1. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT
Câu 1: Giâm cành là
- A. phương pháp nhân giống cây bằng cách kích thích cho cành ra rễ trên cây mẹ.
B. phương pháp tạo cây con từ đoạn cành hoặc đoạn rễ đã cắt rời khỏi cây mẹ.
- C. phương pháp dùng một bộ phận sinh dưỡng của một cây ghép vào một cây khác.
- D. quá trình tách rời một bộ phận của cây mẹ, nuôi trong môi trường dinh dưỡng phù hợp.
Câu 2: Nhân giống cây ăn quả bằng phương pháp chiết, trộn hỗn hợp bó bầu có độ ẩm là
A. 70 - 80%.
- B. 40 - 50%.
- C. 60 - 70%.
- D. 80 - 90%.
Câu 3: Ghép cành là
- A. phương pháp nhân giống cây bằng cách kích thích cho cành ra rễ trên cây mẹ.
- B. phương pháp tạo cây con từ đoạn cành hoặc đoạn rễ đã cắt rời khỏi cây mẹ.
C. phương pháp dùng một bộ phận sinh dưỡng của một cây ghép vào một cây khác.
- D. quá trình tách rời một bộ phận của cây mẹ, nuôi trong môi trường dinh dưỡng phù hợp.
Câu 4: Sau bao nhiêu ngày thì có thể tiến hành cắt cành chiết nếu đạt tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm?
- A. 65 - 70 ngày.
- B. 10 - 20 ngày.
C. 30 - 60 ngày.
- D. 55 - 70 ngày.
Câu 5: Thời vụ giâm cành thích hợp ở miền Bắc là
A. vụ Xuân và vụ Thu.
- B. vụ Hạ và vụ Thu.
- C. vụ Thu.
- D. vụ Đông và vụ Xuân
Câu 6: Nhược điểm của phương pháp chiết cành là
- A. phức tạp khó thực hiện.
- B. hệ số nhân giống tương đối thấp.
- C. bộ rễ phát triển tốt hơn cây nhân giống từ hạt.
D. cây giống dễ bị nhiễm bệnh từ cây mẹ.
2. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THÔNG HIỂU
Câu 7: Thứ tự các bước tiến hành ghép cành là
- A. Ghép mắt → Lấy mắt ghép → Chọn vị trí ghép và tạo miệng ghép → Chăm sóc cây ghép.
B. Lấy mắt ghép → Chọn vị trí ghép và tạo miệng ghép → Ghép mắt → Chăm sóc cây ghép.
- C. Chọn vị trí ghép và tạo miệng ghép → Lấy mắt ghép → Ghép mắt → Chăm sóc cây ghép.
- D. Lấy mắt ghép → Chọn vị trí ghép và tạo miệng ghép → Chăm sóc cây ghép → Ghép mắt.
Câu 8: Giống cây thường sử dụng phương pháp giâm cành là
- A. Vải
B. Thanh long.
- C. Sầu riêng.
- D. Táo.
Câu 9: Ghép cành có mấy loại?
- A. 1
- B. 2
C. 3
- D. 4
Câu 10: Ghép cành nào sau đây không phù hợp với cây ăn quả?
- A. Ghép chẻ
- B. Ghép nêm
- C. Ghép mắt
- D. Ghép chữ X
Câu 11: Giống cây thường sử dụng phương pháp chiết cành là
A. Bưởi.
- B. Thanh long.
- C. Chuối.
- D. Dâu tây.
3. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG
Câu 12: Khi giâm cành, chúng ta không nên chọn địa điểm như thế nào?
- A. Nơi thoáng mát.
- B. Nơi có giàn che mưa, nắng.
- C. Nền nhà giâm chia thành các luống được rải lớp cát sạch hoặc lớp đất dày, đảm bảo tơi xốp, ẩm
D. Nơi có ánh sáng trực tiếp với cường độ cao.
Câu 13: Đâu không phải là ưu điểm của phương pháp ghép?
- A. Có khả năng thích ứng cao.
- B. Có bộ rễ khỏe mạnh.
- C. Có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt.
D. Đơn giản, dễ thực hiện.
Câu 14: Yêu cầu của kích thước bầu là
- A. kích thước lớn.
