A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (4 CÂU)
Câu 1: Điền vào dấu ba chấm (…) trong đoạn thông tin dưới đây:
……(1) làm quay………… (2) của máy phát điện. Khi cánh quạt chuyển động, máy phát điện gió sẽ tạo ra………… (3).
A. (1) – Gió, (2) – cánh quạt, (3) – điện.
- B. (1) – Cánh quạt, (2) – điện, (3) – gió.
- C. (1) – Điện, (2) – gió, (3) – cánh quạt.
- D. (1) – Mặt trời, (2) – gió, (3) – năng lượng.
Câu 2: Máy phát điện gió được dùng để làm gì?
- A. Dùng để làm quay động cơ.
B. Dùng để biến đổi năng lượng gió thành năng lượng điện.
- C. Dùng để biến đổi năng lượng mặt trời thành năng lượng điện.
- D. Dùng để biến đổi năng lượng nước thành năng lượng điện.
Câu 3: Nguồn năng lượng gió có đặc điểm gì?
- A. Hiếm hoi, rất khó tìm kiếm.
- B. Không tái tạo, nếu khai thác bừa bãi sẽ cạn kiệt.
C. Sạch, mạnh, có sẵn trong tự nhiên và không giới hạn.
- D. Sạch, có sẵn trong tự nhiên nhưng yếu, không hiệu quả trong việc tạo ra điện năng.
Câu 4: Quá trình tạo ra điện từ gió có đặc điểm gì?
- A. Tạo ra rất nhiều bụi mịn, ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
- B. Tốn kém, cần nhiều chi phí để duy trì.
- C. Tác động xấu đến môi trường sống của các loài động vật sống gần khu vực đó.
D. Không tạo ra bất cứ loại khí thải nào, giúp giảm ô nhiễm môi trường.
2. THÔNG HIỂU (2 CÂU)
Câu 1: Đâu không phải bộ phận chính của môt hình máy phát điện gió?
- A. Máy phát điện cánh quạt.
- C. Khung giá đỡ.
B. Công tắc điện.
- D. Dây dẫn điện và thiết bị tiêu thụ điện.
Câu 2: Khi kiểm tra hoạt động của mô hình, cần chú ý quan sát điều gì?
A. Quan sát các trạng thái của đèn LED tương ứng với sự thay đổi của tốc độ gió.
- B. Quan sát các trạng thái của đèn LED chậm hơn với sự thay đổi của tốc độ gió.
- C. Quan sát các trạng thái của đèn LED nhanh hơn với sự thay đổi của tốc độ gió.
- D. Quan sát các trạng thái của đèn LED tương ứng với sự thay đổi của hướng gió.
3. VẬN DỤNG (4 CÂU)
Câu 1: Khi lắp ráp mô hình máy phát điện gió, đâu là điều chúng ta cần lưu ý?
- A. Cần sự hướng dẫn của chuyên gia kĩ thuật điện.
- B. Sử dụng dụng cụ hiện đại, tân tiến, nhiều chức năng.
C. Sử dụng dụng cụ lắp ghép an toàn, các mối ghép chắc chắn.
- D. Cần nắm vững các lý thuyết về kĩ thuật điện.
Câu 2: Nhược điểm của việc sử dụng năng lượng gió là gì?
A. Việc sản xuất và lắp đặt các máy phát điện gió tốn rất nhiều chi phí và công sức.
- B. Năng lượng gió không ổn định, cần đến sự tác động của con người.
- C. Năng lượng gió rất đắt, mọi người khó có thể tiếp cận và sử dụng nguồn năng lượng này trong sinh hoạt hàng ngày.
- D. Năng lượng gió tạo ra rất ít điện năng, chủ yếu là công suất nhỏ và khá yếu.
Câu 3: Đâu không phải ưu điểm của nguồn năng lượng gió?
- A. Là nguồn năng lượng vô tận và không cạn kiệt, xuất hiện ở mọi quốc gia và vùng lãnh thổ.
B. Là nguồn năng lượng quý giá, đem lại giá trị kinh tế cao nhất.
- C. Sạch, không chứa các chất độc hại nên không gây ô nhiễm không khí.
- D. Không cần phụ thuộc vào nguồn cung cấp, vì luôn xuất hiện trong bầu khí quyển.
Câu 4: Đâu là nhược điểm của nguồn năng lượng gió?
- A. Gây ô nhiễm môi trường, cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên.
B. Sức gió không ổn định cũng là một trong các nhược điểm của năng lượng gió, dễ dao động, thay đổi cường độ, hướng gió.
- C. Gây ô nhiễm không khí, chi phí lắp đặt lớn, tốn kém hơn các nguồn năng lượng khác.
- D. Thu hẹp phạm vi sinh sống của nhiều loài động vật hoang dã.
4. VẬN DỤNG CAO (3 CÂU)
Câu 1: Ai là người tạo ra hệ thống phát điện bằng sức gió đầu tiên trên thế giới?
A. James Blyth.
- C. Albert Einstein
- B. Charles Francis Brush.
- D. Robert Oppenheimer.
Câu 2: Các nhà khoa học Mĩ đã lấy cảm hứng từ điều gì để có thể thiết kế các máy phát điện gió với khả năng chống bão?
- A. Cảm hứng sinh học từ những cây phong ba.
B. Cảm hứng sinh học từ những cây cọ.
- C. Cảm hứng từ những chiếc cối xay gió của thời trung cổ.
- D. Cảm hứng từ nhưng ngọn hải đăng ngoài biển khơi.
Câu 3: Đâu là nơi có cánh đồng điện gió ở Việt Nam?
- A. Hà Nội.
C. Ninh Thuận.
- B. Hải Phòng.
- D. Cần Thơ.