvic, 2 phân tử ATP và 2 phân tử NADH.
  2. 1 phân tử axit piruvic, 2 phân tử ATP và 2 phân tử NADH.
  3. 2 phân tử axit piruvic, 6 phân tử ATP và 2 phân tử NADH.
  4. 2 phân tử axit piruvic, 2 phân tử ATP và 4 phân tử NADH.

 

  1. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: Trong quá trình hô hấp ở thực vật, axit lactic và etylic có thể là sản phẩm của quá trình nào?

  1. Quá trình hô hấp hiếu khí.
  2. Quá trình lên men.
  3. Quá trình đường phân.
  4. Chuỗi chuyền êlectron.

 

Câu 2: Khi nói về mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp ở thực vật, phát biểu nào sau đây là không chính xác?

  1. Sản phẩm của quang hợp là nguyên liệu của hô hấp
  2. Sản phẩm của hô hấp là nguyên liệu để tổng hợp nên C6H12O6
  3. Hô hấp và quang hợp là hai quá trình phụ thuộc nhau.
  4. Thực vật chỉ cần quang hợp, còn hô hấp thì không quan trọng

 

Câu 3: Trong giai đoạn nào của con đường hô hấp hiếu khí sau đây ở thực vật, từ một phân tử glucose tạo ra được nhiều phân tử ATP nhất?

  1. Chuỗi truyền electron hô hấp
  2. Đường phân
  3. Chu trình Crep
  4. Phân giải kị khí

 

Câu 4: Khi nói về ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến quá trình hô hấp hiếu khí ở thực vật, phát biểu nào sau đây sai?

  1. Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng đến hô hấp ở thực vật.
  2. Trong điều kiện thiếu Oxy, thực vật tăng cường quá trình hô hấp hiếu khí.
  3. Nồng độ CO2 cao có thể ức chế quá trình hô hấp.
  4. Các loại hạt khô như hạt thóc, hạt ngô có cường độ hô hấp thấp.

 

Câu 5: Khi nói về vấn đề hô hấp ở thực vật, nhân tố môi trường nào sau đây không tác động đến hô hấp?

  1. Nhiệt độ.
  2. Nồng độ khí CO2.
  3. Nồng độ khí Nitơ (N2).
  4. Hàm lượng nước.

Câu 6: Kết thúc quá trình đường phân ở trong tế bào chất của tế bào thực vật, từ 1 phân tử glucôzơ, tế bào thu được?

  1. 2 phân tử axit piruvic, 2 phân tử ATP và 2 phân tử NADH.
  2. 1 phân tử axit piruvic, 2 phân tử ATP và 2 phân tử NADH.
  3. 2 phân tử axit piruvic, 6 phân tử ATP và 2 phân tử NADH
  4. 2 phân tử axit piruvic, 2 phân tử ATP và 4 phân tử NADH

 

Câu 7: Trong chu trình Kreps diễn ra trong chất nền của ti thể, mỗi phân tử axetyl – CoA được oxi hóa hoàn toàn sẽ tạo ra bao nhiêu phân tử CO2?

  1. 1 phân tử
  2. 4 phân tử
  3. 2 phân tử
  4. 3 phân tử

 

  1. VẬN DỤNG (7 câu)

Câu 1: Bao nhiêu năng lượng được giải phóng trong quá trình lên men rượu và axit lactic?

  1. Dưới 7%
  2. Trên 7%
  3. Trên 50%
  4. Trên 75%

 

Câu 2: Sơ đồ cho thấy một thí nghiệm để khảo sát sự cân bằng giữa hô hấp và quang hợp. Quá trình quang hợp và hô hấp diễn ra đồng thời ở ống nào?

  1. A
  2. B
  3. C
  4. D

 

Câu 3: Câu nào so sánh hô hấp tế bào ở thực vật và động vật là đúng?

  1. Hô hấp tế bào tạo ra năng lượng có thể sử dụng được cho cả tế bào thực vật và động vật.
  2. Hô hấp tế bào thải ra khí cacbonic trong tế bào động vật và khí ôxi trong tế bào thực vật.
  3. Tế bào động vật thực hiện hô hấp tế bào, nhưng tế bào thực vật thì không.
  4. Cả B và C đều đúng.

 

Câu 4: Để tìm hiểu quá trình hô hấp ở thực vật, Nhóm học sinh cho 1 bình đựng đầy hạt đậy kín nối với ống nghiệm có nước vôi trong. Nước vôi được sử dụng trong thí nghiệm này nhằm mục đích nào sau đây?

  1. hấp thụ nhiệt do hô hấp tỏa ra
  2. Cung cấp canxi cho hạt nảy mầm.
  3. Giúp hạt nảy mầm nhanh hơn
  4. chứng minh hô hấp ở thực vật thải CO2

 

Câu 5: Khoảng nhiệt độ nào là tối thiểu cây bắt đầu thực hiện hô hấp?

