1. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT
Câu 1: Đường kính gốc ghép khoảng
- A. 3 - 4 cm.
- B. 2 - 3 cm.
C. 1 - 2 cm.
- D. 1 - 3 cm.
Câu 2: Khi chăm sóc cây ghép hời gian cắt bỏ dây nylon thường là
- A. 1 tuần sau khi ghép.
- B. 2 tuần sau khi ghép.
C. 3 tuần sau khi ghép.
- D. 4 tuần sau khi ghép.
Câu 3: Yêu cầu kỹ thuật khi cắt đoạn cành ghép là gì?
A. Đoạn cành ghép dài khoảng 7 - 10 cm có nhiều hơn hai mắt ngủ.
- B. Đoạn cành ghép dài khoảng 5 - 7 cm có nhiều hơn ba mắt ngủ.
- C. Đoạn cành ghép dài khoảng 7 - 10 cm có nhiều hơn ba mắt ngủ.
- D. Đoạn cành ghép dài khoảng 7 - 10 cm có nhiều hơn năm mắt ngủ.
Câu 4: Tiêu chí đánh giá sản phẩm ghép là
- A. vết ghép được để hở dễ quan sát.
B. cành ghép được buộc hoặc bao kín.
- C. gốc thép có nhiều nhất một bên có vỏ.
- D. cành ghép mọc 3 đến 4 đợt lộc.
Câu 5: Nhân giống vô tính cây ăn quả là
- A. quá trình tạo cây mới từ cơ quan sinh sản hoặc tế bào của cây mẹ.
- B. quá trình tạo cây mới từ cơ quan sinh dưỡng hoặc tế bào của cây mẹ.
C. quá trình tạo cây mới từ cơ quan sinh dưỡng hoặc mô của cây mẹ.
- D. quá trình tạo cây mới từ cơ quan sinh sản hoặc mô của cây mẹ.
Câu 6: Phương pháp chiết cây là
- A. phương pháp tạo cây mới bằng cách gắn mắt, chồi, đoạn cành của cây cần nhân giống lên gốc cây khác.
- B. phương pháp tạo cây mới từ một đoạn cành đã cắt rời khỏi cây mẹ.
C. phương pháp tạo cây mới từ đoạn cành vẫn còn gắn trên thân cây mẹ.
- D. phương pháp sử dụng mô của cây mẹ để nhân giống vô tính trong phòng thí nghiệm.
Câu 7: Phương pháp ghép cây là
A. phương pháp tạo cây mới bằng cách gắn mắt, chồi, đoạn cành của cây cần nhân giống lên gốc cây khác.
- B. phương pháp tạo cây mới từ một đoạn cành đã cắt rời khỏi cây mẹ.
- C. phương pháp tạo cây mới từ đoạn cành vẫn còn gắn trên thân cây mẹ.
- D. phương pháp sử dụng mô của cây mẹ để nhân giống vô tính trong phòng thí nghiệm.
Câu 8: Phương pháp giâm cành là
- A. phương pháp tạo cây mới bằng cách gắn mắt, chồi, đoạn cành của cây cần nhân giống lên gốc cây khác.
B. phương pháp tạo cây mới từ một đoạn cành đã cắt rời khỏi cây mẹ.
- C. phương pháp tạo cây mới từ đoạn cành vẫn còn gắn trên thân cây mẹ.
- D. phương pháp sử dụng mô của cây mẹ để nhân giống vô tính trong phòng thí nghiệm.
Câu 9: Thời vụ ghép cành ở miền Nam là
- A. mùa Xuân.
- B. mùa Hạ.
- C. mùa Thu.
D. quanh năm.
Câu 10: Miền bắc không nên thực hiện ghép cành vào mùa nào?
- A. Mùa Xuân.
- B. Mùa Hạ.
- C. Mùa Thu.
D. Mùa Đông.
2. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THÔNG HIỂU
Câu 1: Phương pháp ghép cành thường áp dụng cho những loại cây nào?
- A. Cây họ đậu: đậu tương, đậu đen, đậu đỏ,...
- B. Cây quả có vỏ cứng: cây dừa,...
- C. Cây thân mềm: chuối, dâu tây,...
D. Cây ăn quả có múi như xoài, nhãn,...
Câu 2: Yêu cầu kỹ thuật khi trẻ gốc ghép?
- A. Chẻ gốc ghép vát một bên sâu khoảng 3 cm.
- B. Chẻ gốc ghép vát một bên sâu khoảng 5 cm.
C. Chẻ gốc ghép theo chiều thẳng đứng sâu khoảng 3 cm.
- D. Chẻ gốc ghép theo chiều thẳng đứng sâu khoảng 5 cm.
Câu 3: Khi tắt ngọn của cây gốc ghép ở vị trí cách mặt đất bao nhiêu cm?
- A. 10 – 15 cm.
B. 30 – 40 cm.
- C. 10cm.
- D. 15cm.
Câu 4: Sắp xếp thứ tự các bước tiến hành ghép cành:
- Chăm sóc cây ghép.
- Nối gốc và cành ghép.
- Chọn cành ghép.
- Cắt đoạn cành ghép.
- Buộc cành ghép.
- Cắt và chẻ gốc ghép.
- A. 3 - 5 - 4 - 2 - 6 - 1.
- B. 3 - 1 - 4 - 2 - 5 - 6.
- C. 3 - 5 - 2 - 6 - 4 - 1.
D. 3 - 6 - 4 - 2 - 5 - 1.
Câu 5: Cây thanh long thường áp dụng phương pháp nhân giống vô tính nào?
A. Giâm cành.
- B. Chiết cành.
- C. Nuôi cấy mô tế bào.
- D. Ghép cành.
3. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG
Câu 1: “Tuân thủ nghiêm kỷ luật lao động, làm việc tập trung không sử dụng dụng cụ cho mục đích khác” thuộc tiêu chí đánh giá nào?
- A. Tiêu chí đánh giá sản phẩm.
B. Tiêu chí đánh giá về an toàn lao động.
- C. Tiêu chí đánh giá về bảo vệ môi trường.
- D. Tiêu chí đánh giá thực hiện quy trình.
Câu 2: Các lưu ý khi chọn cành ghép:
- Cành ghép là cành non.
- Nên chọn cành ghép có nhiều hoa, lá.
- Cành ghép là cành thành thục có lá màu xanh đậm.
- Cành ghép là cành có lộc non.
- Không nên chọn cành nhiễm sâu, bệnh hại.
Số ý đúng là
A. 2.
- B. 3.
- C. 4.
- D. 5.
Câu 3: “Các đoạn dây nylon thừa hoặc đã dùng để buộc vết ghép cần thu gom về nơi quy định để xử lý” thuộc tiêu chí đánh giá nào?
- A. Tiêu chí đánh giá sản phẩm.
- B. Tiêu chí đánh giá về an toàn lao động.
C. Tiêu chí đánh giá về bảo vệ môi trường.
- D. Tiêu chí đánh giá thực hiện quy trình.
4. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG CAO
Câu 1: Khi ghép đoạn cành, sau thời gian bao lâu thì kiểm tra gốc ghép?
- A. 20 ngày.
- B. 30 ngày.
- C. 35 ngày.
D. 30 – 35 ngày.
Câu 2: Tại sao không phun ướt cây ngay sau khi ghép?
- A. Để cho gốc ghép không bị rơi ra.
- B. Để đỡ mất chất dinh dưỡng.
- C. Để không hỏng nylon.
D. Để tránh nước vào vết ghép.