- B. kích thước nhỏ.
- C. kích thước trung bình.
D. tùy loại cây.
Câu 15: Yêu cầu kỹ thuật khi cắt đoạn cành giâm là gì?
A. Cắt vát cành giâm thành từng đoạn 5 đến 10 cm.
- B. Cắt thẳng cành giâm thành từng đoạn 2 đến 7 cm.
- C. Cắt vát cành giâm thành từng đoạn 5 đến 10 cm.
- D. Cắt thẳng cành giâm thành từng đoạn 2 đến 7 cm.
Câu 16: Mục đích của việc dùng tấm nylon sinh học hoặc giá thể và buộc cố định bằng dây mềm kín hai đầu cành chiết là gì?
- A. Để tránh sâu bọ.
- B. Để tránh mất chất dinh dưỡng.
C. Để giữ ẩm.
- D. Để giữ ấm.
4. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG CAO
Câu 17: Em hãy chỉ ra phương pháp giâm cành có trong Hình 3.3
- A. Hình 3.3a, 3.3b, 3.3d,3.3g
B. Hình 3.3a, 3.3b, 3.3e
- C. Hình 3.3a, 3.3b, 3.3c, 3.3e
- D. Hình 3.3a, 3.3b, 3.3c
Câu 18: Tại sao phải cắt bớt phiến lá trước khi giâm cành?
- A. Tăng khả năng hút nước của cành giâm.
- B. Tăng lực (áp lực) khi cắm cành giâm.
C. Giảm sự thoát hơi nước của cành giâm.
- D. Giảm quá trình quang hợp của cành giâm.
Câu 19: Những yếu tố đảm bảo giâm cành thành công: Giâm cành đúng thao tác và đúng kĩ thuật:
- A. Chọn cành bánh tẻ (không quá non, không quá già), khỏe mạnh, không bị sâu bệnh. Cắt vát cành giâm thành từng đoạn khoảng 7 - 10 cm, mỗi đoạn có từ 3 đến 5 lá, cắt bớt phiến lá. Nhúng gốc cành giâm vào dung dịch thuốc kích thích ra rễ, ngập từ 1 đến 2 cm, trong khoảng 30 giây. Cắm cành giâm xuống đất hơi chếch, cắm sâu từ 3 đến 5 cm.
- B. Chọn cành bánh tẻ non, khỏe mạnh, không bị sâu bệnh. Cắt vát cành giâm thành từng đoạn khoảng 10 - 15 cm, mỗi đoạn có từ 5 đến 6 lá, cắt bớt phiến lá. Nhúng gốc cành giâm vào dung dịch thuốc kích thích ra rễ, ngập từ 2 đến 3 cm, trong khoảng 15 giây. Cắm cành giâm xuống đất hơi chếch, cắm sâu từ 1 đến 2 cm
C. Chọn cành bánh tẻ (không quá non, không quá già), khỏe mạnh, không bị sâu bệnh. Cắt vát cành giâm thành từng đoạn khoảng 7- 10 cm, mỗi đoạn có từ 2 đến 4 lá, cắt bớt phiến lá. Nhúng gốc cành giâm vào dung dịch thuốc kích thích ra rễ, ngập từ 1 đến 2 cm, trong khoảng 5 - 10 giây. Cắm cành giâm xuống đất hơi chếch, cắm sâu từ 3 đến 5 cm.
- D. Chọn cành bánh tẻ non, khỏe mạnh, không bị sâu bệnh. Cắt vát cành giâm thành từng đoạn khoảng 5- 7 cm, mỗi đoạn có từ 5 đến 6 lá, cắt bớt phiến lá. Nhúng gốc cành giâm vào dung dịch thuốc kích thích ra rễ, ngập từ 2 đến 3 cm, trong khoảng 30 giây. Cắm cành giâm xuống đất hơi chếch, cắm sâu từ 1 đến 2 cm.
Câu 20: Tại sao không phun ướt cây ngay sau khi ghép?
- A. Để cho gốc ghép không bị rơi ra.
- B. Để đỡ mất chất dinh dưỡng.
- C. Để không hỏng nylon.
D. Để tránh nước vào vết ghép.