  1. (-5 0C) - (5 0C), tùy theo loại cây ở các vùng sinh thái khác nhau
  2. (0 0C) - (10 0C), tùy theo loại cây ở các vùng sinh thái khác nhau.
  3. (5 0C) - (10 0C), tùy theo loại cây ở các vùng sinh thái khác nhau
  4. (10 0C) - (20 0C), tùy theo loại cây ở các vùng sinh thái khác nhau.

 

Câu 6: Sơ đồ sau đây có các mũi tên đại diện cho các đầu vào và đầu ra của quá trình hô hấp tế bào. Chữ cái nào thể hiện rõ nhất oxy trong mô hình hô hấp tế bào?

  1. A
  2. C
  3. B
  4. Cả A và B đều đúng

 

Câu 7: Sơ đồ dưới đây cho thấy toàn bộ quá trình hô hấp tế bào. Các chất phản ứng được hiển thị ở bên trái của mũi tên và các sản phẩm được hiển thị ở bên phải. Dựa vào sơ đồ, phát biểu nào về nguyên tử trong chất phản ứng và sản phẩm là đúng?

  1. Các chất phản ứng chứa ít số nguyên tử cacbon so với các sản phẩm.
  2. Các chất phản ứng chứa nhiều nguyên tử hydro hơn các sản phẩm.
  3. Các chất phản ứng chứa ít nguyên tử oxy hơn các sản phẩm.
  4. Các chất phản ứng chứa cùng số nguyên tử cacbon với các sản phẩm.

 

  1. VẬN DỤNG CAO (4 câu)

Câu 1: Có bao nhiêu phát biểu có nội dung đúng trong số những phát biểu sau?

  1. Quá trình hấp thụ O2 và giải phóng CO2 ở ngoài sáng là quá trình phân giải kị khí.
  2. Trong hô hấp sáng, enzim cacboxilaza chuyển thành enzim ôxigenaza ôxi hóa RiDP thải CO2 xảy ra kế tiếp lần lượt ở các bào quan lục lạp thể perôxixôm.
  3. Nơi diễn ra hô hấp mạnh nhất ở thực vật là ở lá.
  4. Trong quá trình hô hấp, một lượng năng lượng dưới dạng nhiệt được giải phóng ra nhằm mục đích giúp tổng hợp các chất hữu cơ.
  5. 1
  6. 0
  7. 2
  8. 3

 

Câu 2: Để tìm hiểu về quá trình hô hấp ở thực vật, một bạn học sinh đã bố trí một thí nghiệm cho các hạt cây còn sống vào 1 bình đậy kín và được nối thông với 1 ống nghiệm đựng nước vôi trong. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1). Đổ thêm nước sôi ngập hạt mầm vào thời điểm bắt đầu thí nghiệm thì lượng kết tủa trong ống nghiệm càng nhiều.

(2). Có thể thay thế hạt nảy mầm bằng hạt khô và nước vôi trong bằng dung dịch NaOH loãng thì kết quả thí nghiệm không thay đổi.

(3). Do hoạt động hô hấp của hạt nên lượng CO2 tích luỹ trong bình ngày càng nhiều.

(4). Thí nghiệm chứng minh nước vừa là sản phẩm, vừa là nguyên liệu của hô hấp.

  1. 4
  2. 3
  3. 1
  4. 2

 

Câu 3:  Số phát biểu sai trong các phát biểu sau

  1. Ti thể có cấu tạo một lớp màng, còn lục lạp có cấu tạo hai lớp màng
  2. Hệ số hô hấp là tỉ lệ giữa phân tử CO2 thải ra và số phân tử O2 lấy vào khi hô hấp
  3. Hệ số hô hấp cho biết nguyên liệu đang hô hấp là nhóm gì qua đó có thể đánh giá tình trạng của cây. Trên cơ sở đó có thể điều chỉ các biện pháp bảo quản nông phẩm
  4. Ti thể không có các đĩa tilacoit nên không có các chuỗi chuyền electron
  5. Trong chất nền ti thể có chứa nhiều enzim cho quá trình đường phân
  6. 2
  7. 4
  8. 1
  9. 3

 

Câu 4: Số mệnh đề sai trong các mệnh đề sau

  1. Hô hấp giúp tổng hợp các chất hữu cho cây
  2. Quá trình hô hấp chỉ xảy ra trong môi trường không có O2
  3. Nước là một nhân tố cần cho hô hấp, mất nước sẽ làm giảm cường độ hô hấp
  4. Đối với những cơ quan đang ngủ của cây, tăng lượng nước thì hô hấp tăng do đó muốn hạt nảy mầm thì cần cung cấp đủ nước
  5. Khi tăng nhiệt độ thì cường độ hô hấp tăng theo đến giới hạn mà hoạt động sống của tế bào vẫn còn bình thường
  6. 4
  7. 3
  8. 1
  9. 2

 

Đáp án trắc nghiệm

Xem đáp án
Tìm kiếm google: Trắc nghiệm sinh học 11 CTST, bộ trắc nghiệm sinh học 11 chân trời sáng tạo, trắc nghiệm sinh học 11 chân trời bài 6: Hô hấp ở thực vật

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm sinh học 11 CTST


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com