A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (3 CÂU)
Câu 1: Xâm hại trẻ em là:
- A. Một hành vi tiềm ẩn nhiều rủ ro.
- B. Một hành vi không đáng lên án.
- C. Một hành vi thường xảy ra trong gia đình.
- D. Một hành vi đặc biệt nguy hiểm.
Câu 2: Những trẻ em bị xâm hại thường bị tổn hại như thế nào?
- A. Tổn hại nghiêm trọng về sức khỏe, tâm lí, thậm chí thiệt mạng.
- B. Ảnh hưởng tới ngoại hình.
- C. Ảnh hưởng tới sức khỏe và ngoại hình.
- D. Ảnh hưởng tới tâm lí cả cha và mẹ.
Câu 3: Các vụ xâm hại thân thể nghiêm trọng có thể:
- A. Dẫn đến sợ hãi khi gặp người lạ.
- B. Dẫn đến mất cân bằng cảm xúc.
- C. Dẫn tới khuyết tật, tử vong.
- D. Dẫn đến chứng sợ đám đông.
2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)
Câu 1: Theo em, vì sao phải phòng tránh xâm hại?
- A. Vì để tạo điều kiện cho trẻ em phát triển lành mạnh, hạnh phúc.
- B. Vì để trở thành một quốc gia hạnh phúc nhất thế giới.
- C. Vì để xã hội trở nên công bằng, bình đẳng.
- D. Vì để trẻ em có thể học tập trong môi trường lành mạnh.
Câu 2: Em không đồng tình với ý kiến nào sau đây?
- A. Xâm hại trẻ em đểv lại những tổn thương thể chất và tinh thần nặng nề.
- B. Phòng, tránh xâm hại tạo điều kiện cho trẻ em phát triển lành mạnh, hạnh phúc.
- C. Mọi trẻ em đều có quyền được bảo vệ khỏi các hình thức xâm hại.
- D. Chỉ người lạ mới xâm hại trẻ em.
Câu 3: Nội dung nào sau đây không đúng về xâm hại trẻ em?
- A. Là một hành vi đặc biệt nguy hiểm.
- B. Các nạn nhân bị xâm hại chỉ chịu ảnh hưởng một thời gian ngắn.
- C. Xâm hại trẻ em không chỉ gây đau đớn cho nạn nhân mà còn cả gia đình và xã hội.
- D. Các vụ xâm hại thân thể nghiêm trọng có thể dẫn đến khuyết tật, tử vong.
Câu 4: Đâu không phải là biểu hiện của xâm hại?
- A. Tín thường bị anh hàng xóm dọa nạt.
- B. Trong rạp chiếu phim, một người ngồi cạnh đặt tay lên đùi và áp sát vào cơ thể bé Na.
- C. Bố mẹ và người thân vui mừng ôm chầm lấy Lan để chúc mừng em vừa đaotj giải cuộc thi múa ở trường.
- D. Bin bị người lạ lấy ảnh cá nhân của mình chỉnh sửa và bêu xấu ở nhiều trang mạng xã hội.
Câu 5: Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của xâm hại?
- A. Bác hàng xóm bế Nam vào viện khi bạn ngã cầu thang.
- B. Chú hàng xóm cố tình vuốt má, sờ vào người Hoa mỗi khi gặp khiến bạn cảm thấy không thoải mái.
- C. Bác sĩ bảo An cởi áo để khám ngữ khi có cả mẹ bạn ở đó.
- D. Bố mẹ vui mừng ôm lấy Lan khi bạn đạt được học sinh giỏi môn Hóa cấp tỉnh.
3. VẬN DỤNG (3 CÂU)
Câu 1: Em chọn cách ứng phó nào dưới đây nếu gặp nguy cơ bị xâm hại?
- A. Chịu đựng.
- B. Run sợ, khóc lóc.
- C. Nói với người xâm hại rằng sẽ mách bố mẹ.
- D. Gọi cho Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111.
Câu 2: Em sẽ làm gì trong tình huống sau?
Thanh thường bị một nhóm bạn trong lớp trêu chọc, bàn tán về ngoại hình. Mỗi lần thấy Thanh, mấy bạn đó lại cười cợt chê bai.
- A. Giấu kĩ chuyện Thanh bị các bạn trêu chọc.
- B. Bảo các bạn không được làm vậy và sẽ báo lên thầy cô giáo.
- C. Mặc kệ, không quan tâm vì không phải chuyện của mình.
- D. An ủi Thanh nhưng không bảo thầy cô.
Câu 3: Hình ảnh nào sau đây không phải là biểu hiện của xâm hại trẻ em?
Hình 1 Hình 2 Hình 3 Hình 4
- A. Hình 1.
- B. Hình 2.
- C. Hình 3.
- D. Hình 4.
Câu 1: Các bộ phận riêng tư mà không có ai có quyền chạm vào là:
- A. Mặt, mũi, tóc.
- B. Tay, chân, miệng.
- C. Ngực mông, khu vực mặt trước đồ lót.
- D. Má, cổ, đầu, mắt.
Câu 2: Chúng ta nên làm gì khi ở nhà một mình?
- A. Khóa cửa cẩn thận, không cho người lạ vào.
- B. Khóa cửa cẩn thận, có thể cho bạn của ba mẹ vào.
- C. Không khóa cửa, chyạ sang nhà bạn chơi.
- D. Ai cũng có thể vào nhà.