Câu hỏi ôn tập Hoá học 9 CTST mới

Tải bộ câu hỏi ôn tập Khoa học tự nhiên 9 (Hoá học) Chân trời sáng tạo chương trình mới. Bộ tài liệu tổng hợp nhiều dạng bài tập, câu hỏi hay, tổng hợp kiến thức trọng tâm của bài học giúp học sinh ôn tập, nắm chắc kiến thức, đạt thành tích tốt trong học tập. Mời thầy cô và các em kéo xuống tham khảo.

CHỦ ĐỀ 8: KIM LOẠI. SỰ KHÁC NHAU CƠ BẢN GIỮA PHI KIM VÀ KIM LOẠI

BÀI 16: TÍNH CHẤT CHUNG CỦA KIM LOẠI

(17 CÂU)

1. NHẬN BIẾT (5 CÂU)

Câu 1: Nêu tính chất vật lí chung của kim loại.

Trả lời:  Kim loại có tính dẻo, tính dẫn nhiệt, dẫn điện, tính ánh kim.

 

Câu 2: Hãy kể tên một số kim loại có độ dẻo cao.

Trả lời: 

Kim loại có tính dẻo cao là: Au, Ag, Al, Cu,...

 

Câu 3: Hãy kể tên một số kim loại có tính dẫn điện tốt.

Trả lời: 

Các kim loại dẫn điện tốt nhất theo thứ tự giảm dần là: Ag, Cu, Au, Al,...

 

Câu 4: Kim loại nào nhẹ nhất (có khối lượng riêng nhỏ nhất)?

Trả lời: Kim loại nhẹ nhất là: Lithium.

 

Câu 5: Nêu hiện tượng khi thả một cây đinh sắt sạch vào dung dịch CuSO4 loãng.

Trả lời:  

Hiện tượng: Có một lớp đồng màu đỏ phủ lên đinh sắt, màu xanh của dung dịch nhạt dần.

PTHH: CuSO4 + Fe → Cu + FeSO4

 

2. THÔNG HIỂU (6 CÂU)

Câu 1: Tại sao nhôm được dùng làm vật liệu chế tạo vỏ máy bay?

Trả lời: 

Nhôm được dùng làm vật liệu chế tạo máy bay là do nhôm nhẹ, bền đối với không khí và nước được dùng làm vật liệu chế tạo máy bay, ô tô, tên lửa, tàu vũ trụ...

 

Câu 2: Tại sao kim loại được rèn, kéo sợi, dát mỏng tạo nên các đồ vật khác nhau?

Trả lời: 

Nhờ tính dẻo nên kim loại có thể rèn, kéo sợi, dát mỏng.

 

Câu 3: Tính khối lượng riêng của 1 mol đồng (nhiệt độ áp suất trong phòng thí nghiệm) có thể tích 7,2 cm3.

Trả lời:

Câu 4: Kể tên một số kim loại thường được dùng làm đồ trang sức. Giải thích.

Trả lời:  Au, Pt, Ag được dùng làm trang sức. Vì Kim loại có ánh kim rất đẹp.

 

Câu 5: Chọn cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong các câu sau:

a. Kim loại vonfram được dùng làm dây tóc bóng đèn điện là do có . . (1). . . cao.

b. Bạc vàng được dùng làm . . (2). . . vì có ánh kim rất đẹp.

c. Nhôm được dùng làm vỏ máy bay do . . (3). . . và . . (4). . .

d. Đồng và nhôm được dùng làm . . (5). . . là do dẫn điện tốt.

Trả lời:

  1. nhiệt độ nóng chảy, 
  2. đồ trang sức, 
  3. nhẹ 
  4. bền
  5. dây điện.

 

Câu 6: Kim loại X là kim loại cứng nhất, được sử dụng để mạ các dụng cụ kim loại, chế tạo các loại thép chống gỉ, không gỉ…Xác định kim loại X.

Trả lời:

Kim loại X là Chromium.

 

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Hoàn thành các phương trình hóa học sau:

  1. Al +  O2   → ………………………………..
  2. Fe +   Cl2  → ………………………………..
  3. Ba +   H2O  → ………………………………
  4. Mg  +  HCl  → ………………………………
  5. Mg +  CuSO4  → ……………………………

Trả lời:

  1. 4Al +  3O2   → 2Al2O3
  2. 2Fe +   3Cl2  → 2FeCl3
  3. 2Ba +   2H2O  → 2Ba(OH)2 + H2
  4. Mg  +  2HCl  → MgCl2 + H2
  5. Mg +  CuSO4  → MgSO4 +  Cu

 

Câu 2: Hỗn hợp bột gồm Fe, Cu, Ag, Al. Dùng hóa chất duy nhất để tách riêng Ag sao cho khối lượng không đổi.

Trả lời:

Dùng dd Fe(NO3)3 sẽ tinh chế được Ag mà không làm thay đổi khối lượng của chúng

2Fe(NO3)3 + Fe → 3Fe(NO3)2

2Fe(NO3)3 + Cu → 2Fe(NO3)2 + Cu(NO3)2

3Fe(NO3)3 + Al → Al(NO3)3 + 3Fe(NO3)2

 

Câu 3: Cho 22,4g Fe tác dụng vừa đủ với 200g dung dịch H2SO4 loãng. 

  1. Viết phương trình hóa học minh họa.
  2. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch acid đã phản ứng.

Trả lời:

  1. PTHH:         Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2
  2. nFe = 22,4 : 56 = 0,4 (mol)

Theo PTHH: nacid = nFe = 0,4 mol

macid = 0,4.98 = 39,2 (gam)

C%acid =

 

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Ngâm sắt dư trong 200ml dung dịch CuSO4 1M. Sau khi phản ứng kết thúc, lọc kết tủa chất rắn A và dung dịch B.

a. Cho A tác dụng với dung dịch HCl dư. Tính khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng.

b. Tính thể tích dung dịch NaOH 1M vừa đủ để kết tủa hoàn toàn dung dịch B. 

Trả lời:

Phương trình hóa học:

Fe  + CuSO4 → FeSO4+ Cu

Cu + HCl → không phản ứng

Khối lượng chất rắn cần tính sau phản ứng là Cu

nCuSO4 = 0,2 .1 = 0,2 (mol)

Theo phương trình hóa học: nCu= nCuSO4 = 0,2 mol

⇒ mCu =0,2 .64 = 12,8(g)

b) Phương trình hóa học:

FeSO4 + 2NaOH → Fe(OH)2 + Na2SO4

Theo phần a) ta có:

nFeSO4 = nCuSO4= 0,2 mol

Theo phương trình: nNaOH = 2nFeSO4 = 0,2.2=0,4 (mol)

⇒ Vdd NaOH= 0,4/1=0,4 lít

 

Câu 2: Cho 78 gam một kim loại A tác dụng với khí clo dư tạo thành 149 g muối. Hãy xác định kim loại A, biết rằng A có hóa trị I.

Trả lời:

2A + Cl2→ 2ACl ( vì A hóa trị I => ACl)

2      1       2 ( mol)

Ta có: nA = nACl

78/A  = 149/(A+35,51)  (vì ACl = A + Cl = A + 35,5)

=> A = 39 (g/mol)

=> A là Potassium (K)

 

Tìm kiếm google: Câu hỏi ôn tập hoá học 9 chân trời sáng tạo, tự luận khoa học tự nhiên 9 Hoá học chân trời sáng tạo, bài tập tự luận hoá học 9 ctst

Xem thêm các môn học

Giải hóa học 9 CTST mới


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com